Đối với ngành nông nghiệp, phân bón là một thành phần không thể thiếu. Dù trồng bất kỳ loại cây gì, cây ăn quả, cây lương thực, cây cho gỗ,… cũng đều cần tới phân bón. Vậy phân bón có tác dụng gì? Tại sao phân bón lại quan trọng tới vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Phân bón là gì? Phân bón có tác dụng gì trong nông nghiệp?
Contents
1. Phân bón là gì?
Đối với những người nông dân thì phân bón đã quá quen thuộc đối với họ. Đây chính là một chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, giúp cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
Phân bón có rất nhiều loại nhưng chủ yếu dựa vào nguồn gốc tạo thành mà được chia là 2 loại chính:
- Phân bón hữu cơ: Được tạo ra từ các chất hữu cơ, vi sinh, thực vật, động vật,… Trong phân bón hữu cơ lại có nhiều loại khác nhau, ví dụ phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh
- Phân bón vô cơ: Chỉ những loại phân bón được tạo nên từ các loại khoáng chất, sản phẩm hóa học hay vô cơ tự nhiên. Tương tự phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ cũng có nhiều loại như phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp và phân bón đơn
Bên cạnh đó, người ta còn dựa vào các bón, nguồn gốc,… để phân chia các loại phân bón. Cụ thể:
- Nguyên tố dinh dưỡng: Phân bón đa lượng, phân bón trung lượng, phân bón vi lượng
- Cách bón: Phân bón rễ, phân bón lá
- Trạng thái vật lý: Phân bón dạng rắn, phân bón dạng lỏng
- Nguồn gốc, cách tạo: Phân bón công nghiệp, phân bón vi sinh, phân bón tự nhiên
- Thành phần: Phân bón đơn, phân bón hỗn hợp
2. Phân bón có tác dụng gì?
Vậy phân bón có tác dụng gì? Tại sao lại được sử dụng phổ biến tới như vậy? Nếu không có phân bón thì cây trồng sẽ như thế nào? Đây là câu hỏi được không ít người đặt ra.
Cây phát triển có tốt hay không, cho năng suất, chất lượng nông sản như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như cây giống, đất đai, nước, thời tiết,… và cả phân bón. Cụ thể, phân bón có những tác dụng sau:
2.1. Đối với sự sinh trưởng của cây trồng
Ngoài dinh dưỡng từ đất thì phân bón chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng khác cho cây trồng. Nhờ việc bón phân hợp lý, cân đối mà cây trồng sẽ có đủ dưỡng chất để phát triển, đẻ nhánh, ra hoa và đầu quả.
Ngoài ra, nhờ có phân bón mà bộ rễ của cây cũng được kích thích phát triển để ăn sâu xuống lòng đất, từ đó tránh được tình trạng bị ngã đổ, bật gốc khi mưa bão và tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh hại.
Tìm hiểu thêm: Top 9 nhà hàng quận 2 nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua
Mặt khác, phân bón cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới hệ sinh thái nông nghiệp. Phân bón hỗ trợ cho quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất,… tốt hơn để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ, giúp phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
Khi cây trồng không được bón phân hoặc bón ít phân sẽ dẫn tới phát triển kém, cây còi cọc, ra cành, nhánh, lá ít, đậu hoa, đậu trái kém, thậm chí là không thể đậu hoa, đậu trái và dễ bị sâu bệnh tấn công.
2.2. Đối với năng suất cây trồng
Bạn thắc mắc phân bón có tác dụng gì? Câu trả lời là phân bón có thể tăng năng suất cây trồng. Khi cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh sẽ tạo tiền đề cho một mùa màng bội thu. Vì vậy, khi trồng trọt bạn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây và bón loại phân, hàm lượng hợp lý, đúng thời điểm.
Bón phân sai loại, quá nhiều hay quá ít và không đúng thời điểm đều có thể làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Nhất là tới giai đoạn trước khi cây ra hoa, tạo quả thì việc bón phân lại càng quan trọng hơn.
Bón phân vào trước khi cây ra hoa sẽ giúp cây ra hoa nhiều, đồng loạt, tăng khả năng đậu quả. Tới giai đoạn nuôi trái cần bón phân để cây có đủ dinh dưỡng nuôi quả, giúp quả to, đồng đều, nặng ký.
2.3. Đối với chất lượng nông sản
Chất lượng nông sản như thế nào cũng quyết định bởi phân bón. Vì vậy, đây chính là câu trả lời cho những ai thắc mắc phân bón có tác dụng gì. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của nông sản và phân bón là một trong số đó.
Để đánh giá chất lượng nông sản người ta sẽ dựa trên các tiêu chí: Màu sắc, hình thái, trọng lượng, thành phần dinh dưỡng,… Khi cây trồng phát triển tốt thì mới có thể cho nông sản chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản còn bị ảnh hưởng bởi các hợp chất hữu cơ. Những hợp chất hữu cơ này được hình thành dựa trên quá trình sinh hóa của cây trồng và quá trình này chịu tác động từ phân bón.
Ngoài ra, trong các loại phân bón còn chứa hàm lượng Kali (K) lớn. Nhờ có chất này mà hàm lượng đường và tinh bột trong nông sản tăng lên. Bên cạnh đó, hương vị, màu sắc nông sản cũng tốt hơn, thời gian bảo quản nông sản dài hơn.
Một chất khác có trong phân bón nữa là Nitơ (N) lớn, có tác dụng tăng protein và giảm xenlulo trong trái cây. Hay hàm lượng lân (P) trong phân bón hỗ trợ quá trình trao đổi năng lượng, tổng hợp protein, nhiễm sắc thể, axit nucleic,… trong trái cây, kích thích rễ và quả phát triển cũng như tăng khả năng cây chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.
3. Hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả
Sau khi đã biết phân bón có tác dụng gì thì bạn cũng nên tìm hiểu cách sử dụng phân bón sao cho hiệu quả. Khi sử dụng phân bón cần tuân thủ 4 nguyên tắc:
- Đúng lúc: Từ quá trình gieo hạt cho tới đậu quả cây trồng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, bạn cần đúng lúc cung cấp cho cây những dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của cây. Tránh bón liều lượng phân bón quá lớn trong một lần vì cây không thể hấp thụ hết, vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường
- Đúng liều lượng: Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng phân bón trước khi dùng để lấy đúng liệu lượng. Cung cấp cho cây quá nhiều hoặc quá ít phân bón đều có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây
- Đúng loại phân bón: Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cây trồng lại cần những chất dinh dưỡng riêng. Giả sử cây sẽ cần nhiều đạm ở thời kỳ đầu phát triển. Tới thời kỳ sinh trưởng có cây sẽ cần nhiều đạm nhưng cũng có cây cần nhiều Kali,.. Vì vậy hãy nắm chắc các thời kỳ phát triển của cây để chọn loại phân phù hợp
- Đúng cách: Cách sử dụng mỗi loại phân cũng sẽ khác nhau. Có loại cần vùi sâu xuống đất, cũng có loại cần pha loãng hay ủ hoai mục,… chẳng hạn. Bón phân không đúng cách sẽ vừa gây lãng phí lại không thể để cây hấp thụ được dưỡng chất cần thiết, thậm chí còn có thể gây chết cây
>>>>>Xem thêm: Quần chino là gì? Gợi ý cách phối đồ thời trang với quần chino
4. Nguyên nhân khiến thất thoát, lãng phí phân bón
Trong quá trình sử dụng phân bón có thể xuất hiện tình trạng lãng phí, thất thoát phân bón. Nguyên nhân chủ yếu là bởi những lý do sau:
- Bốc hơi: Một trong những nguyên nhân gây thất thoát phân bón đó là do bị bốc hơi. Phân bón, đặc biệt là phân bón lá có thể bị bốc hơi do sự tác động từ nhiệt độ, phản ứng hóa học, vi sinh vật,…
- Rửa trôi: Sau khi bón phân, lượng phân có thể bị thất thoát bởi quá trình rửa trôi bởi mưa, địa hình, kết cấu đất,…
- Bị giữ chặt: Ngoài ra, phân bón còn có thể bị thất thoát do sự giữ chặt của đất. Có nghĩa là khi chúng ta bón phân, đất sẽ giữ lấy một lượng phân khiến cho cây không thể hấp thu được hết lượng phân đã bón
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang băn khoăn phân bón có tác dụng gì. Có thể thấy, phân bón có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng nông sản của cây trồng. Do đó, việc nắm rõ về công dụng, cách dùng của từng loại phân bón là rất cần thiết.