Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, ông Địa là một vị thần quan trọng. Ông Địa thường được thờ chung với Thần Tài với mong muốn các vị phù hộ, đem lại cho gia đình may mắn và tài lộc. Trong bài viết này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm hiểu Ông Địa là ai, Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài bạn nhé!
Bạn đang đọc: Ông Địa là ai? Ông Địa khác gì so với Ông Thần Tài?
Contents
1. Ông Địa là ai?
Ông Địa là ai? Trong dân gian có câu nói “Đất có thổ công, sông có hà bá”, ngụ chỉ bất cứ nơi nào trên thế gian này cũng có thần linh cai quản. Ồng Địa, hay còn được gọi là Thổ Công ở một số địa phương, là vị thần giúp trông coi, bảo vệ những mảnh đất nơi mà ông được thờ cúng khỏi tà ma, tà khí. Gần như gia đình Việt nào cũng có một bàn thờ Thổ Công với mục đích cầu thần phù hộ và trông coi nhà cửa, đất đai.
Tục thờ cúng này xuất từ thời xa xưa, khi con người đi đến các vùng đất mới để khai hoang, bắt đầu cuộc sống. Việc khai hoang không hề dễ dàng với nhiều thú dữ đe dọa cùng các mối nguy hiểm tính mạng khác. Chính vì thế, họ coi tâm linh như một chỗ dựa tinh thần vững chắc để cầu mong mọi việc suôn sẻ, có thể tạo ra áo cơm để chăm lo cho cả gia đình.
Người xưa tin rằng phải có đất đai thì mới có thể sinh sống được nên họ cần một vị thần giúp canh giữ những mảnh đất làm nông, từ đó, người Việt Nam bắt đầu tục thờ cúng Thổ Công.
Tùy vào sức ảnh hưởng, tập quán địa phương, mà hình tượng Ông Địa có sự khác biệt. Phổ biển nhất vẫn là hình ảnh vị thần phúc hậu với bụng to, vẻ mặt hiền lành, miệng cười sảng khoái. Một phiên bản phổ biến khác của Ông Địa là hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, mặc áo dài và đội mũ mỏ quạ.
2. Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài
Sau khi tìm hiểu khái niệm Ông Địa là ai, chúng ta cùng phân tích sự khéc biệt giữa ông Địa và Thần Tài. Mặc dù được thờ cúng chung 1 bàn thờ nhưng ông Địa và ông Thần Tài hoàn toàn dễ dàng phân biệt được.
Sở dĩ 2 ông được đặt chung bàn thờ là quan điểm “Thổ sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”, ngụ chỉ vàng, ngọc từ trong đất mà sinh ra. Cho thấy, Thần Tài và Thổ Địa có mối liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến cuộc sống và vận tài lộc của gia đình.
Thần Tài trông coi tài lộc, ngân khố của gia đình, đem lại sự may mắn về kinh tế, ông xuất hiện với hình dạng ông cụ râu tóc bạc phơ, tay cầm thỏi vàng và mặt cười phúc hậu.
Trong khi đó, ông Địa thường xuất hiện với hình dạng ông cụ có chiếc bụng to, tay cầm quạt mo. Nhiệm vụ của ông là canh giữ đất đai, nhà cửa và ruộng vườn.
3. Phong tục thờ cúng ông Địa
Ngoài mong muốn tìm hiểu ông Địa là ai, thì việc tham khảo phong tục thờ cúng Ông Địa (Thổ Công) cũng rất quan trọng. Theo truyền thống, đây là một nét văn hóa đẹp, đặc trưng của dân tộc ta. Đối với bàn thờ ông Địa, không cần bày biện cầu kỳ nhưng cũng cần đầy đủ các món đồ gồm hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước và hoa tươi để mang lại sự ấm cúng, trang nghiêm cho không gian thờ cùng. Ngoài ra, gia chủ còn cần lưu ý một số điều để tránh thất lễ với Ngài mà sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của bài viết!
Hằng ngày, chỉ nên đốt nhang cho ông 2 lần: buổi sáng từ 6h – 7h và buổi chiều tối từ 18h – 19h. Mỗi lần bạn chỉ nên đốt khoảng 5 cây nhang. Đồng thời, nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa thường xuyên.
Đối với những ngày bình thường, việc thắp hương là đã đủ, hoặc bạn có thể mua thêm các lễ vật như thuốc lá, bánh kẹo, cà phê,…để dâng lên ông.
Đối với những ngày lễ quan trọng, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng lễ có đồ mặn như 1 miếng thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc. Bên cạnh đó, tùy, thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể sắm thêm các lễ vật khác như:
- Hoa cúng: Chọn các loại hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền tượng trưng cho may mắn, tài lộc, bình an
- Rượu
- Tiền, vàng mã
- 1 khay nước
- Cá lóc nướng cũng là món thường xuyên được nhìn thấy trong mẫm cỗ cúng bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài
Tìm hiểu thêm: Bến xe Sa Đéc ở đâu? Những tuyến xe tại bến xe Sa Đéc đi các tỉnh
4. Những điều cần lưu ý khi thờ cúng ông Địa
Ngoài thắc mắc xoay quanh ông Địa là ai thì người Việt còn rất quan tâm đến những kiêng kỵ khi thờ cúng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
4.1 Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ
Theo quan niệm dân gian, ông Địa là người rất ưa sạch sẽ nên hãy thường xuyên lau dọn nơi Ngài ngự. Thêm vào đó, bàn thờ ông được đặt dưới đất nên rất dễ bụi băm, vì vậy, việc chăm sóc, lau chùi thường xuyên là một điều cần thiết.
Bạn có thể tắm cho ông Địa cũng như ông Tài Thần bằng cách khi mưa xuống, bê tượng 2 ông đặt vào 1 chiếc thau sạch và tắm mưa trong vòng 15 phút. Sau đó lau khô, xịt nước hoa và thắp hương.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn tắm cho 2 ông bằng nước hoa bưởi, rượu nữa. Trước khi tắm, bạn nên thắp nhang xin 2 ông, tránh để các Ngài trách tội.
4.2 Chuẩn bị lễ vật thờ cúng chu đáo
Lễ vật dâng Ngài không cần xa hoa, mắc tiền nhưng phải thể hiện được sự chu đáo, thành tâm của gia chủ. Tùy vào điều kiện mà bạn chuẩn bị các vật phẩm như đồ ngọt, hoa quả hoặc đồ mặn như rượu, thịt quay. Bên cạnh đó, trước khi cúng hay khấn nguyện, cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ và trang nghiêm.
4.3 Lưu ý cách thắp hương lúc mới lập bàn thờ
Khi vừa chuyển về nhà mới, trong giai đoạn mới lập bàn thờ ông Địa, bạn nên thắp nhang 100 ngày liên tục để tụ khí cho bàn thờ. Ngoài ra, tuyệt đối không được tắt đèn trên bàn thờ. Thêm vào đó, mỗi ngày gia chủ đều thay nước và thắp 1 nén hương mới. Nếu cầu khấn điều gì thì thắp 3 cây nhang.
4.4 Cách đặt nhang cho ông Địa – thần Tài thu hút tài lộc
Vào những ngày đặc biệt như rằm, mùng 1, lễ Tết, bạn hãy thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập, có thể sử dụng các loại hương cuốn để tụ khí cho bàn thờ và tạo ra hình dạng cuốn tàn đẹp. Phần chân hương không được vất đi mà đốt và hóa cùng tiền vàng vào ngày 23 tháng chạp, sau đó dùng rượu trắng đổ lên trên tro tàn.
4.5 Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ
Tuyệt đối không dâng cúng hoa quả đã hư úng, héo úa. Nếu thấy hoa cúng hoặc trái cây đã hư héo thì cần phải thay ngay. Bởi lẽ ông bà ta tin rằng điều này sẽ khiến cho Ngài phật lòng. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sự linh thiêng của không gian thờ cúng.
Ngoài những điều trên thì khi mâm lễ vật cúng cho ông địa, gia chủ nên lưu ý thêm các vấn đề sau:
- Mâm cúng Thổ Địa nên đặt bên trong nhà, đồ có thể đơn giản nhưng phải sạch sẽ, hoa còn tươi, hoa quả không úng thúi.
- Đối với gia đình có công việc kinh doanh riêng, nên thắp vào buổi sáng sớm 6h – 7h để cầu buôn may bán đắt.
- Trước khi thay nước nên vệ sinh sạch sẽ đồ đựng nước, không nên rót nước đầy miệng ly.
- Nên tắm tượng trước những ngày lễ lớn như rằm, lễ Tết,… Khăn tắm, khăn lau sử dụng riêng, không dùng cho các mục đích khác.
- Nên chọn các loại hoa tươi, nở to, ít mùi cho bàn thờ ông Địa.
- Không được để vật nuôi chạy lung tung quanh bàn thờ hoặc làm ô uế không gian linh thiêng này.
- Nên sử dụng thêm đèn cày, đèn dầu để mang lại hơi ấm cho không gian này.
- Hoa quả thờ cúng không nên để quá lâu.
- Các đồ lễ cúng xong chỉ chia cho người trong nhà, không chia cho người ngoài.
- Gạo muối cúng xong nên cất đi, không đổ đi hay vất ra ngoài đường.
>>>>>Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của trà hoa hồng bạn nên biết
Hướng dẫn cách đặt Ông Địa, Thần Tài hợp phong thủy
Hy vọng từ những thông tin mà Bloggiamgia.edu.vn chia sẻ phía trên, bạn sẽ biết ông Địa là ai hay Thổ công là vị nào, đồng thời có những lựa chọn hợp lý và chính xác cho việc thờ cúng ông Địa trong gia đình để không phật lòng Ngài nhé!