Khổ qua còn được biết đến với tên gọi là mướp đắng. Ngoài việc được dùng để chế biến món ăn hàng ngày, loại thực phẩm này còn được sử dụng làm thức uống giàu dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng và công thức làm nước ép khổ qua tốt cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Nước ép khổ qua có công dụng gì? Công thức làm nước ép khổ qua tốt cho sức khỏe
Contents
1. Công dụng tuyệt vời của nước ép khổ qua
Khổ qua là loài cây được trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Chúng có vị đắng đặc trưng và có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong một cốc nước ép mướp đắng thô (tương đương khoảng 94g):
- Hàm lượng calo: 20
- Chất xơ: 2g
- Carbohydrate (carbs): 4g
- Vitamin C: 93% giá trị dinh dưỡng được khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày (gọi tắt là RDI)
- Vitamin A: chiếm 44% RDI
- Kali: chiếm 8% RDI
- Folate: chiếm 17% RDI
- Kẽm: chiếm 5% RDI
- Sắt: chiếm 4% RDI
Với những thành phần dinh dưỡng trên, nước ép khổ qua đã mang lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
1.1. Kiểm soát đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường
Nước ép khổ qua được coi như một thiết bị lọc máu tự nhiên có tác dụng giải độc và ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh. Nhờ đó, chúng có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đối với những bệnh nhân đang phải điều trị bệnh tiểu đường nên bổ sung loại nước ép này vào khẩu phần ăn của mình. Với công dụng kiểm soát đường huyết, nước ép khổ qua sẽ góp phần làm giảm tình trạng bệnh của bạn.
1.2. Nước ép khổ qua giúp làm đẹp da
Nước ép khổ qua được ví như một loại “thần dược” dành cho làn da, có tác dụng khử độc, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và làm sạch da. Nhờ đó, làn da sẽ được cải thiện tình trạng mụn trứng cá, nhiễm trùng da, viêm, nhọt, nấm,…
Ngoài ra, nước ép khổ qua còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa sự lão hoá, giúp làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn. Từ đó, làn da của bạn sẽ giữ được sự căng mọng, hồng hào, giàu sức sống.
1.3. Cải thiện khả năng thị lực
Trong nước ép khổ qua được tìm thấy có chứa rất nhiều chất beta-carotene, đây là tiền chất của Vitamin A. Do đó, chúng cũng có những công dụng giống với Vitamin A. Cụ thể, beta-carotene giúp cải thiện khả năng thị lực, giúp mắt sáng và điều tiết tốt hơn.
1.4. Nước ép khổ qua giúp giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì nước ép khổ qua chắc chắn là thức uống không thể thiếu trong thực đơn của bạn. Với hàm lượng calo rất ít thậm chí là không đáng kể, nước ép khổ qua vừa giúp bạn duy trì trạng thái no lâu, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và vừa hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả.
1.5. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tụy
Các hợp chất có trong khổ qua được đánh giá là chất có thể ngăn chặn sự phát triển và chuyển hoá glucose của các tế bào ung thư. Khi đó, tế bào sẽ không được cung cấp năng lượng và chết dần. Do đó, với những bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh này, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì rất được cần bổ sung những ly nước ép khổ qua vào khẩu phần ăn một cách hợp lý.
1.6. Giúp thanh lọc cơ thể
Nước ép khổ qua có tính hàn, vì vậy, sử dụng nước ép này, bạn sẽ có cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng và giảm nóng trong người hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép khổ qua còn có khả năng giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành những căn bệnh có hại cho sức khoẻ.
1.7. Giúp điều trị bệnh hen suyễn
Nước ép khổ qua còn được biết đến với công dụng như một phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị bệnh hen suyễn và những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nước ép khổ qua sẽ loại bỏ đờm bị tích tụ trong phổi và đường hô hấp, từ đó giải phóng đường thở, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Công thức làm nước ép khổ qua thơm ngon, tốt cho sức khỏe
2.1. Cách làm nước ép khổ qua với chanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 trái khổ qua, 1 ít muối và 1/2 trái chanh.
- Bước 1: Rửa sạch khổ qua, cắt làm đôi theo chiều dọc. Sau đó lấy dao hoặc thìa để nạo bỏ toàn bộ phần hạt và cắt thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Ngâm khổ qua đã cắt vào nước muối loãng khoảng 10 phút để rửa sạch nhựa và giảm bớt vị đắng.
- Bước 3: Cho khổ qua vào máy xay sinh tố và thêm khoảng 150ml nước, xay đến khi đạt độ nhuyễn mong muốn thì dừng máy. Lọc bỏ bã và giữ lại phần nước cốt.
- Bước 4: Đổ nước ép khổ qua ra ly và hòa thêm nước cốt chanh vào là đã hoàn thành
Nước ép khổ qua thanh mát hoà cùng một chút vị chua chua từ trái chanh sẽ giúp cơ thể của bạn được làm sạch tự nhiên và tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bánh canh có béo không?
2.2. Cách làm nước ép khổ qua dưa leo
Nguyên liệu cần có: 1 trái khổ qua; 1 trái dưa leo; 2 muỗng canh mật ong; 1 ít đá viên và 1 ít muối.
- Bước 1: Khổ qua mang đi rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc và bỏ hết phần hạt bên trong.
- Bước 2: Thái khổ qua thành từng miếng nhỏ và ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút để giảm đắng và hết nhựa.
- Bước 3: Dưa leo rửa sạch, để cả vỏ và cắt thành miếng vừa ăn.
- Bước 4: cho khổ qua và dưa leo vào máy xay. Sau đó, cho thêm một ít đá viên và 2 muỗng mật ong cùng 150ml nước lọc vào xay khoảng 5 phút.
- Bước 5: Lọc hỗn hợp để bỏ bã và giữ lấy nước ép.
Món nước ép khổ qua dưa leo sẽ ngon hơn khi được uống lạnh. Vì vậy, bạn có thể bỏ phần nước ép vừa xay vào trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 tiếng để cả gia đình cùng thưởng thức nhé món nước ép dinh dưỡng này nhé!
2.3. Cách làm nước ép khổ qua táo
Để làm nước ép khổ qua táo, bạn cần có những nguyên liệu sau: 4 trái khổ qua; 3 trái táo và 1 ít muối.
- Bước 1: Rửa táo và khổ qua dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm tất cả trong nước muối loãng trong vòng 10 phút.
- Bước 2: Bổ táo làm đôi, bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 3: Cắt bỏ 2 đầu khổ qua, bổ đôi theo chiều dọc và bỏ hết phần hạt bên trong. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 4: Cho toàn bộ khổ qua và táo vào máy ép. Lọc qua rây để bỏ bã.
Bạn có thể, rót nước ép ra ly và thêm một vài viên đá lạnh để hương vị thơm ngon hơn. Như vậy, chỉ sau vài bước đơn giản bạn đã có ngay một ly nước ép khổ qua táo mát lạnh, bổ dưỡng.
2.4. Cách làm nước ép khổ qua bí đao
Nguyên liệu cần có: 2 trái mướp đắng và 1/4 quả bí đao.
- Bước 1: Mướp đắng và bí đao đem đi rửa sạch. Với bí đao thì gọt bỏ vỏ, bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ. Với khổ qua thì cắt bỏ hai đầu, sau đó bổ đôi theo chiều dọc, nạo bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy ép lấy nước, lọc qua rây để bỏ bã.
Chỉ sau 2 bước đơn giản, nhanh chóng, bạn đã có thể thưởng thức món nước ép khổ qua bí đao. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm từ 1 – 2 muỗng mật ong nhé!
3. Hướng dẫn cách chọn mua khổ qua làm nước ép bổ dưỡng
Nếu bạn còn phân vân chưa biết làm sao để có thể chọn mua được những trái khổ qua ngon thì dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:
- Chọn khổ qua có lớp vỏ ngoài gồm các đường vân rộng, ít bị sần sùi.
- Chọn những trái khổ qua có đầu to, tròn, mũm mĩm để giảm vị đắng.
- Khổ qua già là những trái có màu vàng hoặc đỏ nhạt thịt không giòn nhưng rất giàu dinh dưỡng. Ngược lại những trái còn xanh có thịt giòn và ít bị đắng hơn.
- Chọn khổ qua có kích thước vừa phải không những quả có kích thước lớn vì chúng thường rất đắng và khó uống.
>>>>>Xem thêm: Doom Scrolling là gì? Tại sao Doom Scrolling phá hủy giấc ngủ của chúng ta?
>>>Đọc ngay: Cách trồng khổ qua trong chậu đơn giản, ra nhiều trái
Hy vọng với 5 cách làm nước ép khổ qua được chia sẻ trên đây, bạn đã có thể bổ sung vào thực đơn của gia đình mình những thức uống giàu giá trị dinh dưỡng.
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Uống nước ép xoài có tác dụng gì? 8+ Công thức làm nước ép xoài ngon, bổ dưỡng
- Nước ép dưa lưới có công dụng gì? Công thức làm nước ép dưa lưới ngon, tốt cho sức khỏe
- Nước ép bí đỏ có công dụng gì? Mách bạn 7 cách làm nước ép bí đỏ giàu dinh dưỡng
- Nước ép lê có tác dụng gì? 9 lợi ích không ngờ của loại nước ép này đối với sức khỏe
- Nước ép cóc có tác dụng gì? Cách uống tốt cho sức khỏe
- Nước dứa ép có tác dụng gì? 7 Lý do bạn nên sử dụng nước ép dứa mỗi ngày