Từ lâu, các chuyên gia đã cảnh báo những tác hại của mạng xã hội nếu bạn sử dụng nó không hợp lý. Dưới đây là 10 tác hại cụ thể dễ nhìn thấy của việc nghiện mạng xã hội mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân”.
Bạn đang đọc: Những tác hại của mạng xã hội mà không phải ai cũng biết
Contents
- 1 1. Mạng xã hội là gì?
- 2 2. Những tác hại của mạng xã hội
- 2.1 2.1 Dễ so sánh với người khác
- 2.2 2.2 Trở thành người chuyên “sống ảo”
- 2.3 2.4 Rơi vào bạo lực mạng
- 2.4 2.5 Mất “kết nối” với thực tế
- 2.5 2.6 Nguy cơ bị tin giả “dắt mũi”
- 2.6 2.7 Mất tập trung cho công việc, học tập
- 2.7 2.8 Ảnh hưởng đến tình yêu đôi lứa
- 2.8 2.9 Dễ mất ngủ
- 2.9 2.10 Dễ bỏ quên những hoạt động khác
1. Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến được xây dựng với nhiều tính năng và dạng thức khác nhau để con người kết nối nhanh chóng ở bất kỳ đâu trên thế giới. Mạng xã hội dễ dàng truy cập bằng điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Ở Việt Nam có nhiều mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,.. được sử dụng phổ biến hiện nay.
2. Những tác hại của mạng xã hội
2.1 Dễ so sánh với người khác
Một trong những tác hại của mạng xã hội dễ nhìn thấy nhất chính là tâm lý so sánh mình với người khác. Facebook, Instagram hay các nền tảng tương tự là nơi mỗi cá nhân “show” ra rất nhiều hình ảnh về cuộc sống, công việc và trải nghiệm của cá nhân.
Vì thế khi nhìn thấy người khác có chiếc điện thoại mới, có bộ váy áo đẹp, có những chuyến du lịch sang chảnh hay làm việc trong một môi trường hiện đại,… chúng ta sẽ ngay lập tức so sánh mình với họ và dễ nảy sinh cảm giác “tủi thân”, rằng mình thua kém hơn người khác. Về lâu dài sẽ khiến bạn cảm thấy mình tự ti, vô dụng và mất hết niềm tin vào chính mình.
Không chỉ so sánh với chính bạn bè mà người dùng mạng xã hội còn tự so sánh mình với các nhân vật “con nhà người ta” trên khắp năm châu bốn bể. Nếu so sánh một cách tích cực sẽ tạo động lực cho bạn cố gắng nhiều hơn. Nhưng nếu so sánh tiêu cực, bạn rất dễ nảy sinh sự ganh ghét, đố kỵ.
2.2 Trở thành người chuyên “sống ảo”
Chính vì mạng xã hội là nơi người ta rất dễ so sánh mình với người khác nên nhu cầu sống ảo cũng tăng cao. Tất cả những hình ảnh đăng lên Facebook, Zalo, Instagram đều được trau chuốt để trở nên đẹp long lanh. Khi chụp ảnh, ai cũng muốn bóp eo, bóp má một chút để trông xinh đẹp, quyến rũ hơn hẳn.
Việc sống ảo không chỉ thể hiện qua việc chỉnh ảnh sao cho đẹp mà còn ở rất nhiều khía cạnh, ví như một bộ quần áo mặc đã đăng Facebook rồi thì không thể đăng lại lần 2. Hoặc để chứng tỏ mình sống “chanh sả”, nhiều người đã không ngại đầu tư tiền bạc để xuất hiện ở những nhà hàng, khách sạn, khu check in cao cấp,… Đây là một tác hại của mạng xã hội khiến người ta ngày càng lao đầu theo những giá trị ảo mà quên những đi những giá trị cốt lõi tốt đẹp khác.
2.4 Rơi vào bạo lực mạng
Mạng xã hội là “cái rốn” của rất nhiều vụ tranh cãi mà nếu bạn không khéo léo sử dụng sẽ dễ rơi vào bạo lực mạng, bị bắt nạt, bị tấn công. Trước một sự việc, nếu bạn đưa ra những quan điểm và kết luận khác với người khác sẽ rất dễ bị công kích, chửi bới bằng vô số lời lẽ tục tĩu.
Trên các fanpage cộng đồng chính là nơi bạo lực mạng xảy ra nhiều nhất. Bạn có thể vô tình trở thành nạn nhân hoặc là kẻ đi bắt nạt người khác vì ai cũng nghĩ rằng mạng xã hội “chẳng ai biết ai là ai”. Tuy nhiên bất cứ hình thức tấn công cá nhân nào cũng đều là bạo lực, gây ra những tổn thương tinh thần rất lớn.
2.5 Mất “kết nối” với thực tế
Thêm một tác hại của mạng xã hội mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là con người dần mất kết nối với nhau ngoài đời thực. Thay vì gặp nhau ngoài quán cafe, công viên, đi ăn, đi dạo,… người ta lại dành nhiều thời gian cho việc chat chit, tag nhau kịch liệt trên mạng xã hội.
Về lâu dài, người ta chỉ biết đến nhau qua những bức ảnh trên Facebook, qua những status trên trang cá nhân mà không biết gì về cuộc sống của nhau, không có sự kết nối và thấu hiểu thực sự. Bởi con người chỉ hiểu hơn về nhau khi có sự giao tiếp và chia sẻ trực tiếp chứ không phải qua vài ba đoạn chat trên mạng.
2.6 Nguy cơ bị tin giả “dắt mũi”
Thêm một tác hại của mạng xã hội rất dễ nhìn thấy ngày nay đó là chúng ta dễ bị tin giả “dắt mũi” hơn. Khi có mạng xã hội, ai cũng có thể trở thành một nguồn tin, một cơ quan thông tấn phát ra các tin tức khác nhau về mọi vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên đây là những nguồn tin không đáng tin cậy vì không xác thực, chưa được qua kiểm chứng.
Tìm hiểu thêm: Đeo nhẫn ngón út có ý nghĩa gì? Nên đeo nhẫn ngón út tay trái hay phải?
Rất nhiều vụ việc phát tán tin giả trên mạng xã hội thời gian qua, nhất là trong đợt dịch Covid hay gần đây nhất là vụ việc tại trường đại học Huflit TP.HCM. Những kiểu phát tán tin tức không rõ nguồn gốc, không chính xác khiến dư luận hoang mang. Và nếu chẳng may bạn tiếp tay lan truyền tin giả thì hậu quả là phải “lên phường”.
Còn nếu bạn tin vào những tin giả trên mạng, về lâu dài sẽ mất đi kỹ năng thẩm định thông tin, dễ bị những nguồn tin kém chất lượng dẫn dắt, lôi kéo vì một mục đích nào đó.
2.7 Mất tập trung cho công việc, học tập
Mạng xã hội dễ khiến con người ta mất tập trung vào việc học tập hay làm việc. Đang ngồi làm bài, đang ngồi xử lý công việc nhưng một tiếng thông báo từ Facebook, Instagram,… hiện lên sẽ ngay lập tức lôi cuốn sự chú ý của bạn ngay tức khắc.
Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội có một sức hút cực kỳ lớn lao khi đó là nơi mà bạn tiếp nhận rất nhiều thông tin, hình ảnh, sự kiện hoặc vấn đề mình quan tâm,… Chính vì thế mà khi dùng mạng xã hội, người ta dễ bị nghiện. Cứ vài phút lại vào check xem Facebook có gì mới, Instagram có ai đăng hình mới, Zalo có gì hot,…
Điều này sẽ “ăn cắp” đi khoảng thời gian mà bạn dành cho việc học tập, làm việc. Về lâu già làm giảm mất sự tập trung cần thiết. Đây chính là tác hại của mạng xã hội mà bạn cần hiểu rõ để không sa đà vào quá nhiều.
2.8 Ảnh hưởng đến tình yêu đôi lứa
Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội giúp các cặp đôi dễ dàng liên lạc với nhau, quan tâm nhau hơn. Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi, là thủ phạm khiến tình yêu các cặp đôi dễ bị sứt mẻ. Khi cùng sử dụng Facebook, bạn sẽ bắt đầu muốn theo dõi người ấy xem họ like hình ai, thường xuyên tương tác ai, chat với ai. Hoặc nếu người ấy không công khai bạn trên mạng, bạn cũng sẽ hờn ghen, giận dỗi.
Có vô số lý do khiến các cặp đôi bị “toang” chỉ vì mạng xã hội. Nhẹ thì vì một vài cái like, nặng thì đòi kiểm soát tài khoản, mật khẩu của nhau. Tóm lại nếu sử dụng mạng xã hội không khéo léo dễ ảnh hưởng đến tình yêu đôi lứa.
2.9 Dễ mất ngủ
Nhiều người trẻ có thói quen lướt mạng xã hội trước khi ngủ. Đây là một thói quen xấu vì khiến bạn dễ bị mất ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình gây cảm giác đánh lừa đến não, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Nếu bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe của bạn sẽ suy giảm nhiều, tóc có thể bị bạc, mắt có thể bị thâm, da dẻ xấu xí, kém tươi sáng rạng ngời. Do đó, bạn nên hạn chế lướt mạng xã hội trước khi ngủ để bảo vệ chính sức khỏe của mình.
2.10 Dễ bỏ quên những hoạt động khác
Một tác hại của mạng xã hội khác mà bạn nên biết, đó chính là sẽ khiến bạn bỏ quên nhiều hoạt động hữu ích khác. Dành quá nhiều thời gian lướt mạng có thể khiến bạn lười tập thể thao, không muốn ra ngoài đi dạo, chán đến nhà sách hoặc không còn muốn gặp gỡ bạn bè. Tất cả thời gian rảnh bạn đều chú tâm vào mạng xã hội mà quên rằng cuộc sống còn nhiều điều thú vị khác.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa tên Minh Khôi là gì và dự đoán số mệnh người tên Minh Khôi
Điều này chắc hẳn có ảnh hưởng lớn về mặt sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần của bạn. Vì thế hãy cân bằng lại thời gian chơi mạng xã hội và thời gian cho những hoạt động khác. Bạn sẽ thấy cuộc đời này đầy tràn sắc màu, sống vui vẻ và trọn vẹn hơn cho từng phút giây.
Trên đây là những tác hại của mạng xã hội mà ai cũng nên biết để tiết chế lại thời gian dùng mạng xã hội của mình. Sử dụng mạng xã hội đúng cách giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Tuy nhiên nếu “chơi quá liều”, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, hãy là một người dùng mạng xã hội thông minh!