Môi trường làm việc là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Có những môi trường đặc thù hoặc nguy hại đến mức khiến bạn chẳng thể có được một giấc ngủ ngon. Bài viết này sẽ chỉ ra đâu là môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ và cách khắc phục hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ và cách khắc phục
1. Những môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ
1.1 Áp lực, căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều
Một giấc ngủ ngon vào ban đêm phụ thuộc rất nhiều vào những việc làm, suy nghĩ ban ngày của bạn. Nếu bạn có một ngày nhẹ nhàng, thoải mái, đêm đến sẽ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Ngược lại, thật khó để ngủ ngon nếu bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ, không vui.
Chính vì vậy, nếu bạn phải làm việc trong một môi trường thường xuyên căng thẳng, áp lực kéo dài 8 tiếng mỗi ngày thì khi đêm đến rất dễ mất ngủ. Sự căng thẳng này có thể đến từ công việc khó khăn, luôn vượt tầm khả năng của bạn hoặc là từ thái độ của những đồng nghiệp xung quanh khiến bầu không khí nặng nề, dễ nảy sinh mâu thuẫn…
1.2 Phải trực, giải quyết công việc về đêm
Môi trường làm việc khiến bạn dễ bị mất ngủ nhất phải kể đến những công việc phải trực, làm về đêm. Những công việc có thể kể đến như: bảo vệ, nhân viên cửa hàng tiện lợi 24/7 làm ca đêm, nhân viên tổng đài, bác sĩ, công an được phân công trực…
Đặc thù của những công việc này là làm vào buổi tối, có thể kéo dài đến tận sáng hôm sau. Bạn sẽ cần phải tỉnh táo để làm việc nếu không muốn xảy ra những vấn đề ngoài mong muốn. Chẳng hạn như làm bảo vệ, bạn sẽ không muốn bị mất chiếc xe nào chỉ vì mình chợp mắt 5 – 10 phút phải không nào. Hoặc như bác sĩ sẽ phải luôn túc trực để có thể cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời…
1.3 Môi trường phải làm việc thường xuyên với thiết bị điện tử
Rất nhiều công việc hiện nay, đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phòng, sẽ làm việc trực tiếp trên các thiết bị điện tử như laptop, PC, smartphone… Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có khả năng làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh giấc ngủ của con người.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh vào ban ngày hoặc trước khi ngủ có thể làm rối loạn giấc ngủ, khiến bạn bị mất ngủ vào ban đêm. Trong môi trường hiện đại, đây chính là nguyên nhân hàng đầu “tàn phá” giấc ngủ của con người.
1.4 Luôn bị “dí” deadline
Môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ hàng đầu chính là nơi mà bạn luôn bị “dí” deadline cho các đầu việc. Các công việc dường như là vô tận và liên tục rơi xuống đầu bạn. Đôi khi còn đang dở dang công việc này đã phải nhận thêm hàng tá việc khác chen ngang.
Tìm hiểu thêm: Nỗi khổ không của riêng ai: Vì sao càng muốn ngủ lại càng khó ngủ?
8 tiếng hành chính mỗi ngày là không thể đủ để bạn xử lý đống công việc đó. Cuối cùng đành ngậm ngùi làm thêm về đêm. Chính bởi điều này mà bạn bị mất ngủ hoặc không thể ngủ ngon vì áp lực, vì sát tới ngày trả deadline.
1.5 Ca sáng bắt đầu quá sớm
Một số công việc lại có thời gian bắt đầu từ quá sớm. Chẳng hạn như ca đầu tiên của các cửa hàng tiện lợi, nhân viên phải mở cửa từ khoảng 4 giờ 30 phút sáng… Đặc thù của môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ, phải dậy sớm để di chuyển đến chỗ làm và thực hiện công việc của mình.
2. Cách khắc phục để giúp ngủ ngon hơn
2.1 Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là rất có hại, đặc biệt là vào ban đêm. Lý do là vì ánh sáng xanh có khả năng ảnh hưởng đến nhịp sinh học, làm giảm hormone melatonin – là loại hormone giúp thư giãn và ngủ sâu.
Ngưng hẳn việc tiếp xúc với ánh sáng xanh là điều gần như không thể vì bạn cần phải làm việc trên các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm thiểu việc tiếp xúc hoặc tác hại mà ánh sáng xanh có thể gây ra. Ví dụ như:
- Đeo kính có khả năng ngăn chặn ánh sáng xanh
- Sử dụng ứng dụng, nền tảng chặn ánh sáng xanh trên smartphone
- Không xem tivi hoặc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
2.2 Không dung nạp caffein vào cuối ngày
Caffein mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích như tăng cường sự tập trung, bổ sung năng lượng, tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là vào cuối ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm vì lúc này caffein kích thích đến hệ thần kinh và ngăn cơ thể bước vào trạng thái thư giãn tự nhiên.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tiêu thụ caffeine trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ. Đáng nói, caffeine có thể tăng cao trong máu suốt từ 6 – 8 giờ. Vì vậy, với những bạn nhạy cảm với caffein không nên dung nạp sau 3 – 4 giờ chiều. Lưu ý là caffein không chỉ có trong cà phê mà còn có trong trà, soda, socola.
2.3 Ngủ và thức giấc vào thời điểm cố định
Đối với môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ đòi hỏi mỗi người phải có biện pháp thích nghi và phương án khắc phục phù hợp. Giải pháp hữu hiệu đó là xây dựng cho mình nhịp sinh học khoa học: ngủ và thức giấc cố định. Bằng cách này, cơ thể bạn sẽ tự giác cảm thấy buồn ngủ, từ đó giúp giấc ngủ sâu và thức dậy cũng đúng giờ mong muốn.
Để tạo ra được đồng hồ sinh học của cơ thể đòi hỏi bạn phải kiên trì, tuân thủ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Ngay cả vào ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ cũng phải đảm bảo đi ngủ đúng giấc và thức dậy đúng giờ.
2.4 Đảm bảo điều kiện phòng ngủ thật lý tưởng
Điều kiện phòng ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Điều kiện ở đây là ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, nói không với tiếng ồn… Liệu bạn có thể ngủ ngon khi mà ánh sáng hắt vào mặt, nhiệt độ phòng cao như phòng xông hơi và dồn dập nhiều tiếng ồn?
Chính vì vậy, muốn ngủ ngon, đặc biệt với những người bị môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ cần phải chuẩn bị điều kiện phòng ngủ thật lý tưởng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ được cải thiện tích cực khi tiếng ồn và ánh sáng giảm.
2.5 Giường ngủ phải thật thoải mái
Môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ là một điều tiêu cực. Đôi khi bạn không đủ quyền hạn để có thể thay đổi tính chất môi trường trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc mình đặt lưng ngủ trên một chiếc giường như thế nào.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh 6 loại bánh mì giảm cân tốt nhất
Một phòng ngủ lý tưởng không chỉ có ánh sáng, nhiệt độ… thích hợp, mà chất lượng giường ngủ cũng quan trọng không kém. Một chiếc giường êm ái sẽ vỗ về cơ thể bạn sau một ngày làm việc mệt mỏi, nâng niu bạn. Chẳng mấy chốc mà bạn có thể bước vào giấc ngủ mà quên đi hết nặng nhọc vừa trải qua trong ngày. Đến với Bloggiamgia.edu.vn bạn sẽ chọn được cho mình những chiếc giường ưng ý nhất, mềm mại và sang trọng, cảm nhận rõ sự nâng niu khi đặt lưng lên nằm.
Nói tóm lại, không hiếm những môi trường làm việc khiến bạn bị mất ngủ, có thể đến từ nguyên nhân khách quan như tính chất công việc phải trực đêm, ca sáng bắt đầu sớm, hoặc bởi khối lượng công việc nhiều, căng thẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ… Đối mặt với tình trạng này hãy áp dụng ngay những cách mà Bloggiamgia.edu.vn vừa hướng dẫn kể trên nhé.
- Ngủ kém ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc – sự thật phía sau là gì?
- Mất ngủ vì những “hành vi xấu” tại nơi công sở