Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết

Rate this post

Thời gian gần đây, xu hướng mở nhà thuốc tư nhân ngày một tăng cao. Tuy nhiên, muốn mở nhà thuốc không phải là chuyện đơn giản như các sản phẩm, dịch vụ khác. Vì kinh doanh nhà thuốc là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt, cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu và quy trình trước khi đi vào hoạt động chính thức. Điều này khiến nhiều người gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị.

Bạn đang đọc: Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết

Hiểu rõ tất cả điều trên nên ở bài viết dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân cho người mới, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Những điều kiện để mở nhà thuốc tư nhân

Để mở nhà thuốc tư nhân, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:

1.1. Các loại giấy phép quan trọng khi mở nhà thuốc

Theo quy định của nhà nước, để mở nhà thuốc tư nhân, trước tiên bạn phải có các loại giấy tờ như:

  • Giấy chứng chỉ hành nghề do Sở Y Tế cấp phép và phải đủ 5 năm thâm niên công tác thì bạn mới được phép đứng tên. 
  • Giấy chứng nhận kinh doanh dược phẩm do Sở kế hoạch đầu tư hoặc Uỷ Ban Nhân Dân quận/ huyện cấp.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP. Loại giấy này thường có giá trị 3 năm, sau 3 năm sẽ xét lại 1 lần.

Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết

Các loại giấy phép quan trọng khi mở nhà thuốc

Nếu có người quen cùng làm trong ngành, bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ họ để làm thủ tục, giấy tờ nhanh hơn. 

1.2. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Ngoài giấy tờ pháp lý, bạn cũng cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho nhà thuốc của mình như:

  • Diện tích nhà thuốc cần tối thiểu là 15m2. Vì vậy, nếu đi thuê hoặc mặt bằng có sẵn, bạn cần chú ý đảm bảo yếu tố này đầu tiên. 
  • Thiết kế không gian nhà thuốc cần đảm bảo theo đúng quy định là: có khu vực trưng bày, khu bảo quản, khu vực bán lẻ đủ diện tích để có thể tư vấn cho khách hàng. Riêng khu bảo quản thuốc cần đạt các tiêu chí về: sạch sẽ, khô thoáng, đáp ứng các tiêu chí về nhiệt độ bảo quản thuốc.
  • Phải có đầy đủ các trang thiết bị như: quầy thuốc, khay thuốc, túi đựng,…
  • Nhà thuốc cũng cần đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường xung quanh, phân loại rác y tế riêng.
  • Khi bán những loại thuốc đặc biệt như: có tính chất gây nghiện, thuốc độc,… phải tư vấn thật kỹ cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần lưu thông tin khách hàng để sử dụng khi cần thiết. Cần có tủ riêng để đựng các dòng thuốc đặc biệt này.
  • Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc trước khi bán cho khách hàng, tránh tình trạng thuốc đã hết hạn sử dụng vẫn được lưu hành, ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.

Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất khi mở nhà thuốc

2. Các chi phí để vận hành và kinh doanh nhà thuốc

Sau khi hoàn tất thủ tục liên quan, bước tiếp theo chính là tính toán các chi phí để vận hành và kinh doanh nhà thuốc. Hiện nay, để một nhà thuốc có thể đi vào hoạt động thì số vốn trung bình tối thiểu là từ 200 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, nó cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: có mất tiền thuê mặt bằng, nhân viên hay không, có nguồn nhập thuốc nào giá và chất lượng tốt không, mở nhà thuốc quy mô lớn hay nhỏ, mở 1 cửa hàng hay mở theo chuỗi,…

Tại đây, bạn cần dựa vào số vốn hiện có để cân đối cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng nên dùng các phần mềm quản lý bán hàng để quản lý dòng tiền thu – chi mỗi ngày tại nhà thuốc của mình.

3. Tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng cho nhà thuốc

Khâu tìm nguồn hàng cũng rất quan trọng đối với kinh doanh nhà thuốc. Vì chất lượng và giá cả của thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của nhà thuốc. Điều này sẽ quyết định lượng khách mỗi ngày.

Vậy nên tìm nguồn hàng thế nào? Hiện có 2 cách phổ biến nhất để bạn tìm nguồn hàng đó là: tìm tại các chợ thuốc lớn hoặc thông qua trình dược viên. Và ở hình thức nào thì bạn cũng cần tham khảo giá trước khi lấy nhé.

Thêm một chú ý nữa dành cho bạn về cách hoàn thiện các danh mục thuốc. Bạn nên chia chúng thành 2 loại chính là:

  • Thuốc phổ thông: đây là dòng thuốc có lượng tiêu thụ lớn, được sử dụng thường xuyên như: thuốc đau đầu, cảm cúm, tiêu chảy,… bạn cần trữ số lượng lớn.
  • Thuốc cần tư vấn: đây là dòng thuốc ít người sử dụng, giá thành cao, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với dòng thuốc này, bạn sẽ chú ý về lượt hỏi của khách hàng để tính toán số lượng thuốc sẽ nhập về vừa đủ. Không nên nhập quá nhiều với dòng thuốc này, thậm chí chỉ lấy khi có người đặt hàng.

4. Quản lý nhân sự khi mở nhà thuốc

Nếu nhà thuốc nhỏ và bạn trực tiếp bán hàng, không cần thuê nhân viên thì không cần quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, nếu đã thuê người, bạn cần đặc biệt chú ý đào tạo từ chuyên môn đến kỹ năng bán hàng cho nhân sự.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hoa phong lan là gì? Đặc điểm và công dụng 

Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết
Chú ý về việc quản lý nhân sự của nhà thuốc

Vì hiện nay, số lượng nhà thuốc được mở ra ngày một nhiều nên tỷ lệ cạnh tranh sẽ ngày càng cao. Nếu nhân viên của bạn không có chuyên môn bán hàng tốt, thái độ bán hàng kém thì khó mà giữ chân được khách hàng quay lại ở những lần tiếp theo. Và như vậy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh này sụt giảm là chuyện sớm muộn. 

Thêm nữa, sau khi tuyển được nhân viên tốt thì việc giữ người cũng quan trọng không kém. Nhà thuốc chỉ hoạt động tốt khi nhân viên của bạn tốt, do vậy hãy chú ý tới cả vấn đề lương thưởng phù hợp cho nhân sự nhé!

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát tốt tiền của cửa hàng để không bị thất thoát ngay cả khi vắng mặt nhé.

5. Các hoạt động marketing cho nhà thuốc

Để có thể cạnh tranh với các nhà thuốc khác, đồng thời được nhiều người biết đến và lựa chọn thì chắc chắn không thể thiếu hoạt động marketing cho nhà thuốc. Nhất là khi nhà thuốc của bạn lại mới mở.

Một vài hoạt động marketing cho nhà thuốc của bạn có thể tham khảo là:

  • Hoạt động marketing online: lập fanpage, website để chạy quảng cáo, cập nhật thông tin, đăng vào các hội nhóm thuộc khu vực của nhà thuốc,…
  • Làm event khai trương để thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp khách hàng biết tới nhà thuốc nhiều hơn.
  • Tặng quà nhân dịp khai trương, tổ chức đo huyết áp, thử tiểu đường,… trong tuần đầu, hoặc định kỳ mỗi tháng/ 1 ngày,…
  • Cân nhắc về giá bán để có thể cạnh tranh với đối thủ.
  • Chú ý khâu chăm sóc khách hàng.
  • Quan trọng nhất vẫn là chất lượng thuốc phải tốt và đúng đơn.
  • ….

Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Tính cách người nhóm máu O có gì đặc biệt?

Chú ý tới các hoạt động marketing cho nhà thuốc của bạn

Đó chỉ là một vài gợi ý  rất nhỏ về các hoạt động marketing, còn tất nhiên bạn phải có kế hoạch marketing bài bản và dài hạn theo từng giai đoạn. Nếu chưa biết nên marketing thế nào cho hiệu quả, hãy tìm các đối tác chuyên về dịch vụ này để thuê nhé, nó sẽ giúp các hoạt động kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn đó.

6. Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở nhà thuốc bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho kế hoạch của mình. Hy vọng rằng những gợi ý từ bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn đã giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình mở nhà thuốc tư nhân cho người mới bắt đầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *