Rời xa quê hương để chuyển tới sinh sống, học tập tại 1 thành phố hoàn toàn xa lạ không phải trải nghiệm dễ chịu đối với hầu hết các bạn tân sinh viên tỉnh lẻ. Đặc biệt là việc phải làm quen với chỗ ở mới (ký túc xá, nhà trọ,…) trong quá trình học tập cũng là 1 thử thách khiến nhiều người phải đau đầu. Dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mách những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ
Contents
1. Giữa nhà trọ và ký túc xá, nên chọn hình thức nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc về những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ, chúng ta cần làm rõ ưu nhược điểm của 2 nơi ở này. Nhiều bạn thường băn khoăn giữa ký túc xá và nhà trọ, nên chọn hình thức nào để có được những năm tháng sinh viên đáng nhớ nhất.
1.1. Ưu nhược điểm khi ở ký túc xá
1.1.1. Ưu điểm
- Giá rẻ và an ninh hơn: Điểm nổi bật nhất của ở ký túc xá là giá thuê rẻ hơn đáng kể so với thuê trọ. Bên cạnh đó, an ninh tại ký túc xá sẽ tốt hơn so với nhà trọ. Hiện nay, địa bàn thành phố có rất nhiều khu phức tạp. Nếu không may chọn thuê nhà ở các vị trí này, bạn có thể gặp nhiều rắc rối.
- Gần trường học: Hầu hết các khu ký túc xá đều được bố trí gần trường học để thuận tiện cho việc di chuyển tới lớp của sinh viên.
- Tham gia các hoạt động, CLB dễ dàng: Ký túc xá thường là địa điểm tụ họp của nhiều câu lạc bộ trong trường nên khi sống tại đây, bạn dễ tham gia các hoạt động ngoại khóa và mở rộng mối quan hệ, làm quen với đàn anh đàn chị khóa trên hơn.
- Chi phí sinh hoạt rẻ hơn: Xung quanh ký túc xá có vô vàn quán ăn ngon và các dịch vụ giá rẻ như giặt là, photocopy, cửa hàng tiện lợi.
1.1.2. Nhược điểm
- Nhiều quy tắc hơn: Ký túc xá có nhiều quy tắc mà bạn cần tuân theo do ban quản lý KTX quy định, đặc biệt là về vấn đề giờ giấc.
- Không cho phép nấu nướng: Khả năng cao là khu ký túc bạn ở sẽ không cho phép sinh viên nấu nướng trong phòng để phòng tránh cháy nổ.
- Dùng chung phòng vệ sinh với nhiều người: Điều này có thể bất tiện với nhiều người, đặc biệt là vào thời điểm buổi sáng. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh nhà ở cũng khiến nhiều bạn sinh viên đau đầu và không muốn lựa chọn hình thức ở ký túc xá.
- Mâu thuẫn với bạn cùng phòng: Dễ nảy sinh các mâu thuẫn, đặc biệt là giữa các sinh viên nữ.
- Vấn đề mất cắp tài sản: Các vấn nạn mất cắp, hư hại tài sản,… cũng xảy ra tại ký túc xá.
1.2. Ưu nhược điểm khi thuê nhà trọ
1.2.1. Ưu điểm
- Giờ giấc tự do: Ưu điểm lớn nhất của thuê trọ là bạn được thoải mái về giờ giấc hơn so với ký túc xá. Bên cạnh đó, nhà trọ cũng ít các nội quy hơn so với ký túc xá, đem đến cảm giác thoải mái hơn cho các bạn sinh viên.
- Cho phép nấu nướng: Bạn có thể thoải mái trổ tài bếp núp tại nhà trọ. Bên cạnh đó, việc chủ động nấu nướng cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo nguồn gốc thực phẩm sạch, an toàn sức khỏe hơn.
- Trang trí phòng theo sở thích của bạn: Bạn sẽ có cả 1 không gian riêng tư để tùy ý trang trí theo sở thích của mình mà không lo ngại vi phạm nội quy ký túc xá.
- Số lượng người ở ít: Thông thường 1 phòng trọ chỉ cho phép tối đa 2-3 người nên cũng hạn chế nảy sinh các vấn đề mâu thuẫn.
1.2.2. Nhược điểm
- Chi phí cao: Nhà trọ thường có mức giá cho thuê cao hơn so với ký túc xá. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt, điện, internet,.. cũng đáng kể.
- An ninh phức tạp: Một số khu trọ thường xuyên xảy ra tình trạng mất cắp.
Như vậy, mỗi hình thức lưu trú đều tồn tại các ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mong muốn, nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi bạn sinh viên mà có được lựa chọn phù hợp nhất.
2. Những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ
2.1. Xem thường những quy định của nơi ở
Điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ đầu tiên đó là tôn trọng quy tắc ở đây. Mỗi khu trọ, ký túc xá đều sẽ có những nội quy riêng mà người ở cần tuân thủ. Chẳng hạn giờ giấc mở cửa, không gây tiếng ồn lớn, báo với ban quản lý khi có người thân ghé chơi hay ngủ lại,…
Vậy nên, tốt hơn hết khi mới đến sống, bạn không được xem nhẹ những quy định này. Đặc biệt là đối với những bạn ở ký túc xá, việc vi phạm nội quy quá số lần cho phép sẽ khiến bạn không còn cơ hội ở ký túc xá nữa.
2.2. Lơ là trong vấn đề bảo vệ tài sản tư trang cá nhân
Việc mất cắp tư trang tài sản cá nhân luôn là chủ đề nhạy cảm khi đề cập đến cuộc sống tại ký túc xá hay nhà trọ. Để tránh rơi vào tình huống này, bạn không nên lơ là hay quá chủ quan trong việc cất giữ tài sản, đồ có giá trị. Nếu có thể, hãy đầu tư cho mình 1 chiếc tủ hay két có mã bảo vệ bạn nhé!
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm vàng chi tiết – 5 Yếu tố cần phải quan tâm
2.3. Bỏ bữa, không ăn uống đủ chất
Bỏ bỏ, nhịn ăn, ăn uống không đủ chất là tình trạng thường thấy ở các bạn sinh viên đi học xa nhà. Vì bất kỳ lý do gì thì thói quen này có thể khiến sức khỏe giảm sút về lâu dài và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn.
2.4. Thức khuya
Thói quen thức khuya cũng là tình trạng phổ biến ở các bạn học sinh, sinh viên. Để kết thúc 1 ngày dài học tập, nhiều bạn thường chọn hình thức giải trí là chơi game, lướt mạng xã hội, nghe nhạc,… Những nội dung cuốn hút chúng ta nhiều giờ liền, dẫn tới việc 1-2 giờ khuya mới buông máy.
Việc thức khuya không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây quầng thâm mụn cho da mà còn khiến giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, gây tình trạng trễ giờ học, buồn ngủ quá mức ban ngày,… làm giảm thành tích học tập. Vì vậy, bạn hãy cố gắng đi ngủ đúng giờ và ngủ sớm hơn nhé!
2.5. Khoe mẽ tài sản
Kín tiếng luôn là lựa chọn khôn ngoan khi sống trong 1 tập thể. Đừng dành thời gian để khoe chiếc túi mình mới mua, cây son hiệu mình mới có cho mọi người. Điều này giúp bạn tránh gây ra những mâu thuẫn, ganh ghét trong tập thể. Như vậy, cuộc sống tại ký túc xá hay nhà trọ của bạn sẽ suôn sẻ, hòa thuận hơn.
2.6. Không giữ vững quan điểm, lập trường
Sống trong 1 tập thể, mâu thuẫn xung đột đôi khi là điều không tránh khỏi. Trong 1 số trường hợp, bạn cần giữ vững quan điểm, lập trường của mình để bảo vệ bản thân tốt nhất. Những chuyện chưa hài lòng về cách sống, ngủ nghỉ, vệ sinh trong phòng cũng cần được mạnh dạn đưa ra bạn nhé!
2.7. Soi mói cuộc sống riêng tư của nhau
Mỗi người đều có những mối quan hệ, câu chuyện riêng tư. Mặc dù sống chung với nhau nhưng bạn nên biết được giới hạn của mình và tránh việc “tọc mạch” quá mức cuộc sống của người khác. Tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau chính là bí quyết để có thể sống hòa thuận trong 1 tập thể như ký túc xá, nhà trọ.
3. Sinh viên ở ký túc xá, nhà trọ cần chuẩn bị những gì?
3.1. Đồ dùng cá nhân
Cho dù bạn lựa chọn ở ký túc hay nhà trọ thì việc chuẩn bị các đồ dùng cá nhân thiết yếu là điều cần phải làm. Một số đồ dùng cơ bản bao gồm quần áo, khăn tắm, bàn chải, điện thoại, laptop,… Đối với các tài sản có giá trị, bạn cần bảo quản thật kỹ để tránh mất cắp. Không nên giữ quá nhiều tiền mặt trong người.
Thông thường mỗi ký túc xá đều phát cho các bạn sinh viên 1 hòm để đồ riêng. Nếu không, bạn hãy chủ động tự đi mua để giữ gìn tài sản của mình tốt nhất nhé!
3.2. Đồ sinh hoạt chung
Đồ sinh hoạt chung là những món đồ mà bạn cùng các bạn chung phòng sẽ hùn tiền mua chung để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Các bạn có thể lập 1 quỹ chung để mua đồ và nhớ ghi lại chi tiết các phát sinh mua sắm để dễ dàng cho việc kiểm soát tài chính nhé!
Đối với nhà trọ, đồ sinh hoạt chung có thể có chi phí rất cao như tủ lạnh, ấm đun nước, nệm,… nên trước khi quyết định mua sắm các món đồ này, các bạn nên trao đổi với nhau trước về cách thức hùn tiền và cách giải quyết trong trường hợp có người muốn chuyển đi chỗ khác. Như vậy, sẽ tránh được các mâu thuẫn phát sinh sau này.
>>>>>Xem thêm: Giải mã ý nghĩa tên An Chi là gì? Tìm hiểu tính cách của người tên An Chi
3.3. Dụng cụ học tập
Bên cạnh sách, vở, viết,… bạn có thể cân nhắc mua thêm chiếc bàn gập nhỏ để ngồi học trên giường cho tiện. Chiếc bàn này cũng là nơi nhiều bạn dành để dùng bữa do tính chất khiêm tốn của không gian ký túc xá, nhà trọ. Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm 1 chiếc đèn bàn để học vào buổi tối hoặc đêm mà không ảnh hưởng tới mọi người trong phòng.
Trên đây là những điều tân sinh viên nên tránh khi sinh hoạt ký túc xá, nhà trọ mà Bloggiamgia.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có 1 quãng thời gian sinh viên thật ý nghĩa!