Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Rate this post

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của cả mẹ và em bé. Một trong những điều cần quan tâm nhất lúc này là thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Vì sao phải chú trọng điều này? Bà bầu cần bổ sung gì trong giai đoạn ấy? Cần lưu ý gì để mẹ khỏe, con phát triển bình thường. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Theo các bác sĩ, những tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến sự phát triển về sau của đứa con trong bụng. Trong thời gian này, những chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo đường máu đi vào bên trong để hình thành và nuôi dưỡng em bé. Do đó việc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng.

Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực đơn ăn uống khoa học giúp mẹ khỏe mạnh bé phát triển bình thường

Hơn nữa, 3 tháng đầu là thời gian hình thành những bộ phận quan trọng của em bé như: Tim, gan, phổi, não, tủy,… Việc bổ sung những dưỡng chất phù hợp sẽ giúp quá trình này đạt hiệu quả cao. 

Ngoài ra, khi mẹ bầu được cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng để kháng, hạn chế tình trạng nghén ngẩm. Mẹ khỏe mạnh và tăng cân sẽ giúp tinh thần thoải mái để bé yêu phát triển toàn diện trong bụng.

2. Nguyên tắc tạo thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Để có được một thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả, bố mẹ nên tham khảo một số nguyên tắc sau:

2.1. Không ăn thực phẩm sống, tái, chưa được sơ chế kỹ

Đây là lời khuyên cực kỳ hữu ích cho phụ nữ mang thai. Trong trong thời gian mang bầu, mẹ tuyệt đối không nên ăn đồ sống hoặc nấu chưa chín hẳn. Bởi thực phẩm chưa được chín chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ăn chúng có nguy cơ gây ngộ độc, nhiễm trùng và trường hợp xấu nhất là sảy thai.

Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm sống, tái, chưa được sơ chế kỹ hay đồ ăn quá ngọt

2.2. Nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần hạn chế những thực phẩm khó tiêu gây khó chịu cho mẹ bầu. Đặc biệt là các đồ chiên, rán, nhiều tinh bột,… Cần ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và chất xơ. 

Ngoài ra, để đảm bảo đủ năng lượng trong ngày, mẹ cần kết hợp đồ ăn chứa nhiều chất đạm như: Thịt, sữa với tinh bột vào các bữa sáng, tối.

2.3. Tránh uống nước vào bữa ăn

Nhiều mẹ bầu khi ăn có cảm giác khó nuốt nên thường uống nước xen kẽ trong bữa ăn. Tuy nhiên, uống nước lại là một trong những điều nên tránh cho bà bầu. Bởi khi uống nước, mẹ sẽ có cảm giác nhanh no, việc nạp thêm dinh dưỡng do đó bị hạn chế đi nhiều.

Tìm hiểu thêm: Top 12 app tính calo chính xác nhất dành cho Android và iOS miễn phí

Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng nên tránh uống nước trong bữa ăn

2.4. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Ngoài chế độ tập luyện và một tinh thần thoải để em bé luôn hạnh phúc trong bụng mẹ, trong thực đơn 3 tháng đầu cho bà bầu cần đảm bảo đầy đủ những chất dinh dưỡng sau:

  • Protein: Đây là chất có sẵn trong thịt, cá, sữa, đậu… và cần được bổ sung hằng ngày trong bữa ăn của mẹ bầu. Khi được bổ sung đầy đủ đạm, cơ thể mẹ sẽ có đủ chất giúp bé phát triển đầy đủ tế bào mô. Đồng thời giúp tử cung, tuyến vú của mẹ tăng thể tích tuần hoàn hiệu quả. 
  • Sắt: Trong thời gian mang thai, mẹ cần được bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày. Đây là chất quan trọng giúp hình thành và phát triển tế bào máu của con. Nếu thiếu sắt, mẹ bầu sẽ bị mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu. Đồng thời, con cũng có nguy cơ bị nhẹ cân và sinh non.
  • Axit folic: Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên bổ sung 500mcg vi chất này mỗi ngày. Nếu được có đủ Axit folic trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bé sẽ giảm được nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh như: Nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh.
  • Canxi: trong 3 tháng đầu tiên, mẹ cần nạp 800 – 1000mg canxi và tăng dần trong giai đoạn sau đó. Điều này sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ về xưởng, răng. Đồng thời đảm bảo quá trình đông máu và hệ thần kinh của mẹ sẽ diễn ra bình thường.  .
  • Vitamin D và Vitamin C: Hai loại vitamin này sẽ góp phần chuyển hóa canxi, phát triển xương đáng kể cho bé nếu được bổ sung đầy đủ. Đồng thời, chúng cũng làm tăng sức đề kháng và tạo bánh nhau vững chắc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3. Những món nên có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

3.1. Cháo cá chép

Cá chép vốn là thực phẩm chứa nhiều omega 3 và đạm, rất tốt cho sự phát triển của bé. Trong thời gian đầu, mẹ bầu nên ăn cháo cá chép để bổ sung thêm dinh dưỡng cho con. Để khử bớt mùi tanh, bạn nên cho thêm một chút gừng để có bữa ăn thêm ngon miệng hơn.

Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Nguyên liệu nấu cháo cá chép bổ dưỡng

3.2. Các món từ thịt gà

Thịt gà vốn giàu kẽm, đạm, sắt,… rất tốt cho sự hình thành não bộ của bé. Từ thịt gà, mẹ bầu có thể chế biến thành các món ngon như: Cháo gà, gà luộc, rang, súp… để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể hai mẹ con. Mẹ cũng có thể kết hợp với các loại nấm và củ quả để bữa ăn thêm tươi ngon và hấp dẫn.

3.3. Cải bó xôi

Cải bó xôi vốn là loại rau chứa nhiều kẽm, axit folic, vitamin,… Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể chế biến loại rau này thành các món canh hoặc nước ép để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho em bé.

Những điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

>>>>>Xem thêm: Cơm tấm bao nhiêu calo? Ăn thế nào để không bị béo, tăng cân?

Món rau cải bó xôi nên có trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu

3.4. Súp lơ 

Súp lơ là loại rau giúp dễ tiêu hóa, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Từ súp lơ, mẹ có thể dùng để nấu canh, luộc, xào, làm súp,… để bữa ăn thêm phong phú, tránh bị nhàm chán.

4. Những lưu ý khi lên thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Để mẹ bầu có được sức khỏe tốt, cần lưu ý những điều sau khi lên thực đơn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu: 

  • Hạn chế ăn mặn để không mắc phải các tình trạng: cao huyết áp, sưng phù chân tay, gây hại cho mẹ và bé.
  • Không ăn hải sản có chứa lượng thủy ngân cao như: cá kiếm, cá thu,… gây ảnh hưởng đến não của trẻ.
  • Tuyệt đối loại bỏ các củ quả mọc mầm trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Bởi chúng chứa nhiều chất độc, không tốt cho mẹ và con.
  • Không ăn uống các loại sữa khi chưa qua tiệt trùng.
  • Không dùng chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy, đồ có ga.
  • Hạn chế ăn béo như chiên, rán.
  • Không ăn đồ ôi thiu, đã quá hạn sử dụng.
  • Nếu bị nghén nặng, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhưng phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để đảm bảo phát triển cho mẹ và bé.
  • Ăn một chút bánh quy và gừng để hạn chế tình trạng bị nghén quá nhiều.
  • Không nên ăn quá no hoặc bỏ đói bản thân.

5. Gợi ý thực đơn chi tiết 1 tuần cho bà bầu 3 tháng đầu

Để giúp các mẹ khỏi “đau đầu” suy nghĩ nên ăn gì mỗi ngày tốt cho mẹ, bổ cho bé, Bloggiamgia.edu.vn xin gợi ý đến bạn thực đơn cụ thể cho 1 tuần như sau: 

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối 
Thứ 2 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Phở
  • Nước dừa

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Mực chiên
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh bao

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Mướp luộc
  • Thịt bò xào nấm rơm
  • Nho

Bữa phụ: Sữa

Thứ 3 Bữa chính:

  • Trứng
  • Ổi
  • Cháo
  • Nước mía

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Đậu đỗ luộc
  • Lươn xào giá đỗ
  • Nước ép táo

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Bắp cải xào
  • Thịt gà luộc
  • Canh mọc nấu nấm
  • Dâu tây

Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy

Thứ 4 Bữa chính:

  • Táo
  • Xôi
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh  yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Sườn chua ngọt
  • Cải chíp xào nấm hương
  • Canh cải nấu thịt băm
  • Nước dưa hấu

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng cút
  • Mực xào cần tỏi
  • Su hào luộc
  • Quýt

Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy

Thứ 5 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Bánh mỳ kẹp
  • Nước dừa

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt bò kho
  • Củ quả luộc
  • Canh đậu nấu xương
  • Đậu sốt cà chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá chép hấp
  • Canh ngao nấu chua
  • Thịt lợn sốt cà chua
  • Táo

Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy

Thứ 6 Bữa chính:

  • Trứng vịt lộn
  • Kiwi
  • Bánh bao
  • Nước mía

Bữa phụ: Bánh bao kim sa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Măng tây xào thịt bò
  • Cá hố om
  • Nước ép hoa quả

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Canh rong biển
  • Cơm
  • Tim xào giá
  • Rau luộc
  • Thịt bò hầm
  • Thanh long

Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy

Thứ 7 Bữa chính:

  • Chuối
  • Ngũ cốc
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Rau luộc theo mùa
  • Canh khoai tây nấu xương
  • Lươn xào sả ớt
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: bánh mỳ kẹp

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rán
  • Bắp cải luộc
  • Cá quả xào thìa là
  • Xoài

Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy

Chủ nhật Bữa chính:

  • Táo
  • Phở
  • Nước dâu

Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua

Bữa chính:

  • Cơm
  • Vịt luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh ngao nấu chua
  • Tôm rang
  • Nước ép bơ

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Móng giò luộc
  • Súp lơ luộc
  • Thịt bò xào nấm
  • Trứng ốp
  • Dưa hấu

Bữa phụ: Sữa + bánh quy

Lưu ý: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Để tiêu hóa tốt nhất dinh dưỡng, các mẹ cần lưu ý cân đối thời gian giữa các bữa sao cho hợp lý. Gợi ý tốt nhất là: bữa sáng 7 giờ, bữa phụ 9h30; bữa trưa 12h, bữa phụ 15 giờ; bữa tối 18h, bữa phụ 21 giờ. 

  • 7 thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ và những lưu ý
  • Điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu là thực sự cần thiết. Việc cân bằng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình mang thai được thuận lợi nhất. Hãy lưu lại những gợi ý trên của Bloggiamgia.edu.vn để cùng bé yêu phát triển mỗi ngày nhé! 

Đừng quên theo dõi Chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm những kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *