Bạn có biết, phần lớn các sản phẩm được sử dụng trong đời sống hằng ngày đều được làm từ nhựa PVC? Không những vậy, nó còn có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau như: y tế, điện năng, gia dụng, nội thất,…
Bạn đang đọc: Nhựa PVC là gì? Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
Vậy nhựa PVC là gì? Tại sao nó lại được sử dụng rộng rãi đến vậy? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây
Contents
- 1 1. Nhựa PVC là gì? Phân loại nhựa PVC
- 2 2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhựa PVC
- 3 3. Ưu – nhược điểm của nhựa PVC
- 4 4. Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
- 4.1 4.1. Ứng dụng trong sản xuất ống nhựa
- 4.2 4.2. Ứng dụng trong sản xuất dây cáp điện
- 4.3 4.3. Ứng dụng trong sản xuất các tấm che, phủ
- 4.4 4.4. Ứng dụng trong sản xuất dạng tấm nhựa
- 4.5 4.5. Ứng dụng trong sản xuất đồ chơi cho trẻ
- 4.6 4.6. Ứng dụng trong sản xuất dụng cụ y tế
- 4.7 4.7. Ứng dụng trong thiết kế nội thất
- 5 5. Những lưu ý khi chọn mua các sản phẩm được làm từ nhựa PVC
- 6 6. Tổng kết
1. Nhựa PVC là gì? Phân loại nhựa PVC
1.1. Nhựa PVC là gì?
Nhựa PVC có tên gọi đầy đủ là Polyvinyl Clorua, là sản phẩm của phản ứng trùng hợp vinyl clorua CH2=CHCl. Trong điều kiện thường, nhựa PVC tồn tại ở thể rắn, không mùi, thường có màu trắng hoặc màu hổ phách.
Về bản chất, nhựa PVC nguyên chất không độc hại và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nó có độ chịu lực kém nên khi gia công chất liệu này, để tăng độ dẻo dai người ta thường thêm nhiều chất phụ gia khác như: CPE, MBS, EVA,… Những chất phụ gia này nếu bị nhiễm vào người quá mức cho phép có thể gây nên ung thư, phá hủy nội tiết tố và các bệnh nguy hiểm khác.
Chính vì vậy, những sản phẩm được làm từ nhựa PVC hiện nay đều cần sử dụng lượng chất phụ gia phù hợp để không gây hại đến sức khỏe người dùng.
1.2. Phân loại nhựa PVC
Có rất nhiều cách để phân loại nhựa PVC. Trong đó, nếu dựa vào đặc tính bên ngoài của nó thì nhựa PVC được chia thành:
- Nhựa PVC cứng: đây là loại nhựa thường không sử dụng các chất phụ gia hoặc có sử dụng nhưng hàm lượng thấp, nhỏ hơn 5%. Loại nhựa này không gây độc hại, được tại ra trong điều kiện nhiệt độ 160-180 độ C. Có thể kể đến các sản phẩm được làm từ loại nhựa này là: khung cửa, cửa, đồ gia dụng, đồ chơi,…
- Nhựa PVC dẻo: loại nhựa này sẽ sử dụng các chất phụ gia với hàm lượng từ 5-15% để đảm bảo cho các sản phẩm ra đời sẽ có độ dẻo dai tốt nhất. Các sản phẩm được làm từ PVC dẻo là: dây cáp điện, thiết bị y tế, màng bọc thực phẩm,…
Ngoài ra, nếu dựa vào hình thức bên ngoài của các sản phẩm được làm từ nhựa PVC thì chúng được chia thành: nhựa PVC cuộn và nhựa PVC tấm.
Hoặc, nếu dựa vào màu sắc thì nhựa PVC được chia thành: nhựa PVC màu trắng, màu hổ phách và không màu.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhựa PVC
Để có được những sản phẩm đa dạng như ngày hôm nay, nhựa PVC đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển vô cùng dài, với nhiều bước tiến quan trọng. Đến nỗi PVC được coi là chất liệu có lịch sử phát triển dài nhất trong ngành sản xuất công nghiệp.
Quá trình phát triển của nhựa PVC được chia thành nhiều giai đoạn quan trọng, bao gồm:
- Năm 1835, lần đầu tiên trong lịch sử, nhà hóa học, vật lý người Pháp là Henri Regnault tổng hợp thành công chất liệu vinyl clorua. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất ra PVC.
- Năm 1872, nhà bác học Baumann tiến hành thí nghiệm phơi ống nghiệm chứa vinyl clorua dưới ánh nắng mặt trời và phát hiện chất bột màu trắng được tạo thành. Đây chính là chất liệu PVC, nhưng tại thời điểm đó người ta chưa xác định được bản chất hóa học của phản ứng này.
- Phải đến 40 năm sau, tức là năm 1912, một nhà hóa học người Nga và người Đức cùng tìm ra và công nhận quy trình sản xuất PVC ra đời. Nhưng, chất liệu PVC thời gian này vẫn còn kém ổn định, cứng và khó gia công, nên không được quan tâm chú trọng nhiều.
- Vào năm 1926, khi tiến sĩ người Mỹ là Waldo Semon tìm ra phương pháp hóa dẻo chất liệu PVC, chất liệu này mới được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu về chất ổn định cho PVC được công bố, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nhựa PVC.
- Năm 1933, nhiều loại PVC bắt đầu được tổng hợp tại Mỹ và Đức, đến năm 1937 chất liệu này chính thức được đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp. Đây chính là cột mốc quan trọng, đặt nền móng cho ngành công nghiệp PVC sau này.
3. Ưu – nhược điểm của nhựa PVC
3.1. Ưu điểm của nhựa PVC
Những ưu điểm vượt trội dưới đây chính là lý do khiến nhựa PVC ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi:
3.1.1. Giá thành rẻ
Các sản phẩm được làm từ nhựa PVC có giá thành rẻ hơn nhiều các chất liệu khác nếu cùng thiết kế và kích thước. Mức giá của nhựa PVC phù hợp với túi tiền của người dân nên được ưa chuộng sử dụng ngày một rộng rãi.
Các sản phẩm được làm từ nhựa PVC cũng rất gọn nhẹ, nên việc vận chuyển, lắp ráp các đồ dùng thiết bị làm từ PVC khá đơn giản, nhanh chóng.
3.1.2. Mẫu mã đa dạng, dễ chế tạo
Chất liệu PVC có độ linh hoạt cao, tùy thuộc vào công thức pha chế và quá trình sản xuất mà cho ra đời các sản phẩm, mẫu mã vô cùng đa dạng, thu hút được sự quan tâm yêu thích của người tiêu dùng.
3.1.3. Độ bền cao
Các sản phẩm được làm từ PVC có khả năng chống ăn mòn, chống sốc hiệu quả, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có độ bền rất cao. Có thể thấy rất nhiều sản phẩm làm từ PVC được đặt để ngoài trời nhưng gần như không bị hư hại gì sau một thời gian dài sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Gỗ lũa là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm của loại gỗ này
Đặc biệt, theo nghiên cứu từ Nhật, khi kiểm tra các ông nước ngầm được đặt cách đây 35 năm thì chất lượng của nó gần như không thay đổi.
3.1.4. Có khả năng chống cháy, chống nước
Nhựa PVC có khả năng chống cháy cực tốt.
3.1.5. Khả năng cách điện tốt
Nhựa PVC có khả năng chịu được cường độ nhiệt lớn và chống cháy hiệu quả, nên nó được lựa chọn để sản xuất dây cáp truyền thông, băng cách điện, vỏ bọc dây điện, công tắc điện, ổ cắm,…
3.1.6. Bề mặt mịn, bóng, dễ vệ sinh
Bề mặt của nhựa PVC rất mịn, bóng, không bám bụi nên rất dễ vệ sinh, ít bị ố, bạn chỉ cần dùng khăn bông khô lau nhẹ là sản phẩm đã có thể sạch bong như mới.
3.2. Nhược điểm của nhựa PVC
Bên cạnh ưu điểm thì nhựa PVC cũng có những nhược điểm nhất định như:
- Khi vượt quá ngưỡng chịu nhiệt, nhựa PVC sẽ bắt lửa, cháy và thải ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh đó.
- Nhựa dễ bị giòn gãy ở điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Do vậy, để đảm bảo độ bền cho các sản phẩm được làm từ PVC, cần đặt chúng tại các vị trí có điều kiện nhiệt độ ổn định.
- Lượng rác thải được làm từ chất liệu PVC ngày một tăng nhanh, trong khi đó nó lại khó phân hủy, nên ảnh hưởng khá xấu đến môi trường tự nhiên.
4. Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
Có thể nói rằng, nhựa PVC là chất liệu được ứng dụng rộng rãi nhất trong sản xuất và đời sống. Bởi, bất cứ lĩnh vực nào hiện nay cũng đều có mặt của nhựa PVC, từ đời sống, điện năng, linh kiện – thiết bị điện,… thậm chí còn lấn sân sang cả nội thất.
4.1. Ứng dụng trong sản xuất ống nhựa
Nhựa PVC hiện được sử dụng để sản xuất một sản lượng lớn các loại ống nhựa với kích thước vô cùng đa dạng, từ nhỏ đến lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, những đường ống lớn thường được dùng trong hệ thống cấp thoát nước tại các khu chung cư, nhà ở, ống dẫn nước sinh hoạt,…
Ngoài ra, phần lớn các loại chai lọ, rổ giá, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, van máy công nghiệp,… cũng được làm từ nhựa PVC.
4.2. Ứng dụng trong sản xuất dây cáp điện
Do có khả năng cách điện tốt, độ dẻo dai cao nên nhựa PVC được lựa chọn để sản xuất cáp điện. Tùy vào khâu pha chế nguyên liệu trong quá trình sản xuất mà mỗi loại cáp lại có khả năng chịu nhiệt khác nhau: dây cáp điện dân dụng thường dùng loại PVC có khả năng chịu nhiệt lên tới 70 độ C, dây cáp điện công nghiệp thường dùng loại PVC có khả năng chịu nhiệt ở 90-100 độ C.
4.3. Ứng dụng trong sản xuất các tấm che, phủ
Những tấm bạt cỡ lớn, ô che công nghiệp, áo mưa, cốc nhựa, ống hút, túi nilon, nhãn chai nước,… mà bạn thấy hàng ngày cũng đều là sản phẩm của chất liệu PVC.
4.4. Ứng dụng trong sản xuất dạng tấm nhựa
Với khả năng chống thấm tốt và có độ bền cao, những tấm nhựa được làm từ chất liệu PVC cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi để làm vách ngăn, tấm lợp, hàng rào, cửa sổ,…
Ngoài ra, các biển quảng cáo, pano,… hiện nay cũng có nguồn gốc từ nhựa PVC.
4.5. Ứng dụng trong sản xuất đồ chơi cho trẻ
Phần lớn các bộ đồ chơi cho trẻ hiện nay đều được làm từ nhựa PVC. Chúng có hình dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt, độ bền cao và giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng thời gian gần đây.
4.6. Ứng dụng trong sản xuất dụng cụ y tế
Các thiết bị y tế như: ông thở, túi đựng máu, thiết bị lọc máu, chai truyền nước,… đều là sản phẩm được làm từ nhựa PVC.
4.7. Ứng dụng trong thiết kế nội thất
Ngoài những ứng dụng trên, nhiều sản phẩm nội thất trong nhà cũng được làm nhựa PVC như: giường ngủ, tủ quần áo, tủ giày, bàn ghế, quạt điện,…
Đặc biệt, những mẫu trần nhựa được dùng để che lấp những khuyết điểm của căn nhà hay những tấm ốp nền giả gỗ cũng có nguồn gốc từ chất liệu PVC.
>>>>>Xem thêm: Top những mẫu két sắt chống trộm được chờ đón nhất năm 2024
5. Những lưu ý khi chọn mua các sản phẩm được làm từ nhựa PVC
Khi lựa chọn các sản phẩm được làm từ nhựa PVC, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Màu gốc của nhựa PVC là: màu đỏ, màu trắng ngà và trắng sữa. Trong đó, màu đỏ sẽ có độ cứng cao nhất và kém bền nhất, màu trắng ngà sẽ có độ bền cao nhất, kháng hóa chất tốt nhất nhưng giá thành khá cao. Do vậy, bạn có thể dựa vào đặc điểm này để chọn sản phẩm cho phù hợp.
- Những sản phẩm được làm từ nhựa PVC cao cấp sẽ có 1 lớp màng cứng, chống trầy xước tốt và dễ làm sạch.
- Kiểm tra logo của nhà sản xuất, lựa chọn các thương hiệu lớn như: Song Long, Việt Nhật,.. để chọn được sản phẩm chất lượng
6. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhựa PVC và những ứng dụng thực tế của nó vào đời sống. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mua sắm, sử dụng các đồ dùng, thiết bị được làm từ chất liệu này.