Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Rate this post

Chắc hẳn trong cuộc sống, bạn đã từng một lần gặp gỡ, tiếp xúc với người nhạy cảm. Hoặc cũng có thể, bản thân bạn lại sở hữu một trái tim đầy nhạy cảm mà không hề hay biết. Vậy nhạy cảm là gì? Tại sao lại xuất hiện kiểu tính cách này? Không để độc giả chờ đợi lâu, dưới đây là những lý giải chi tiết của Bloggiamgia.edu.vn!

Bạn đang đọc: Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Bạn có phải tuýp người nhạy cảm hay không?

1. Nhạy cảm là gì?

Nhạy cảm là một trong những đặc điểm tính cách bình thường của con người và có thể xuất hiện khi vừa mới sinh ra. Nó được thể hiện thông qua sự tinh tế của các giác quan và khả năng đọc vị nhanh vấn đề bằng cảm tính. Trong một số trường hợp, “nhạy cảm” lại ám chỉ những vấn đề tế nhị, khó nói.

Vậy người nhạy cảm là gì? Một người được cho là nhạy cảm khi họ phản ứng mạnh mẽ với mọi vấn đề xảy ra xung quanh. Họ để ý từng cử chỉ, cảm xúc của người khác hay của chính bản thân họ. Họ cũng sẽ dễ bị kích động hay phản ứng sâu sắc trước những vấn đề có thể rất bình thường.

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Người nhạy cảm thường phản ứng khá mạnh mẽ trước mọi vấn đề

2. Nguyên nhân khiến ta trở nên nhạy cảm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nhạy cảm quá mức. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Gen di truyền
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Tự ti
  • Tư duy tiêu cực
  • Sự cầu toàn
  • Tổn thương tâm lý từ quá khứ
  • Quen với sự nuông chiều.

Nói tóm lại, khi bạn tự ti, tư duy tiêu cực, có những bóng ma tâm lý từ quá khứ hoặc bản thân yêu cầu quá cao về cuộc sống thì dễ trở nên nhạy cảm quá mức. Ngoài ra, có một số người từ nhỏ đã được bao bọc quá mức, ít va chạm nên không có khả năng nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn đa chiều. Điều này cũng dẫn đến việc họ dễ phản ứng thái quá với những vấn đề thực chất không có gì quan trọng. 

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Nhạy cảm xuất phát từ sự tự ti, được bao bọc quá mức

3. Ưu điểm của người nhạy cảm

Người nhạy cảm có cho mình một vài ưu thế riêng cho mình trong học tập, công việc và cuộc sống như:

3.1. Có mắt quan sát tốt và lòng cảm thông với xung quanh

Trên thực tế, người nhạy cảm có mắt quan sát vô cùng tinh tường. Do đó, họ dễ dàng nhận ra sự thay đổi của người xung quanh, cho dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, liệu điều này có tốt hay không? Trong một vài trường hợp, khả năng này giúp họ thấu hiểu, cảm thông với người xung quanh như thể chính họ cũng đang trải qua những cảm xúc tương tự. Đây cũng chính là lý do mà những người nhạy cảm thường có rất nhiều bạn bè, cũng như luôn nhận được sự yêu quý của mọi người.

3.2. Kỹ năng xã hội và khả năng làm việc nhóm tốt

Người nhạy cảm có khả năng xoay chuyển tình thế theo từng người với các tính cách khác nhau. Ngoài ra, sự tinh tế, linh hoạt còn giúp họ có khả năng làm nhà quản lý, người lãnh đạo và người đàm phán xuất sắc.

Tìm hiểu thêm: Ga tàu Hải Dương: Lịch sử, vị trí, giá vé, lịch trình đi và đến

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm
Bù lại, người nhạy cảm lại làm việc nhóm tốt nhờ sự tinh tế, linh hoạt

3.3. Giác quan trở nên nhạy bén

Một ưu thế của những người nhạy cảm mà không thể không kể đến đó là họ trở nên đặc biệt nhạy bén trước âm thanh hoặc các hoạt động xảy ra xung quanh bản thân mình. Do đó, họ thường lựa chọn tránh đến những nơi quá ồn ào, đông đúc, hoặc những nơi có các yếu tố gây xúc động lớn.

Đặc biệt, người nhạy cảm đôi khi còn có khả năng cảm nhận được môi trường đó có năng lượng tích cực hay tiêu cực. Điều này sẽ giúp thiết lập cơ chế tự vệ khi bản thân cảm thấy đang rơi vào tình thế nguy hiểm.

4. Nhược điểm khi trở nên quá nhạy cảm

Ngoài những ưu thế thì người nhạy cảm sẽ có những nhược điểm nhất định. Vậy nhược điểm của người nhạy cảm là gì?

4.1. Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người xung quanh

Là người có cảm nhận mạnh mẽ về mọi thứ xung quanh nên người nhạy cảm có xu hướng săm soi tất cả những chuyện đang xảy ra quá mức. Họ có thể dễ dàng chia sẻ được niềm vui với mọi người. Đồng thời, nếu ở trong không khí ảm đạm, căng thẳng thì họ sẽ cảm thấy nặng nề. Đây chính là lý giải vì sao cảm xúc của người nhạy cảm cứ liên tục lên xuống thất thường, giống như tàu lượn bên trong công viên giải trí.

4.2. Nghĩ nhiều và lo lắng thái quá

Với người nhạy cảm, chỉ cần người xung quanh có một chút thay đổi nào đó, thì họ sẽ ngay lập tức suy nghĩ và tự vấn không biết rằng bản thân có phải đã làm sai ở điểm nào hay không. Từ đó, overthing về mọi thứ, thậm chí sẵn sàng đổ lỗi ngược cho người khác. Bởi bản thân bạn cho rằng, mình không có gì sai thì tại sao họ lại không có thái độ tốt với mình. 

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Người nhạy cảm có xu hướng nghĩ rất nhiều điều

4.3. Khó chấp nhận lời chỉ trích

Những người nhạy cảm thường dễ bị tổn thương và tự ái trước những lời phê bình, chỉ trích. Đôi khi một lời góp ý nhỏ cũng sẽ khiến họ khó mà buông bỏ khỏi tâm trí được. Họ sẽ giữ mãi trong lòng những câu nói đó dù nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm trôi qua.

4.4. Dễ cảm thấy quá tải, mệt mỏi

Việc thường xuyên phải đối mặt với cảm xúc của cả bản thân lẫn người khác nên người nhạy cảm thường rơi vào tình trạng lo lắng, mệt mỏi quá dài. Trong công việc hay trong học tập, một vài áp lực nhỏ hoặc môi trường thiếu trật tự, hỗn loạn cũng dễ khiến họ trở nên căng thẳng.

4.5. Thấy mình bị lạc lõng

Một người có suy nghĩ nhạy cảm quá mức sẽ tự nhận thấy bản thân không thuộc về bất cứ môi trường nào cả. Họ sẽ tự cách ly mình ra khỏi hội bạn hoặc một nhóm đồng nghiệp dù trước đó có thể rất thân thiết.

Điều này khiến họ vô tình đánh mất  những cơ hội phát triển cho các mối quan hệ xung quanh cũng như khả năng thăng tiến trong công việc. Nếu tình trạng này tiếp diễn quá lâu mà không thể giải quyết, họ rất có thể rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm.

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

Họ tự cách ly bản thân và luôn có cảm giác lạc lõng

5. Hướng dẫn cách chữa lành cho người nhạy cảm

5.1. Không nên đặt mình vào trung tâm của mũi dùi

Suy nghĩ mọi người ai cũng nhắm vào mình khiến người nhạy cảm có tâm lý nặng nề hơn. Lý do xuất phát từ những ý nghĩa tiêu cực, sự thiếu tự tin của bản thân cũng như quá chú tâm đến lời nói, thái độ của người khác.

Do đó, để bớt suy nghĩ về những vấn đề không đâu, bạn có thể cân nhắc xem liệu bản thân có đang suy diễn quá mức không. Tại sao không cho rằng đó chỉ là những lời chia sẻ ý kiến chứ thật sự không có ý chĩa mũi dùi về bạn? Tư duy tích cực này sẽ hạn chế việc bạn “bẻ cong” lời nói của người khác và yêu bản thân mình nhiều hơn.

5.2. Học cách tiếp nhận nhiều ý kiến khác nhau

Việc khó chấp nhận lời phê bình sẽ khiến bản thân bạn khó có thể phát triển tốt hơn. Để khắc phục, bạn trước hết cần phân biệt được đâu là lời chỉ trích, đâu là lời góp ý xuất phát từ sự thiện chí. Nếu lời nhận xét đó hoàn toàn khác với quan điểm của bạn, hãy ưu tiên cân nhắc xem việc thực hiện theo ý kiến đối phương có thể khiến bạn tiến bộ hơn hay không.

Tất nhiên, những lời chỉ trích ác ý nhằm hạ bệ thì bạn lại càng không nên ôm khư khư trong lòng. Chỉ khi bạn bỏ qua những năng lực tiêu cực đó, bạn mới có thể trưởng thành hơn và để tâm đến những người, những điều mà bản thân yêu quý.

5.3. Tự lập

Những người nhạy cảm có đặc điểm chung là thường bị cảm xúc của người khác chi phối. Do đó, họ dễ nghi ngờ bản thân khi đối phương chỉ có một thay đổi nhỏ hoặc không đủ lắng nghe những câu chuyện của họ. 

Thực chất, ai cũng phải đối mặt với những khó khăn riêng trong cuộc sống. Hãy cảm thấy may mắn nếu ai đó vẫn dành một chút thời gian để nghe bạn chia sẻ, tuy nhiên cũng hãy thật thoải mái nếu họ bận giải quyết những mối lo của mình. Tốt nhất, bạn hãy học cách tự thấu hiểu bản thân vì chỉ bạn mới là người hiểu bạn nhất mà thôi!

Nhạy cảm là gì? Làm thế nào để chữa lành cảm xúc cho người nhạy cảm

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 5 cách ứng tiền Vina mới nhất áp dụng cho 2024

Bạn là người thấu hiểu chính bản thân mình nhất

5.4. Cho bản thân một khoảng lặng

Khi cảm thấy bản thân đang quá tải, hãy dành cho mình những khoảng lặng để nghỉ ngơi. Một số hoạt động có thể thực hiện lúc nghỉ ngơi là:

  • Không đến những nơi xô bồ, náo nhiệt.
  • Làm những hoạt động mà mình thích như xem phim, trồng cây, nghe nhạc,…
  • Đến những nơi giúp tâm hồn bạn được xoa dịu.
  • Thiền định.
  • Tạm ngưng những việc khiến bạn quá tải.

5.5. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Bạn có thể tự biến môi trường xung quanh mình lành mạnh hơn bằng cách nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy loại bỏ những thứ khiến bạn khó chịu thông qua việc dọn dẹp nhà cửa, thay đổi không gian phòng ngủ,… Khi đời sống cá nhân được thoải mái thì bạn mới đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng hơn.

Mặt khác, bạn có thể tân trang lại không gian ngủ bằng cách thay đổi nệm để giấc ngủ được ngon hơn, từ đó hạn chế những suy nghĩ tiêu cực. Có thể tham khảo những mẫu mã nệm sau đây của Bloggiamgia.edu.vn:

  • Nệm cao su Vạn Thành Standard
  • Nệm lò xo Dunlopillo Audrey
  • Nệm lò xo túi độc lập Dunlopillo William 29cm

Trên đây là giải đáp khái niệm nhạy cảm là gì và cách chữa lành những vết thương tâm hồn cho người nhạy cảm. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng một vài chia sẻ nho nhỏ của chúng tôi sẽ khiến bạn tự tin, cởi mở hơn trong cuộc sống và làm chủ tốt những cảm xúc của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *