Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Rate this post

Nhạc giao hưởng là một loại nhạc khá kén người nghe và đòi hỏi người nghe phải có “gu” mới có thể cảm nhận được sự thu hút của loại nhạc này. Vậy nhạc giao hưởng là gì, đặc điểm của dòng nhạc này như thế nào? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

1. Tìm hiểu sơ lược nhạc giao hưởng là gì?

Nhạc giao hưởng có nghĩa là sự hòa hợp âm hưởng, gồm các tác phẩm viết cho dàn nhạc biểu diễn, hòa phối cùng nhau trong không gian lớn. Để có thể biểu diễn, dàn nhạc giao hưởng sử dụng rất nhiều bộ nhạc cụ, chủ yếu là bộ dây, bộ đồng, bộ khí và bộ gõ,… cùng với một nhạc trưởng điều khiển cả dàn nhạc.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Tìm hiểu về nhạc giao hưởng là gì?

Trong tiếng Anh, nhạc giao hưởng nghĩa là Symphony – từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ συμφωνία (symphonia), nghĩa là sự hòa âm của âm thanh.

2. Khám phá nguồn gốc nhạc giao hưởng

Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định thời gian chính xác nhạc giao hưởng ra đời. Vào cuối thời Hy Lạp và Trung cổ, khái niệm Symphonia bắt đầu được sử dụng trong nhạc lý. Đến thời Trung cổ, từ này được dùng để chỉ một loại trống 2 đầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1155 – 1377, Symphonia lại được dùng để chỉ nhiều nhạc cụ khác nhau.

Đến thế kỷ 16 – 17, Symphony bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm âm nhạc. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như Giovanni Gabrieli với Sacrae symphoniae, liber secundus, Adriano Banchieri với per sonare,… Bước sang thời kỳ Baroque, nhạc giao hưởng xuất hiện trong loạt tác phẩm và trở nên phổ biến cho tới ngày nay.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Nhạc giao hưởng trải qua quá trình phát triển lâu đời

3. Nhìn lại các thời kỳ phát triển của nhạc giao hưởng

Các giai đoạn phát triển của giao hưởng được chia thành nhiều thời kỳ chính gồm: Baroque, Cổ điển, Lãng mạn và Hiện đại.

3.1. Thời kỳ Baroque

Thời kỳ Baroque (khoảng thế kỷ thứ 17) là lúc  thuật ngữ giao hưởng bắt đầu được nhiều người biết đến hơn. Tuy vậy lúc này, người ta vẫn còn lẫn lộn giữa thuật ngữ overture, sinfonia và giao hưởng. Giai đoạn này còn còn nhiều hạn chế về nhạc cụ nên nhiều tác phẩm không ghi rõ phần này dành cho nhạc cụ nào chơi. Còn nếu ngân sách đủ lớn, các tác phẩm giao hưởng sẽ được chơi với đầy đủ nhạc cụ hơn.

3.2. Giai đoạn Galant và cổ điển

Vào thế kỷ 18, giới quý tộc vô cùng yêu thích nhạc giao hưởng. Ở Viên – Áo, việc sáng tác rất được ủng hộ, các quý tộc sẵn sàng hỗ trợ cho các cơ sở âm nhạc. Trong thời kỳ này, nhạc giao hưởng gắn với bộ dây, đồng thời bắt đầu bổ sung các nhạc cụ khác như sáo, kèn trumpet, timpani.

Trong giai đoạn này, bố cục của nhạc giao hưởng bao gồm:

  • Bản sonata hoặc là allegro mở đầu.
  • Một chuyển động chậm, ví dụ như andante.
  • Một minuet hoặc là scherzo với bộ ba.
  • Một allegro, rondo, hoặc là sonata.

Một số nhà soạn nhạc giao hưởng mang tính ảnh hưởng lớn phải kể tới Haydn, Mozart.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Vào thế kỷ 18, giới quý tộc vô cùng yêu thích nhạc giao hưởng

3.3. Thời kỳ lãng mạn

Thời kỳ lãng mạn rơi vào khoảng thế kỷ 19, lúc này, nhạc giao hưởng đã phát triển lên một tầm cao mới với sự xuất hiện của Beethoven. Các bản giao hưởng sáng tác bởi Beethoven vượt qua cả các nhà soạn nhạc đại tài vào thời kỳ trước đó.

Giai đoạn này, dàn nhạc tiếp tục mở rộng quy mô, phần nhạc cụ trở nên đầy đủ hơn. Đồng thời bổ sung các nhạc công và chơi nhiều bộ phận hơn, các phòng hòa nhạc cũng được mở rộng đáng kể.

3.4. Hậu lãng mạn sang hiện đại

Thời gian từ cuối thế kỷ 19 tới thế kỷ 20, nhạc giao hưởng có những phát triển rõ rệt từ phong cách đến nội dung. Giai đoạn này, nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng chúng ta có thể kể đến như Gustav Mahler, Carl Nielsen, Bohuslav Martinů, Roger Sessions. 

Thời gian từ giữa thế kỷ 20, sang thế kỷ 21, nhạc giao hưởng chịu sự ảnh của chủ nghĩa hậu hiện đại và không còn hưng thịnh như giai đoạn trước đó.

4. Tìm hiểu đặc điểm của nhạc giao hưởng là gì?

4.1. Nhạc trưởng – Vị trí quan trọng trong dàn nhạc

Trong buổi biểu diễn nhạc giao hưởng, người ta thường thấy một người đàn ông đứng cầm đũa nhạc vẫy, đây chính là nhạc trưởng. Nhạc trưởng có nhiệm vụ giúp dàn nhạc kết hợp hài hòa với nhau tạo ra một giai điệu thống nhất.

Nhạc trưởng phải là người có tố chất, cảm thụ âm nhạc tốt để giữ nhịp độ, ra dấu hiệu khi có bar nhạc mới, căn thời gian từng nhạc cụ trong dàn nhạc… để truyền tải thông điệp từ bản nhạc tới khán giả.

Tìm hiểu thêm: Lễ Giáng Sinh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng
Nhạc trưởng có nhiệm vụ giúp dàn nhạc kết hợp hài hòa với nhau tạo ra một giai điệu thống nhất

4.2. Các nhạc cụ

Trong một dàn nhạc giao hưởng, người ta thường sử dụng các nhạc cụ chính như:

  • Bộ dây (string): Có vai trò quan trọng nhất trong dàn nhạc giao hưởng, gồm các nhạc cụ như là Violin, Cello, Viola, Double bass.
  • Bộ gỗ (woodwinds): Bao gồm các nhạc cụ như flute, oboa, clarinet, basson.
  • Bộ đồng (brass): Gồm các nhạc cụ có dạng kèn như trumpet, trombone, tuba, French horn.
  • Bộ gõ (percussion): Có thể kể đến như Timbales, Tambourine.

4.3. Biểu diễn

Để biểu diễn một buổi nhạc giao hưởng, người ta thường phân theo từng khu, bao gồm khu chơi violin,  khu chơi cello, khu chơi kèn, trống,…một dàn nhạc giao hưởng hưởng có thể lên đến hàng trăm người, tất cả sẽ chơi nhạc theo chỉ huy từ nhạc trưởng. Nhờ đó mà nhạc giao hưởng không chỉ đơn thuần là âm nhạc mà còn là tác phẩm nghệ thuật khi hàng trăm người phối hợp với nhau.

5. Một số nhà soạn nhạc giao hưởng mang sức ảnh hưởng lớn

5.1. Joseph Haydn

Franz Joseph Haydn được ví là cha đẻ của thể loại giao hưởng. Ban đầu, ông là nhà soạn nhạc cung đình cho một gia tộc giàu có ở Viên, đồng thời là thầy của hai nhà soạn nhạc đại tài là Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. 

Một số bản giao hưởng bất hủ của Haydn có thể kể đến như:

  • Giao hưởng 31: Bản giao hưởng với các tín hiệu của kèn Cor.
  • Giao hưởng 6: Buổi sáng.
  • Giao hưởng 7: Buổi trưa.
  • Giao hưởng 8: Buổi chiều.
  • Giao hưởng 82-87: 6 giao hưởng Paris.
  • Giao hưởng 92: Giao hưởng Oxford.
  • Giao hưởng 44: Tang lễ.
  • Giao hưởng 45: Từ biệt.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Franz Joseph Haydn được ví là cha đẻ của thể loại giao hưởng

5.2. Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven được biết đến là nhà soạn nhạc đại tài người Đức, ông  có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả sau này. 

Một số bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven có thể kể đến như:

  • Giao hưởng 2 Rê trưởng.
  • Giao hưởng 3 Mi giáng trưởng.
  • Giao hưởng 5 Đô thứ (Định mệnh).
  • Giao hưởng 6 Fa trưởng (Đồng quê).
  • Giao hưởng 7 La trưởng.
  • Giao hưởng 9 Rê thứ (Niềm vui).

5.3. Wolfgang Amadeus Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart cũng là nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn đến nhạc giao hưởng ở châu Âu. Ông chơi nhạc từ năm 3 tuổi và đến thời niên thiếu thì bắt đầu nổi tiếng.

Một số bản nhạc nổi tiếng của Mozart có thể kể tới như:

  • Giao hưởng Paris, 31.
  • Symphony No. 40 in G minor, K. 550.
  • Symphony No. 25 in G minor, K. 183.
  • Symphony No. 29 in A major, K. 201.
  • Symphony No. 38 in D major, K. 504 “Prague”.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

Wolfgang Amadeus Mozart là nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn đến nhạc giao hưởng ở châu Âu

6. Những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng vươn tầm thế giới

Sau khi tìm hiểu nhạc giao hưởng là gì, bạn có thể thưởng thức loại nhạc này thông qua một số bản nhạc bất hủ:

  • Beethoven – Symphony No. 9 in D minor, Op. 125
  • Tchaikovsky – Symphony No. 5 in E minor, Op. 64
  • Mahler – Symphony No. 5 in C-sharp minor
  • Mozart – Symphony No. 41 in C major, K. 551 “Jupiter”
  • Rachmaninoff – Symphony No. 2 in E minor, Op. 27

7. Thông tin  thú vị về nhạc giao hưởng có thể bạn chưa biết

Cha đẻ của nhạc giao hưởng là nghệ sĩ nào?

Trả lời: Đó chính là nhà soạn nhạc người áo – Franz Joseph Haydn.

Vì sao nhạc giao hưởng được xem là nhạc hàn lâm, nhạc bác học?

Trả lời: Bởi dòng nhạc này đòi hỏi có kiến thức và kiên trì cao, hơn nữa muốn thưởng thức trọn vẹn, người nghe cũng phải có nền tảng học thuật râu rộng mới cảm nhận được vẻ đẹp trong bản nhạc.

Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng

>>>>>Xem thêm: Mách bạn 2 cách bảo quản rau muống luôn tươi ngon!

Người nghe cũng phải có nền tảng học thuật râu rộng mới cảm nhận được vẻ đẹp trong bản nhạc

Giao hưởng kén người nghe nhưng vì sao vẫn phát triển rộng rãi?

Trả lời: Bởi nhạc giao hưởng tạo cảm giác bình yên, thoải mái, truyền cảm hứng từ tác giả tới người nghe, kích thích cảm xúc và cả trí tuệ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ nhạc giao hưởng là gì và những điều thú vị xoay quanh loại nhạc này. Đừng quên tham khảo những bài viết khác của Bloggiamgia.edu.vn để khám phá những thông tin mới mẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *