Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng nổi tiếng tại thủ đô, Nhà thờ Lớn Hà Nội còn là biểu tượng văn hóa gắn liền với dòng chảy lịch sử nhiều biến động, trở thành niềm tự hào của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, nơi đây đã và đang trở thành địa điểm check in cực hot, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn dạo quanh điểm đến thú vị này thông qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Nhà thờ lớn Hà Nội – danh thắng ‘xuyên lịch sử’ lộng lẫy nhất thủ đô
Contents
- 1 1. Vài nét về Nhà thờ Lớn Hà Nội
- 2 2. Dấu ấn kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Lớn Hà Nội
- 3 3. Khung giờ đón khách và làm lễ ở Nhà thờ Lớn Hà Nội
- 4 4. Những trải nghiệm và hoạt động tiêu biểu tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
- 5 5. Phương tiện di chuyển đến Nhà thờ Lớn
- 6 6. Một số địa điểm lưu trú xung quanh Nhà thờ Lớn Hà Nội
1. Vài nét về Nhà thờ Lớn Hà Nội
1.1 Nhà thờ Lớn Hà Nội nằm ở đâu?
Nhà thờ Lớn Hà Nội tọa lạc ở giao điểm của ba con phố lớn: Nhà Chung, Lý Quốc Sư và Nhà Thờ, ngay tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nơi đây có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, song người dân thường quen gọi tắt là Nhà thờ Lớn.
Theo những ghi chép được lưu truyền lại, Nhà thờ Lớn Hà Nội chính là nhà thờ Thiên Chúa Giáo có niên đại lâu đời nhất còn tồn tại trên địa bàn thành phố. Bên cạnh bề dày lịch sử vượt trội, điểm đến này còn hấp dẫn đông đảo du khách thập phương bởi lối kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Tây, cổ kính và đầy lãng mạn.
1.2 Lịch sử của Nhà thờ Lớn Hà Nội
Ít ai biết rằng, Nhà thờ Lớn Hà Nội vốn được xây dựng trên khuôn viên cũ của chùa Báo Thiên – trung tâm truyền bá Phật Giáo danh tiếng nhất thời đại Lý – Trần. Đến thế kỷ 18, nơi đây đã bị thực dân phá hủy và biến tướng thành điểm họp chợ vô cùng sầm uất, trước khi được chính quyền thời bây giờ chuyển giao cho Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận.
Nhà thờ Lớn bắt đầu khởi công vào năm 1884, dựa trên thiết kế của giám mục Puginier nổi tiếng. Sau 3 năm xây dựng, nhà thờ lần đầu tiên đi vào hoạt động đúng vào dịp lễ Giáng sinh 1887. Do vậy, tính đến nay thì Nhà thờ Lớn đã đồng hành cùng người dân Hà Thành xuyên suốt 2 thế kỷ, trở thành chứng tích lịch sử và gắn liền với những ngày tháng giải phóng vất vả, gian lao.
2. Dấu ấn kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Lớn Hà Nội
Không phải ngẫu nhiên mà Nhà thờ Lớn Hà Nội lại được mệnh danh là nhà thờ có lối kiến trúc độc đáo nhất ở Thủ đô. Tổng thể công trình tạo thành một khối đầy hùng vĩ, chủ yếu lấy cảm hứng cũng như mô phỏng lại kết cấu nổi bật của nhà thờ Đức bà Paris. Nhà thờ xây dựng theo trường phái Gothic, mang đậm âm hưởng phương Tây ấn tượng, hài hòa.
Trên thực tế, Nhà thờ Lớn Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 64.5m và rộng chừng 21m, được cố định bằng hệ thống trụ đá lớn vững chắc. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu hai tháp chuông cao xấp xỉ 32m, tạo nên một diện mạo rất đỗi uy nghiêm.
Ngay khi bước chân vào khuôn viên nhà thờ, du khách sẽ nhìn thấy một Cây thánh giá được chế tác kỳ công từ đá tảng, mang vẻ đẹp tinh xảo và cuốn hút đặc trưng. Sàn nhà được lát toàn bộ bằng gạch đất nung, đồng điệu cùng những bức tường, vách trát giấy bổi. Một số mảng tưởng ở đây còn bị phủ rêu mong, minh chứng cho tuổi đời cũng như sức sống bền bỉ qua từng năm tháng.
Nhà thờ được chia thành 3 gian riêng biệt, đầu tiên là sành đón tiếp, kế đến là Cung thánh và khu vực hành lễ của giáo dân. Đáng chú ý, bên trong thánh đường có sự xuất hiện của 3 ngôi mộ, thuộc về ba vị Hồng y danh tiếng: Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn và Phạm Đình Tùng. Ở vị trí trung tâm đặt tượng Thánh Giuse đang bế Chúa Giêsu, kế bên nhiều tượng thánh và bàn thờ Đức Mẹ trang hoàng lộng lẫy.
Ngoài ra, điểm nhấn trong thiết kế của Nhà thờ Lớn Hà Nội còn đến từ những cánh cửa chính và cửa sổ. Tất cả đều chịu ảnh hưởng của phong cách Gothic, với dạng hình vòm và cuốn nhọn nguyên bản. Không gian tuyệt mĩ tiếp tục được tô điểm bằng hiệu ứng tương phản ấn tượng, khi trường phái Tây học đan cài cũng loạt hình ảnh và họa tiết đậm chất Việt Nam.
3. Khung giờ đón khách và làm lễ ở Nhà thờ Lớn Hà Nội
Để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, hiện nay, Nhà thờ Lớn Hà Nội đang mở cửa miễn phí vào tất cả các ngày trong tuần. Cụ thể:
– Thứ 2 – thứ 7: buổi sáng từ 8h – 11h, buổi chiều từ 14h – 20h
– Chủ nhật: buổi sáng từ 7h – 11h30, buổi chiều từ 15h – 21h
Đối với những giáo dân có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và nghe giảng, Nhà thờ Lớn luôn tổ chức rất nhiều khung giờ làm lễ. Từ thứ 2 – thứ 6, thánh lễ sẽ được cử hành từ 5h30 – 18h15, riêng thứ 7 kết thúc vào lúc 18h. Đối với ngày chủ nhật thì danh sách lễ bao gồm:
– Lễ bằng tiếng Pháp vào lúc 5h, 7h, 9h và 11h sáng
– Lễ thiếu nhi vào lúc 16h
– Lễ giới trẻ vào 18h và 20h tối
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hoa Thủy Tiên là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa Thủy Tiên ra sao?
4. Những trải nghiệm và hoạt động tiêu biểu tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
4.1 Tham dự các buổi lễ tại Nhà thờ Lớn
Một khi đặt chân đến Nhà thờ Lớn, du khách sẽ không thể nào bỏ lỡ những trải nghiệm tôn giáo thú vị xoay quanh các buổi thánh lễ bài bản, linh thiêng. Thông qua các nghi thức đặc trưng như lễ cưới hay lễ rửa tội, bạn sẽ có dịp mở rộng thêm quan điểm về tín ngưỡng, đồng thời tiếp xúc với nhiều bài giảng ý nghĩa, mang giá trị hiện thời.
4.2 Đón lễ giáng sinh tại Nhà thờ Lớn
Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội vào dịp cuối năm, đừng quên ghé qua và thưởng thức không khí giáng sinh tuyệt vời tại Nhà thờ Lớn bạn nhé. Lúc này, khắp nơi trong khuôn viên nhà thờ sẽ được trang hoàng vô cùng lộng lẫy, quy tụ đông đảo du khách gần xa đến chiêm ngưỡng và gửi gắm những ước nguyện an lành.
4.3 Uống trà chanh Nhà thờ Lớn
Đối với giới trẻ Hà thành, nhâm nhi trà chanh mát lạnh ở Nhà thờ Lớn từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc biệt, qua đó tìm lại chút bình yên giữa nhịp sống hối hả đương thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tranh thủ thưởng thức các món quà vặt nổi tiếng, ví dụ như nem chua rán, bún dọc mùng, xoài dầm,…
4.4 Check in background Nhà thờ Lớn
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn khi đến thăm Hà Nội mà lại quên mất sống ảo ở background Nhà thờ Lớn xịn nhất thủ đô. Với gam màu cổ kính cùng kiến trúc Gothic không trùng lặp, nơi đây chắc chắn sẽ là địa điểm chụp hình siêu lý tưởng, cùng bạn tạo nên những tấm ảnh sống ảo nghìn like.
4.5 Tản bộ quanh hồ Gươm
Một gợi ý nữa giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với không khí sôi động ở nơi đây chính là tản bộ quanh Hồ Gươm xinh đẹp. Đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc lễ tết, khu vực này thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, giải trí thú vị, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch ghé thăm
5. Phương tiện di chuyển đến Nhà thờ Lớn
Vì sở hữu vị trí đặc địa nên đường đến Nhà thờ Lớn khá dễ tìm. Du khách có thể đến đây bằng một số phương tiện như: xe cá nhân, xe ôm công nghệ, taxi hoặc xe buýt. Một số tuyến xe buýt đến Nhà thờ lớn là:
– Số 09, 14 và 36 đến thẳng hồ Gươm: sau khi xuống xe, du khách di chuyển về phía đường Hàng Trống, sau đó rẽ trái vào phố Nhà Thờ và đi bộ đến khu vực tọa lạc của Nhà thờ Lớn
– Số 01 đến phố Triệu Quốc Đạt: sau khi xuống xe, du khách di chuyển thẳng đến đường Phủ Doãn rồi rẽ trái vào Ấu Triệu
– Số 02 đến phố Tràng Thi: sau khi xuống xe, du khách di đi bộ thêm một đoạn trước khi rẽ phải vào đường Phủ Doãn, sau đó rẽ trái vào Ấu Triệu
6. Một số địa điểm lưu trú xung quanh Nhà thờ Lớn Hà Nội
Để thuận tiện hơn cho việc đi lại nói riêng và quá trình tham quan nói chung, du khách có thể cân nhắc đặt phòng tại các địa điểm lưu trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đặc biệt, do nằm ở trung tâm thành phố nên xung quanh khu vực Nhà thờ Lớn tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và homestay tiêu chuẩn, tiện nghi.
>>>>>Xem thêm: Nhật thực là gì? Bao lâu sẽ xảy ra nhật thực một lần?
Tiêu biểu là:
– Hanoi Capital Premium (số 54 – 56 Ấu Triệu, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm): không gian sang trọng, ấm cúng, nằm ngay sát các điểm thăm viếng nổi tiếng trên địa bàn – trong đó có Nhà thờ Lớn, hồ Gươm, Nhà hát Lớn,… Gia phòng dao động từ 699.000/đêm
– Church Legend Hotel (số 56 Ấu Triệu, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm): nằm ngay sau lưng Nhà thờ Lớn, với nhiều hạng phòng đa dạng cùng chất lượng dịch vụ được du khách đánh giá cao. Giá phòng dao động từ 680.000/đêm
– Sophie Hotel (số 2B Ngõ Thọ Xương, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm): nằm cách Nhà thờ Lớn khoảng 50m, kết hợp cùng phòng ốc tiện nghi, rộng rãi và riêng tư nên thường xuyên cháy phòng. Giá thành dao động từ 325.000/đêm
Nằm ở trung tâm thủ đô nghìn năm văn hiến, Nhà thờ Lớn xứng đáng trở thành điểm đến đầy hứa hẹn, đặc biệt phù hợp với những ai ưa tìm hiểu về lịch sử cũng như các công trình kiến trúc. Hi vọng rằng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý thú vị, qua đó hoàn thành chuyện thăm quan Hà Nội một cách trọn vẹn hơn.
>>>Đọc thêm:
- Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – ‘chứng nhân’ lịch sử và văn hóa giữa lòng Hà Nội
- Cẩm nang du lịch Hồ Gươm – điểm đến vang danh trong lịch sử Hà
- Điện Kính Thiên – Tìm hiểu công trình kiến trúc đặc sắc từ thời nhà Lê