Nhiều người hy vọng được chết trong giấc ngủ, vì so với những nguyên nhân dẫn đến cái chết khác, ra đi trong khi ngủ có vẻ đơn giản và yên bình hơn. Thoạt nhìn, chết trong giấc ngủ dường như không có gì bất ổn, nhưng vẫn luôn có một nguyên nhân cụ thể dẫn đến cái chết trong lúc ngủ. Tìm hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ trong bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ phổ biến nhất
Contents
1. Tử vong trong khi ngủ khá phổ biến ở mọi lứa tuổi
Tử vong trong khi ngủ còn được gọi là cái chết về đêm. Thông thường, khi ai đó chết khi đang ngủ, sẽ có một số cơ quan trong cơ thể có thể đã bị hỏng hoặc gặp vấn đề.
Thông thường, suy tim và suy phổi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tử vong trong khi ngủ. Tử vong trong khi ngủ cũng có thể là do đột quỵ, co giật hoặc dùng thuốc quá liều. Điều này thường xảy ra khá bất ngờ và khó lường. Nhưng với một số người mắc các bệnh nan y đến giai đoạn cuối, chết trong khi ngủ là có thể lường trước được.
Nhìn chung, tử vong trong khi ngủ không phải là hiếm gặp, thậm chí là khá phổ biến. Khi chúng ta nghĩ về cái chết của chính mình, chúng ta thường nghĩ rằng, chết khi ngủ khi cao tuổi dường như là cách ít đáng sợ nhất và có lẽ không đau đớn nhất. Nhưng thực tế, tử vong trong khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và khá đột ngột. Chính vì vậy mà nó thường là một cú sốc lớn đối với gia đình, người thân và bạn bè.
Tử vong trong giấc ngủ cũng để lại nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Rốt cuộc thì nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ là gì?
2. Những nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ phổ biến nhất
2.1. Vấn đề tim mạch
Cái chết đột ngột, bất ngờ vào ban ngày hoặc ban đêm thường là do vấn đề về tim. Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim), là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết đột ngột.
Một cơn đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cũng có thể gây tử vong trong khi ngủ. Nó xảy ra khi một mạch máu cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn và mô bị hư hỏng hoặc chết.
Nhồi máu cơ tim có thể từ những biến cố nhỏ làm ảnh hưởng nhẹ đến chức năng tim, cho đến tắc nghẽn nghiêm trọng dẫn đến ngừng tim và tử vong. Một cơn đau tim lớn có thể làm giảm lưu lượng máu đến phần não kiểm soát hơi thở, dẫn đến ngừng hô hấp.
Ngoài ra, trong cơn đau tim, cơ tim không nhận đủ oxy, các bộ phận của cơ tim bị tổn thương hoặc chết và tim không thể bơm máu và oxy một cách hiệu quả đến phần còn lại của cơ thể. Từ đó có thể gây ra hiện tượng tim ngừng đập, có thể gây tử vong trong vài phút.
Suy tim sung huyết cũng có thể dẫn đến tim ngừng đập và gây tử vong trong khi ngủ. Suy tim bên trái nhanh chóng ảnh hưởng đến bên phải của tim, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi và sưng ở bàn chân, cẳng chân được gọi là phù ngoại biên. Điều này có thể dẫn đến ngừng hô hấp, nếu tim bị quá tải thể tích, khả năng lưu thông máu của nó có thể ngừng hoàn toàn.
Các dấu hiệu cho thấy một người mắc bệnh suy tim sung huyết và có thể sắp kết thúc cuộc đời như: Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc chỉ gắng sức ở mức tối thiểu, mệt mỏi, đau tim, ho dai dẳng, trầm cảm và lo âu, táo bón, buồn nôn mãn tính, ăn không ngon.
Cả người già và trẻ đều có thể chết vì bệnh tim. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đột tử do bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các vận động viên trẻ.
>>>Đọc thêm: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?
2.2. Đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ
Đột quỵ cũng là một hiện tượng xảy ra do vấn đề ở tim. Tim hoạt động không tốt có thể ảnh hưởng đến các hệ thống khác. Đáng chú ý nhất là tình trạng nhịp tim không đều, có thể dẫn đến cục máu đông di chuyển lên não và gây ra đột quỵ, dẫn đến gây tử vong trong khi ngủ.
Đột quỵ cũng cản trở việc cung cấp oxy và máu cho não, có thể do cục máu đông hoặc chảy máu não gây ra. Ngoài ra, chứng phình động mạch não (vỡ mạch máu) nghiêm trọng cũng có thể gây tử vong trong khi ngủ.
>>>Đừng bỏ lỡ: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ và cách phòng ngừa
2.3. Động kinh có thể gây tử vong khi ngủ
Động kinh, rối loạn co giật có thể làm tăng nguy cơ tử vong trong khi ngủ. Theo Tổ chức Động kinh Mỹ, mỗi năm có hơn 1/1.000 người bị động kinh đột tử bất ngờ khi bị bệnh động kinh. Những người mắc chứng động kinh được kiểm soát kém có nguy cơ tử vong do SUDEP (đột tử bất ngờ trong bệnh động kinh) cao hơn.
Những người bị động kinh có thể giảm nguy cơ tử vong do SUDEP bằng cách kiểm soát tình trạng động kinh. Hãy thăm khám và trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm ra một kế hoạch điều trị hiệu quả và dùng thuốc phù hợp để làm giảm chứng động kinh.
2.4. Bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Diabetic Medicine, Mỹ, bệnh tiểu đường loại 1 làm tăng nguy cơ đột tử không rõ nguyên nhân ở những người trẻ khỏe mạnh, thường là vào ban đêm.
Tìm hiểu thêm: Giải mã chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ
Thuật ngữ “chết trên giường” đã được sử dụng để mô tả hội chứng này. Nó chiếm khoảng 6% tổng số ca tử vong ở những người dưới 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Cơ chế gây ra cái chết ban đêm của những người mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được làm rõ. Nhưng trong một số trường hợp, hạ đường huyết nghiêm trọng (khi lượng đường trong máu thấp) có thể là nguyên nhân gây tử vong. Bệnh tiểu đường cũng liên quan đến bệnh tim, vì vậy có thể một số ca tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường trong khi ngủ là do nhịp tim bất thường.
2.5. Rối loạn giấc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rối loạn giấc ngủ mà khi đó người ngủ bị ngừng thở trong thời gian nhất định. Nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ. Tuy nhiên, không thể xác định chính xác là ngừng thở khi ngủ làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể và trực tiếp gây tử vong, hay là do các vấn đề về tim gây ra tử vong. Vì những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường là do có vấn đề tim mạch.
Các rối loạn giấc ngủ khác cũng có thể gây tử vong trong khi ngủ. Ví dụ, mộng du có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm và có khả năng gây chết người.
Một số người mắc chứng sợ ngủ, có thể dẫn đến mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Đó có thể là yếu tố thúc đẩy nguy cơ tử vong trong khi ngủ.
2.6. Tổn thương não là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ
Chấn thương não nghiêm trọng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong khi ngủ. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu dai dẳng và đồng tử giãn ra, một người có thể bị xuất huyết não trong đêm và tử vong lúc ngủ.
Theo Tổ chức Chấn thương não của Mỹ, chấn thương sọ não (TBI) gây ra khoảng 30% tổng số ca tử vong do thương tích ở nước này.
2.7. Ngộ độc khí carbon monoxide (CO)
Một số trường hợp tử vong vào ban đêm là kết quả của những thảm kịch không thể ngờ tới, ví dụ như ngộ độc khí carbon monoxide.
Bởi vì carbon monoxide là một loại khí không màu và không mùi. Nó có thể được giải phóng khi lò sưởi hoặc các thiết bị gia dụng thông thường khác như máy nước nóng hay máy sấy bị trục trặc, gặp vấn đề. Khi bạn đi ngủ và không phát hiện mình đang nằm trong một môi trường nguy hiểm, dẫn tới ngộ độc khí carbon monoxide và tử vong trong khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Rau đay là rau gì? Rau đay có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Bạn có thể lắp đặt máy dò khí carbon monoxide trong nhà để biết được mức độ nguy hiểm tiềm ẩn của loại khí này và loại bỏ khí độc hại này ra khỏi môi trường ngủ trước khi nó giết chết bạn.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tử vong khi ngủ phổ biến và thường gặp nhất. Khó có thể phòng tránh và ngăn chặn tình huống này. Cách tốt nhất là chúng ta phải chăm sóc sức khỏe, căng cường tập luyện thể thao để tăng cường đề kháng, củng cố hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Cùng với đó là thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, khoa học để có sức khỏe tốt nhất.