Khi thời tiết giao mùa, rất nhiều người cảm thấy khó chịu, bị nghẹt mũi khó ngủ hay không thở được bằng mũi, phải thở bằng miệng. Loại bệnh lý này dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đã gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt và công việc cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi khó ngủ là gì? Để hiểu rõ hơn, đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách làm giảm nghẹt mũi khó ngủ tại nhà nhanh nhất
Contents
1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khó ngủ
Nghẹt mũi là một triệu chứng vô cùng phổ biến hầu như ai cũng đều đã từng gặp phải, đây có thể là một triệu chứng của các bệnh lý khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghẹt mũi khó ngủ:
1.1. Nghẹt mũi khó ngủ do thay đổi thời tiết
Nghẹt mũi khó ngủ có thể gây ra bởi bất kỳ nguyên nhân nào làm kích thích hoặc gây viêm ở mũi. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thay đổi thời tiết, chẳng hạn như thời tiết khô có xu hướng làm nặng thêm đau nhức ở mũi, dẫn đến niêm mạc mũi tăng tiết ra chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi.
Khi niêm mạc mũi sản xuất ra chất nhầy và thường xuyên chảy xuống phía dưới cổ họng, bị nuốt xuống. Khi nằm xuống, chất nhầy khó khăn hơn để đi xuống cổ họng. Ngoài ra, chúng ta thường có xu hướng nuốt ít hơn trong khi ngủ. Vì vậy, chất nhầy có thể dễ dàng tích tụ ở trong cổ họng và phía sau mũi, do đó gây ra nghẹt mũi. Hơn nữa, do tác động của trọng lực khiến dòng máu chảy vào mũi cũng bị giảm đi khi nằm xuống góp phần làm tắc nghẽn mũi.
1.2. Nghẹt mũi do dị ứng
Dị ứng cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng nghẹt mũi khi nằm. Các chất gây dị ứng thường là nước hoa khói thuốc lá, bụi, khói, lông vật nuôi ở trong nhà…
Trong một một phản ứng dị ứng, niêm mạc mũi phù nề và gây nghẹt mũi, gọi là viêm mũi vận mạch. Đây là chứng viêm của niêm mạc mũi do sự kiểm soát thần kinh bất thường đối với các mạch máu mũi.
Thuốc kháng sinh histamin là giải pháp giúp làm giảm những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Dù vậy không nên lạm dụng chúng trong một khoảng thời gian kéo dài. Thay vào đó, bạn cần khám sức khỏe và xác định rõ nguyên nhân thực sự của dị ứng là gì và cần tránh nó càng nhiều càng tốt.
1.3. Lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi khi ngủ. Thông thường, vách ngăn mũi nằm ở giữa mũi, vì một lý do nào đó, vách ngăn không nằm ở giữa mũi (vách ngăn mũi bị lệch). Trường hợp này mũi không thể hoạt động bình thường, chất nhầy có xu hướng tạo thành ở phía mũi bị hẹp hơn, dẫn đến tắc nghẽn mũi, nhất là khi nằm xuống. Lúc này, điều trị phẫu thuật là điều cần thiết trong trường hợp nghiêm trọng của một vách ngăn lệch nhằm điều trị để sửa lại vị trí của vách ngăn.
1.4. Nghẹt mũi do polyp mũi
Polyp mũi, đây là những tế bào tăng sinh lành tính bên trong mũi có khuynh hướng ngăn chặn luồng không khí đi qua mũi, dẫn đến tích tụ chất nhầy, chúng thường mọc thành từng cụm, giống như chùm nho. Vậy nên đây cũng có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm.
1.5. Nghẹt mũi do viêm xoang
Viêm xoang có đặc điểm là tăng tiết chất nhầy nên gây ra nghẹt mũi. Các triệu chứng của viêm xoang thường có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do vị trí và tư thế ngủ. Các biện pháp điều trị viêm xoang tại nhà đơn giản gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi hoặc ngủ với đầu ngẩng lên. Khi viêm xoang nặng, thuốc kháng sinh có thể được yêu cầu vì viêm xoang là kết quả của nhiễm khuẩn do vi khuẩn.
1.6. Nghẹt mũi khó ngủ xảy ra ở phụ nữ mang thai
Cuối cùng, nghẹt mũi khi ngủ có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Nguyên nhân gây ra điều này do sự thay đổi hooc môn và tăng cường lượng máu cung cấp của cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Những thay đổi này làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, khiến nó viêm, phù nề và dễ gây chảy máu mũi (chảy máu cam).
Không có phương pháp để chữa trị cho nghẹt mũi do mang thai trước khi sinh. Vì vậy, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế ngủ, giữ ẩm không khí phòng ngủ để làm giảm nghẹt mũi khi nằm. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh.
2. Ảnh hưởng của triệu chứng nghẹt mũi
Bệnh nghẹt mũi khi ngủ không phải là một bệnh cấp tính nguy hiểm tức thời đến tính mạng. Dù vậy, nếu chúng ta chủ quan không chữa trị có thể gây cản trở rất nhiều đến cuộc sống, lâu dần biến thành bệnh mãn tính hoặc biến chứng thành các loại bệnh lý khác khó chữa hơn. Tác hại của triệu chứng nghẹt mũi có thể kể đến như:
- Đầu tiên là cơ thể mệt mỏi, mất ngủ do người bệnh cảm thấy khó thở, ngủ không ngon, người uể oải mệt mỏi.
- Tiếp theo, nghẹt mũi có thể gây thiếu oxy cung cấp cho não bởi đường đi của không khí bị hạn chế, không khí ẩm, sạch không qua được mũi khiến cho lượng oxy vào phổi bị suy giảm đáng kể, dẫn đến thiếu oxy lên não. Từ đó gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, tình trạng này kéo dài có thể khiến cho người bệnh suy nhược cơ thể.
- Cuối cùng, nghẹt mũi gây viêm họng, viêm thanh quản do người bệnh phải thở bằng miệng. Điều này khiến cho cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch, khi vào thanh quản chúng có thể gây viêm thanh quản, viêm họng, thậm chí viêm phế quản.
Bởi vậy, khi bị nghẹt mũi khó ngủ, bạn vẫn nên nhanh chóng chữa trị, tránh chủ quan khiến bệnh diễn biến nặng thêm.
3. Hướng dẫn cách giảm nghẹt mũi khó ngủ
Những phương thức giảm nghẹt mũi tại nhà dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
Hãy thử thay đổi tư thế ngủ như nâng đầu lên và duy trì ở vị trí mà đầu cao hơn mức tim của bạn, điều này có thể làm giảm bớt sự nghẹt mũi khi ngủ. Bạn nên lựa chọn một chiếc gối có độ cứng, không bị xẹp lún và có độ cao vừa phải để nâng đỡ cơ thể ở vị trí thoải mái nhất.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra lại bộ chăn ga gối nệm và thay thế định kỳ. Bởi khi đã quá cũ kỹ, bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn cũng là tác nhân gây nghẹt mũi khi ngủ và khiến bạn không có giấc ngủ ngon. Hãy đến cửa hàng Bloggiamgia.edu.vn để được tư vấn kỹ lưỡng, giúp bạn có lựa chọn tốt cho giấc ngủ của mình.
Tìm hiểu thêm: Quán tính khi ngủ là gì? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để giải quyết vấn đề về mũi liên quan đến thời tiết như không khí khô. Luôn chú ý thay đổi bộ lọc và nước của máy làm ẩm không khí để đạt hiệu quả làm ẩm mong muốn.
Trong những trường hợp viêm phế quản hoặc viêm phổi, bạn nên đến bác sĩ để khám sức khỏe. Lúc này, thuốc xịt mũi, sử dụng bình rửa mũi, máy hút mũi để làm thông mũi giúp bạn giảm bớt nghẹt mũi. Đây là phương pháp nhằm giảm chất dịch nhầy ở trong khoang mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Ngoài ra, uống một ly trà gừng trước khi ngủ giúp làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và “xông mũi” từ bên trong. Nhờ đó cơ thể của bạn sẽ được giải tỏa cảm giác mệt mỏi, ngủ ngon hơn và đường thường thở cũng thông thoáng hơn.
Hay ăn thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm cảm giác khó chịu do nghẹt mũi. Các loại thực phẩm này có tác dụng làm tăng tốc độ dịch chuyển của chất nhầy ở khoang mũi, đẩy lùi triệu chứng ngạt mũi dễ dàng.
Đối với những trường hợp bị polyp mũi thì Corticosteroid, thuốc chấm nấm hoặc kháng histamin được khuyến cáo dùng để điều trị polyp mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp khi chúng không thể co lại được bạn cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi.
4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, nghẹt mũi không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý ở nhà. Dù vậy, trong một số trường hợp, người bệnh nên đến khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Tình trạng nghẹt mũi kéo dài dai dẳng và không dứt;
- Người bệnh có dấu hiệu sốt cao;
- Người bệnh bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc vàng cùng với tình trạng nghẹt mũi;
- Xuất hiện tình trạng sưng, phù mặt, nhất là vùng trán, má, mũi hoặc mắt;
- Người bệnh nhận thấy có mùi lạ hoặc chất xỉ mũi hay thay đổi màu sắc của chất xỉ mũi.
Đó là một số triệu chứng của bệnh nghẹt mũi khó ngủ có diễn biến nặng hơn, chúng ta cần đến ngay cơ sở y tế được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
5. Đề phòng bệnh nghẹt mũi khó ngủ do thay đổi thời tiết
Người xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu bằng cách phòng ngừa nghẹt mũi trước sự thay đổi thời tiết bằng cách đơn sản sau:
- Dù không bị nghẹt mũi vẫn xịt rửa mũi thường xuyên 1 đến 2 lần/ngày với nước muối sinh lý hoặc chai xịt chuyên dụng.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tác nhân gây bệnh từ môi trường như khói bụi, thuốc lá…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là khi thời tiết hanh khô hoặc ngồi trong phòng điều hòa;
- Đừng quên súc miệng thường xuyên bằng nước muối khoáng;
- Trong chế độ dinh dưỡng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
- Xông hơi bằng tinh dầu hoặc nước ấm 1 tuần từ 2 đến 3 lần;
- Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày;
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí… để tăng hiệu quả làm sạch.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp chất dinh dưỡng trong chuối và lợi ích sức khỏe khi sử dụng chuối
Trên đây là những thông tin về triệu chứng nghẹt mũi khó ngủ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp đến bạn thông tin bổ ích, hãy chia sẻ ngay đến người thân và bạn bè để chăm sóc sức khỏe toàn diện nhé!
Tài liệu tham khảo: https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-mui/chua-nghet-mui-kho-tho-khi-ngu-bang-cach-tu-nhien