Trong các buổi hôn lễ tại Việt Nam cũng như trên thế giới bạn không khó để bắt gặp nghi thức tung hoa cưới cô dâu. Tức là cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với mọi người và tung hoa cưới. Các nam thanh nữ tú chưa kết hôn sẽ đứng sau cô dâu một khoảng và chờ bắt hoa cưới. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu là gì? Tại sao cô dâu lại tung hoa cưới trong hôn lễ của mình?
Bạn đang đọc: Nguồn gốc, ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu
Contents
- 1 1. Nguồn gốc, ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu
- 2 2. Thời điểm tung hoa cưới trong hôn lễ
- 3 3. Cách tung hoa cưới cô dâu
- 4 4. Sau khi bắt được hoa cưới cô dâu có nên giữ lại không?
- 5 5. Bắt hoa cưới thành công thật sự sẽ có chồng?
- 6 6. Bắt hoa cưới nhưng không kết hôn trong 6 tháng thì sao?
- 7 7. Rút dây hoa cưới – Ý tưởng đầy sáng tạo thay thế bắt hoa cưới
1. Nguồn gốc, ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu
1.1. Nguồn gốc
Trong rất nhiều tài liệu ghi lại về văn hóa cưới hỏi thì nghi thức tung hoa cưới cô dâu được cho là bắt nguồn từ nước Anh. Vào khoảng thế kỷ XIV, trong các lễ cưới tại nước Anh, nghi lễ này đã bắt đầu xuất hiện, sau đó dần trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia châu Âu, thậm chí là cả thế giới.
Người châu Âu lúc bấy giờ quan niệm rằng, bộ váy cưới mà cô dâu mặc trong ngày trọng đại của họ sẽ mang tới may mắn cho các cô gái còn chưa lấy chồng. Thế nên, sau khi hôn lễ kết thúc, các cô gái chưa lấy chồng sẽ đuổi theo cô dâu để tranh giành váy cưới. Việc làm này có phần nguy hiểm và khiến chiếc váy cưới của cô dâu bị xé rách thành nhiều mảnh trong quá trình giành giật.
Do đó, các cô dâu bắt đầu chuyển sang tung các món phụ kiện mà họ mang trong ngày trọng đại cho mọi người bắt như găng tay, bít tất,… và cả hoa cưới để ngăn chặn tình trạng tranh giành váy cưới trước đó. Cuối cùng thì nghi thức tung hoa cưới của cô dâu đã dần trở thành một tục lệ phổ biến và cũng được mọi người ủng hộ.
1.2. Ý nghĩa
Không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu là gì dù nghi lễ này đã có từ nhiều thế kỷ trước. Chúng ta từ xưa cho tới nay vẫn luôn coi hoa là biểu tượng của sắc đẹp và sự sinh sản.
Bên cạnh đó, ngày cưới của mỗi cô gái chính là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đây chính là ngày họ bước vào cuộc sống hôn nhân, đến với một nửa kia của mình để xây dựng gia đình. Vì vậy, ngày này chính là ngày trọng đại, may mắn và hạnh phúc.
Thế nên, nếu người độc thân nào có thể bắt được hoa cưới của cô dâu thì người đó sẽ được hưởng may mắn, niềm vui của cô dâu. Bên cạnh đó, ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu còn là trao gửi hạnh phúc tới người độc thân, hy vọng người đó sẽ nhanh chóng tìm thấy tình yêu đích thực, có cuộc sống vui vẻ, êm ấm của riêng mình. Thế nên, người ta quan niệm rằng, ai bắt được hoa cưới của cô dâu thì sẽ là cô dâu tiếp theo, tin vui không còn xa nữa.
Ngoài ra, tung hoa cưới trong ngày trọng đại còn là nghi thức góp phần giúp không khí buổi tiệc cưới thêm phần sôi nổi, vui vẻ hơn.
2. Thời điểm tung hoa cưới trong hôn lễ
Vậy trong hôn lễ khi nào cô dâu sẽ bắt đầu tung hoa cưới? Thông thường, sẽ có 2 thời điểm được các cô dâu chọn tung hoa cưới. Thời điểm thứ nhất đó là sau khi hoàn thành nghi lễ thành hôn và thời điểm thứ 2 là sau khi cô dâu chú rể đã tiếp đãi khách mời xong xuôi.
Nhưng phần lớn các cô dâu thường chọn tung hoa cưới sau khi buổi lễ thành hôn đã kết thúc vì lúc này khách mời đều đã dùng xong bữa nên cảm thấy thoải mái. Không khí lúc này sẽ có phần hơi trùng xuống. Do đó, tổ chức nghi thức tung hoa cưới sẽ khiến không khí trở nên nóng hơn, hào hứng hơn.
3. Cách tung hoa cưới cô dâu
Ngoài hiểu rõ ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu thì bạn cũng nên nắm được cách tung hoa như thế nào, nhất là với những ai đang sắp bước vào ngày trọng đại. Khi tung hoa cưới, cô dâu sẽ đứng quay lưng lại với mọi người. Những người tham gia bắt hoa cưới đều là người độc thân, có thể bao gồm cả nam lẫn nữ. Họ đứng sau lưng và cách cô dâu một khoảng.
Tìm hiểu thêm: Top 12 studio cho thuê váy cưới đẹp nhất ở Chương Mỹ Hà Nội
Sau đó cô dâu sẽ tung bó hoa ngược về sau nhưng không được ngoảnh mặt lại. Còn những người ở sau sẽ cố gắng để bắt được hoa cưới.
4. Sau khi bắt được hoa cưới cô dâu có nên giữ lại không?
Chắc cũng có khá nhiều cô gái thắc mắc không biết sau khi bắt được hoa cưới cô dâu thành công thì có nên giữ lại không? Phải làm gì với bó hoa cưới này?
Như đã chia sẻ, bắt được hoa cưới đồng nghĩa với việc bạn đã nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn mà cô dâu trao gửi cho mình. Thế nên, nếu bạn bắt được hoa cưới thành công thì hãy trân trọng, giữ gìn nó.
Hoặc ít nhất cũng không nên vứt bỏ bó hoa cưới một cách tùy tiện vì người ta cho rằng hành động này chứng tỏ bạn không thích và không đồng tình với hạnh phúc của cô dâu, ném đi may mắn mà mình nhận được.
Nhìn chung, ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu rất tốt đẹp và bắt thành công hoa cưới là điều may mắn. Do đó, nếu bạn nữ bắt được hoa cưới thì nên mang bó hoa cưới về nhà, cắm vào lọ hoặc để làm hoa khô để kỷ niệm.
Còn nếu bạn nam bắt được hoa cưới thì hãy tặng ngay cho bạn gái của mình trao may mắn cho họ. Hoặc nếu chàng trai đang yêu thầm ai đó thì có thể dùng bó hoa cưới để tỏ tình. Hay đơn giản hơn có thể nhường lại bó hoa cưới cho người khác.
5. Bắt hoa cưới thành công thật sự sẽ có chồng?
Vấn đề này cũng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm của mọi người với ngụ ý tốt đẹp mà thôi. Trên thực tế, không phải cô gái nào sau khi bắt được hoa cưới cũng nhanh chóng kết hôn. Có nhiều người sau khi bắt được hoa cưới, thậm chí có thể còn bắt được nhiều hơn một lần nhưng vẫn còn độc thân. Nhưng cũng có người sau đó thì nhanh chóng bước vào lễ đường.
Tóm lại thì bạn không nên quá đặt nặng vấn đề này. Việc tham gia bắt hoa cưới và bắt thành công là một nghi thức giúp không khí hôn lễ thêm sôi động, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc từ cô dâu gửi gắm. Còn việc kết hôn sớm hay muộn còn phụ thuộc nhiều yếu tố và đây cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
6. Bắt hoa cưới nhưng không kết hôn trong 6 tháng thì sao?
Một số người quan niệm rằng, nếu bắt được hoa cưới thành công thì phải kết hôn trong vòng 6 tháng sau đó. Nếu không thì người bắt được hoa cưới phải chờ thêm 6 năm mới có thể kết hôn. Điều này khiến khá nhiều bạn trẻ cảm thấy hoang mang và e ngại khi bắt hoa cưới. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm riêng của một số người và có phần mê tín.
Thực tế vẫn có nhiều cô gái bắt được hoa cưới họ không kết hôn trong 6 tháng sau đó nhưng cũng không cần chờ tới 6 năm mới có thể bước vào lễ đường. Vì vậy, các cô gái độc thân cứ yên tâm bắt hoa cưới khi tham dự hôn lễ.
7. Rút dây hoa cưới – Ý tưởng đầy sáng tạo thay thế bắt hoa cưới
Trong nhiều đám cưới ngày nay, nghi thức tung hoa cưới đã bắt đầu được thay thế bằng nghi thức rút dây hoa cưới. Tức là cô dâu sẽ để mọi người rút sợi dây ruy băng buộc trên phần cuống của bó hoa cưới. Cụ thể, cô dâu sẽ đứng ở giữa rồi đưa bó hoa lên cao. Bó hoa được cột rất nhiều sợi dây ruy băng, nhưng chỉ có 1 sợi được cột chắc và những sợi khác chỉ cột hờ.
>>>>>Xem thêm: Những ý tưởng tặng quà cưới cho bạn thân ý nghĩa, thiết thực nhất
Các cô gái độc thân tham gia hôn lễ ngày đó mỗi người sẽ cầm một sợi dây ruy băng trên bó hoa và két mạnh về phía mình. Ai có thể nắm được sợi dây ruy băng được cột chắc vào bó hoa cưới cũng đồng nghĩa với việc bắt được hoa cưới, đều sẽ gặp may mắn.
Cách làm này vừa có thể giữ nguyên được ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu mà lại tránh làm bó hoa bị rơi trong trường hợp không ai bắt được hoa.
Trên đây là chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức tung hoa cưới của cô dâu dành cho những ai quan tâm. Có thể thấy đây là một nghi lễ rất ý nghĩa và thú vị.