Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Rate this post

Cụm từ “ngày Trái Đất” (Earth Day – ED) có lẽ đã không còn xa lạ gì với chúng ta, Ngày Trái đất được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970. Ngày Trái đất là ngày vận động toàn cầu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và mục đích của ngày Trái Đất trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn cầu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

1. Ngày Trái Đất là gì?

1.1. Ngày Trái Đất là ngày nào?

Ngày Trái Đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường thì ngày Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. 

Hiện nay, Ngày Trái Đất được điều phối bởi Mạng Ngày Trái đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

1.2. Ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái Đất (Earth Day – ED) là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái Đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới với mục đích ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

1.3. Lịch sử ra đời Ngày Trái Đất

Ngày Trái đất (Earth Day – ED) được khởi xướng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1970 bởi ông John McConnell. John McConnell đã bắt đầu kêu gọi hành động tôn vinh Trái đất vào ngày 21/03/1970.

Lúc bấy giờ, cả thành phố San Francisco đã hưởng ứng nhiệt tình. Vì vậy, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã chính thức tuyên bố ngày 21/3/1970 được xem là ngày Trái đất. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng thì một bộ phận đông đảo người dân tranh luận rằng Ngày Trái đất phải là ngày sau khi Chúa phục sinh.

Vì vậy, ông Gaylord Nelson – thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại thời điểm đó đã vận động tổ chức cuộc hội thảo nhằm thay đổi ngày Trái Đất là ngày 22/4 hàng năm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Gaylord Nelson – thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là cha đẻ của Ngày Trái đất

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố rằng Nelson là cha đẻ của Ngày Trái đất và cũng là người tiên phong cho các sự kiện khác về môi trường trong tương lai. Có thể kể đến một số cái tên như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn.

Gaylord Nelson được biết đến là một người luôn ủng hộ các công cuộc bảo vệ môi trường. Ông đóng vai trò một trong những nhà lãnh đạo về môi trường tiên phong của thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, Nelson đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do sau 15 năm về hưu cho những nỗ lực trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005. Đến năm 2009, Ngày Trái đất (22/4) đã chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận.

2. Ý nghĩa của ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái đất là thời điểm vận động tất cả người dân nâng cao ý thức và hưởng ứng các chiến dịch toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đồng thời, đây cũng được coi là ngày mà nhân loại tạm gác lại tất cả những công việc hàng ngày hay những lo lắng muộn phiền để suy nghĩ và hưởng ứng các hành động bảo vệ thế giới tự nhiên – nơi chúng ta chúng ta đang sinh sống.

Tìm hiểu thêm: 20+ cách tạo dáng chụp ảnh nam đẹp giúp bạn trở nên cuốn hút hơn

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất
Ngày Trái Đất nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên

Trong ngày này, cơ quan Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ cũng tổ chức chỉ đạo kêu gọi hành động vì môi trường. Các hành động bảo vệ môi trường như tuyên truyền mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống xung quanh, trồng thêm cây xanh, thu gom rác thải công cộng,…

Hơn thế nữa, tại nhiều nước thì đây vừa là sự kiện mang tính quốc gia, vừa là một hiện tượng toàn cầu. Nó không chỉ diễn ra trong một ngày mà có khi trong cả một tuần.

3. Chủ đề của ngày Trái Đất qua các năm

Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau vào ngày Trái Đất để các quốc gia cùng hưởng ứng thực hiện. Chủ đề của Ngày Trái Đất trong các năm gần đây có thể kể đến như:

  • Năm 2012: “Hành động vì Trái đất”
  • Năm 2013: “Hãy dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước”
  • Năm 2014: “Vì một thành phố xanh”
  • Năm 2015: “Rèn luyện sức khỏe, thân thiện môi trường”
  • Năm 2016: “Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
  • Năm 2017: đang cập nhật
  • Năm 2018: “Nói không với rác thải nhựa”
  • Năm 2019: “Vì một thế giới không rác thải”
  • Năm 2020: “Hành động vì khí hậu”
  • Năm 2021: “Khôi phục Trái Đất của chúng ta”
  • Năm 2022: “Đầu tư vào hành tinh của chúng ta”

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau vào ngày này để các quốc gia cùng hưởng ứng

4.  Những hoạt động trong ngày Trái Đất

Chúng ta đã được tìm hiểu về ngày Trái Đất là ngày thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường. Vậy mọi người làm gì, có những hoạt động gì vào ngày này? Mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong Ngày Trái Đất như:

  • Tuyên truyền kêu gọi mọi người nhằm nâng cao ý thức và thực hiện hành động chung sức bảo vệ môi trường sống.
  • Tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải tại khu vực sinh sống, nơi học tập, làm việc. Dọn dẹp vệ sinh các khu công cộng, vệ sinh ao hồ, kênh mương…
  • Bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp thông qua các hành động nhỏ: hạn chế dùng túi nilon, không sử dụng chai nước 1 lần, không thả bóng bay, tái tạo rác hữu cơ…
  • Trồng thật nhiều cây xanh và rau hữu cơ
  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (điện, nước, giấy…).
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời, chọn thiết bị tiết kiệm điện năng, tắt hết thiết bị điện khi không sử dụng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

Những hành động nhỏ bảo vệ Trái Đất

Ngoài những việc liệt kê ở trên, còn rất nhiều việc khác để bảo vệ môi trường, tuy nhỏ nhặt nhưng góp phần to lớn trong việc bảo vệ Trái Đất luôn tươi xanh của chúng ta. Ngày Trái Đất là thời điểm nhân loại tạm gác lại những công việc hằng ngày, những ưu phiền trong cuộc sống để suy nghĩ và hành động nhằm mang đến một thế giới tự nhiên sạch đẹp.

5. Ngày Trái Đất ở Việt Nam

Hưởng ứng chủ đề ngày Trái Đất 22/4 hằng năm trên thế giới, Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống. Mọi người có thể tập trung tại các khu vực gần nơi mình sinh sống để tham gia dọn vệ sinh, tuyên truyền về ý thức, kêu gọi người dân thực hiện các hành động bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký tham gia ngày này tại các hội, nhóm tình nguyện để đóng góp công sức cho cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Đã có nhiều dự án ý nghĩa và thiết thực để bảo vệ môi trường.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất

>>>>>Xem thêm: TOP 10+ quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo bình chọn của Liên Hợp Quốc

Hành động vì một môi trường xanh, sạch, đẹp

Các chương trình thường niên Ngày Trái đất ở Việt Nam luôn được tổ chức nhằm kêu gọi, thúc đẩy sự tham gia từ nhiều đối tượng trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Từ đó, góp phần từng bước trong việc thay đổi xu hướng ô nhiễm môi trường từ cấp độ nặng sang ít ô nhiễm và sạch hơn.

Hiện nay, Ngày Trái Đất không chỉ là một sự kiện quốc gia mà đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày, mà trọn vẹn cả tuần. Mỗi người trong chúng ta đều cần một Trái Đất trong lành để sinh sống, làm việc và tận hưởng hạnh phúc. Vì vậy, hãy chung tay bảo vệ Trái Đất ngay bây giờ nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *