Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

Rate this post

Người cầu toàn là gì và bạn có phải là một người cầu toàn? Cầu toàn là một đức tính tốt nếu như các tiêu chuẩn đặt ra được kiểm soát ở mức vừa phải. Ngược lại nếu quá cầu toàn có thể dẫn đến những vấn đề tiêu cực cho tâm lý và cuộc sống của bạn. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về tính cách này trong bài viết sau. 

Bạn đang đọc: Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

1. Người cầu toàn là gì?

Cầu toàn là một loại tính cách phổ biến của con người, thể hiện những tiêu chuẩn khắt khe với tất cả mọi việc lớn nhỏ trong cuộc sống. Người cầu toàn thường đòi hỏi rất cao về chính bản thân mình và tất cả những người xung quanh. 

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

Người cầu toàn luôn đặt tiêu chuẩn cao cho mọi thứ

Trên thực tế, người cầu toàn được chia làm 2 nhóm: 

  • Cầu toàn bình thường: Đây là nhóm người đặt ra tiêu chuẩn cao một cách có ràng cho chính bản thân họ. Trong một số trường hợp, họ sẽ tự giảm bớt tiêu chuẩn để phù hợp. Về cơ bản, nhóm người này chỉ nỗ lực để hướng đến sự hoàn hảo. 
  • Cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh: Đây là nhóm người ám ảnh về sự hoàn hảo đến mức gần như lúc nào cũng không hài lòng về bản thân và thường xuyên tự phê bình, chỉ trích chính bản thân mình và người khác. Thông thường, nhóm người này còn đi kèm với một số bất thường về mặt tâm lý.

2. Đặc điểm của người cầu toàn  

2.1 Tiêu chuẩn cá nhân cao 

Những người cầu toàn thường đặt ra các tiêu chuẩn cá nhân cao, buộc bản thân họ phải đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Chính điều này khiến cho họ dễ mắc phải các hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, thậm chí nặng hơn là vấn đề về tâm thần. 

2.2 Cố gắng kiểm soát mọi thứ

Khi theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, người cầu toàn luôn nỗ lực để kiểm soát tất cả mọi thứ. Và để làm mọi việc theo đúng ý mình, họ sẽ gồng mình để làm hết tất cả mọi việc, không yên tâm giao cho người khác.

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

Người cầu toàn thường có xu hướng kiểm soát mọi thứ, không tin tưởng giao phó cho người khác

Bên cạnh đó, nhóm người cầu toàn thường xuyên thiết kế ra các trật tự theo ý mình, dễ dàng rơi vào cảm xúc buồn chán, khó chịu nếu mọi việc bất như ý.  

2.3 Quy trình làm việc quá khắt khe 

Hoàn hảo và chỉn chu là tốt nhưng những người cầu toàn còn hơn mức này, họ bị ám ảnh về sự toàn diện nên luôn xây dựng quy trình làm việc rất khắt khe, đến từng chi tiết nhỏ. Bản thân nhóm người này tin rằng chính những điều khắt khe sẽ giúp họ đạt được kết quả tốt nhất, dễ có được thành công. 

Trên thực tế, một quy trình làm việc chuẩn chỉnh và nghiêm khắc không đến mức tiêu cực nếu như được điều chỉnh hợp lý và có sự linh hoạt tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên nếu áp dụng cứng nhắc sẽ khiến người cầu toàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi làm việc cùng người khác. 

2.4 Dùng kết quả của công việc đo đạc giá trị bản thân 

Những người cầu toàn thường dùng kết quả và sự thành công trong công việc, sự nghiệp để đo đạc giá trị của bản thân mình. Khi không đạt được kết quả như mong đợi, người cầu toàn dễ tự ti, chán nản và không còn tin tưởng vào bản thân mình. 

Người cầu toàn làm việc chăm chỉ và khắt khe với chính mình. Họ thường có thói quen làm việc nhiều hơn để vượt qua giới hạn của bản thân. Đôi khi họ sẽ tập trung vào những điều chưa làm được, thay vì động viên mình đã rất cố gắng. 

2.5 Ám ảnh bởi sự thất bại

Một đặc điểm thường thấy ở người cầu toàn chính là sự ám ảnh về việc bản thân đã thất bại như thế nào. Kể cả những sai sót nhỏ, người cầu toàn cũng cảm thấy tội lỗi. Trước những ý kiến và nhận xét từ người khác, họ thường không tiếp nhận, khăng khăng cho mình là đúng. 

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

Người cầu toàn rất sợ hãi sự thất bại, dùng kết quả để đo đạc bản thân

2.6 Có xu hướng làm hài lòng người khác

Những người cầu toàn rất thích được người khác khen ngợi, nhất là cấp trên. Họ luôn tự nhắc mình phải làm tốt hơn, đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn và yêu cầu cao cho chính mình để có thể làm hài lòng người khác.  

2.7 Nỗ lực để đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ

Không ít người cầu toàn nỗ lực để thỏa mãn những kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên cho họ. Nếu nhìn sâu xa hơn, nhóm người này thường lớn lên trong gia đình mà cha mẹ áp đặt con cái, chỉ yêu thương con khi con đáp ứng điều kiện mà họ đặt ra. Điều này theo họ trong suốt hành trình trưởng thành và có thể trở thành nỗi ám ảnh.        

Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách xem phong thủy 4 số cuối điện thoại chi tiết

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn
Người cầu toàn thường nỗ lực để đáp ứng kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra cho họ

2.8 Nghi ngờ về hành động của mình

Người cầu toàn hay có cảm giác không chắc chắn sau khi làm xong một công việc nào đó. Họ có tâm lý nghi ngờ về mọi việc, không biết còn thiếu sót gì, không biết còn điều gì chưa tốt. Chỉ khi nào có ai đó nói rằng họ “ngừng lại” thì họ mới thôi. 

2.9 Có tính tổ chức cao 

Vì có đòi hỏi cao nên người cầu toàn luôn tổ chức mọi thứ trong cuộc sống của họ ngăn nắp, gọn gàng. Không chỉ trong cuộc sống cá nhân của mình mà họ còn mang tính cách này vào rất nhiều những tình huống khác nhau.

3. Tác hại khi cầu toàn quá mức

Cầu toàn nếu nhìn ở góc độ tích cực là một đức tính tốt. Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo dễ gặt hái nhiều thành công và thành tựu trong cuộc sống. Ngoài ra còn giúp họ có trách nhiệm hơn trong mọi việc. 

Ngược lại nhóm người cầu toàn vì thần kinh rối loạn dễ mắc phải những bệnh về tâm lý như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần, trầm cảm,… rất nguy hiểm. 

Tính cầu toàn quá mức có thể gây ra những tác hại nguy hiểm sau đây: 

3.1 Trầm cảm 

Những người có tính cầu toàn cao thường dễ gặp phải những hội chứng lo âu quá mức dẫn đến trầm cảm khi không đạt được kết quả như mong đợi của bản thân. Khi những mục tiêu không như ý, chứng trầm cảm càng trở nên nặng hơn. 

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

Người cầu toàn có thể bị trầm cảm vì những lo lắng, áp lực quá mức

3.2 Khả năng kiểm soát cảm xúc kém 

Khi căng thẳng quá mức, cơ thể tiết ra Cortisol. Đây là một chất khiến cơ thể yếu đuối trước những biến động về mặt tâm lý. Điều này khiến cho việc kiểm soát cảm xúc trở nên kém hơn. 

3.3 Hung hăng

Một vài nghiên cứu cho thấy rằng khi không đạt được kết quả như kỳ vọng, người cầu toàn sẽ xuất hiện cảm xúc của sự tức giận, dễ hung hăng hơn. Nếu tiếp tục duy trì điều này sẽ khiến mọi người dần xa lánh. 

3.4 Lo ngại về những lỗi lầm

Người cầu toàn rất dễ khó chịu khi họ phạm sai lầm vì lo lắng người khác nghĩ xấu về mình. Do đó, họ ít tìm kiếm sự giúp đỡ mà thường tự xử lý hoặc giấu đi. Ngoài ra, họ cũng rất dễ nảy sinh tâm lý lo lắng quá nhiều, thậm chí đến mức ám ảnh. 

Người cầu toàn là gì? 9 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn

>>>>>Xem thêm: Vải Recycle là gì? Xu hướng thời trang mới bảo vệ môi trường

Người cầu toàn luôn lo ngại về những lỗi lầm

3.5 Chất lượng cuộc sống kém

Những người cầu toàn thường có chất lượng cuộc sống kém hơn so với người bình thường vì sự lo lắng, cáu gắt hoặc những yêu cầu quá khắt khe. 

  • Sống giản dị là gì? Lợi ích, biểu hiện của người sống giản dị
  • Lòng trắc ẩn là gì? Tại sao lòng trắc ẩn có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống
  • Mặc cảm là gì? Phân loại và cách vượt qua mặc cảm hiệu quả nhất

Trên đây là những đặc điểm thường thấy ở người cầu toàn. Về lý thuyết, cầu toàn là một đức tính tốt nhưng nếu quá cầu toàn sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của con người kém đi. Vì thế tùy tình huống mà bạn xây dựng những tiêu chuẩn hoàn hảo riêng, tránh để chủ nghĩa hoàn hảo ảnh hưởng đến chính bạn và những người xung quanh. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *