Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Rate this post

Làm việc với máy tính 8 tiếng một ngày và không thường xuyên vận động là những đặc điểm điển hình ở dân văn phòng. Không những thế, với quỹ thời gian nghỉ trưa ít ỏi, dân công sở thường có thói quen dựa người vào ghế hoặc nằm sấp ở trên bàn làm việc để tranh thủ ngủ vội. 

Bạn đang đọc: Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Thói quen tưởng chừng vô hại này lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng đau nhức vùng cổ, đau mỏi vai gáy… Duy trì thói quen nằm sấp trên mặt bàn lâu không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà còn nguy hiểm đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 

1. Lợi ích của việc ngủ trưa: “nạp pin” cho sức khỏe 

Công việc bề bộn cùng nhịp sống căng thẳng thường làm cho ta cảm thấy mệt mỏi, ngủ trưa không chỉ tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực và nâng cao hiệu suất mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích từ giấc ngủ trưa đem lại:

  • Trợ giúp tiêu hóa: Trong khi ngủ, cơ thể ở trạng thái tạo chuyển hóa rất cao, sản sinh nhiều dịch tiêu hóa, chất chuyển hóa được máu huyết đi nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể. 
  • Tiêu trừ mệt mỏi: “chất mỏi mệt” tích tụ trong cơ thể khi lao động vào buổi sáng cùng độc tố như axit lactic, cacbonic… thông qua giấc ngủ trưa có thể được tẩy trừ phần nào, những cảm xúc xấu phát sinh cũng có thể khóa giải và biết mất trong giấc ngủ trưa, tạo ra nguồn năng lượng tích cực trở lại. 
  • Nâng cao hiệu suất lao động: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu kỳ ngủ là do đại não khống chế, ngủ trưa là một bộ phận của chu kỳ ngủ tự nhiên. Do đó, một giấc ngủ trưa hợp lý có thể đảm bảo đại não tỉnh táo, nâng cao hiệu suất làm việc, tinh thần thoải mái hơn để hoàn thành công việc của buổi chiều. 
  • Ngủ trưa có ích cho sức khỏe tim mạch: khi ngủ, tim đập chậm, huyết áp cũng giảm xuống rõ rệt, vận động phản xạ và mức căng thẳng của cơ thể cũng giảm xuống, vỏ đại não có thể nghỉ ngơi, từ đó giảm sự tiêu hao không cần thiết cho cơ thể, giảm gánh nặng cho tim. Đặc biệt, một số nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy, người có thói quen ngủ trưa thì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành giảm xuống rõ rệt. 

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn giúp tái tạo năng lượng để hoạt động cho buổi chiều 

2. Những điều cấm kỵ tuyệt đối khi ngủ trưa

2.1. Không ngủ ngay sau bữa ăn trưa

Sau bữa ăn trưa, dạ dày đang chứa đầy thức ăn, chức năng tiêu hóa đang ở trạng thái vận động. Ngủ lúc này sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của đường ruột đối với thức ăn, đồng thời không tốt cho hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ trưa. Sau bữa ăn, bạn nên tĩnh tọa, nhắm mắt, xoa nhẹ vùng bụng để thúc đẩy tiêu hóa, tốt nhất hãy chờ đến khi cảm giác đầy bụng biến mất rồi mới ngủ trưa.

2.2. Không nên kéo dài thời gian ngủ trưa

Có những người không có thói quen ngủ trưa, nhưng một khi ngủ trưa thì ngủ rất dài. Bên cạnh đó cũng có tuýp người muốn tận hưởng hai ngày cuối tuần, sau khi dùng bữa trưa thịnh soạn, lại “đánh” một giấc ngủ đến chiều. Điều này dẫn đến đêm hôm đó khó đi vào giấc ngủ, đồng thời phá hỏng đồng hồ sinh học bình thường. Lúc này dù có ngủ nhiều hơn thì hôm sau vẫn cảm thấy tinh thần ủ rũ. 

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Ngủ trưa quá lâu có thể phá vỡ nhịp sinh học và ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối

2.3. Không ngủ trưa nằm sấp ở trên mặt bàn

Một số người có thói quen ngủ trưa nhưng chỉ giới hạn nằm sấp trên bàn, không chỉ được nghỉ ngơi tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu thêm những tác hại không ngờ đến từ thói quen ngủ trưa này. 

3. Những tác hại không ngờ đến khi ngủ trưa nằm sấp ở trên bàn

3.1. Choáng váng và gây tê bì chân tay

Tác hại đầu tiên của ngủ sấp ở trên bàn gây cản trở hoạt động cơ quan nội tạng, chèn ép ngực và tĩnh mạch khiến máu về tim giảm, lượng máu cung cấp đến cơ quan cũng bị giảm xuống dẫn đến hiện tượng thiếu máu não. Điều này gây ra tình trạng đau đầu, choáng váng, ù tai, tê bì chân tay ngay sau khi thức dậy.

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Nằm sấp khi thức dậy đầu óc rất choáng váng, cơ thể mệt mỏi 

3.2. Dễ mọc mụn và hình thành nếp nhăn

Việc nằm sấp ở trên mặt sẽ chèn ép lên các cơ mặt mà còn tạo điều kiện để da tiếp xúc nhiều nhất với mặt gối, gây bí da, dẫn đến viêm nhiễm và nổi mụn. Nếu tình trạng này kéo dài khiến cho da chùng xuống, kém căng mịn và mau có nếp nhăn. 

Tìm hiểu thêm: Lê bao nhiêu calo? Có nên ăn lê để giảm cân không?

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Nằm sấp trên mặt bàn khiến da hình thành nếp nhăn và dễ mọc mụn

3.3. Làm vòng 1 chảy xệ

Nằm sấp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vòng 1 của bạn, khi nằm sấp, vòng 1 sẽ chịu đè nén áp lực lên toàn bộ phần lưng ép xuống, làm tổn hại cho cơ ngực và dây chằng nâng đỡ. Nếu ngủ nằm sấp trong một thời gian dài, ngực của bạn sẽ có dấu hiệu chảy xệ, thiếu cân đối, tệ hơn là gây đau nhức và khó chịu. 

3.4. Nằm sấp trên bàn ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của nam giới

Khi nằm sấp, cơ quan sinh dục của nam bị chèn ép, khiến máu lưu thông kém, nếu kéo dài có thể dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng sinh dục. 

Ngoài ra, nếu đàn ông ngủ sấp trong thời gian sẽ khiến cơ quan sinh dục không được thoáng khí, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng khiến chất lượng tinh trùng kém đi.

3.5. Gây đau lưng

Cột sống được xem là một đường ống dẫn đến các dây thần kinh, nhưng khi nghỉ ngơi với tư thế nằm sấp làm căng thẳng cho cột sống, dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trên phần còn lại của cấu trúc cơ thể, gây đau lưng và lan ra những bộ phận khác. Bởi vì tư thế này cũng buộc đầu phải nghiêng sang một bên, khiến cho cổ bị xoắn, đưa cột sống và đầu lệch khỏi vị trí thẳng hàng.

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Nằm sấp trên mặt bàn gây đau lưng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống

3.6. Gây đau mỏi vai gáy

Dân công sở thường xuyên ngủ nằm sấp sẽ gặp phải một số cơn đau ở lưng hoặc cổ, những cơn đau như vậy là dấu hiệu của các đốt sống của cột sống bị dịch chuyển đủ để gây ra sự vỡ đĩa gelatin bên trong. Điều này làm cho gel bị rò rỉ ra ngoài gây chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh gây thoát vị đĩa đệm cổ. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, có đến 80% dân văn phòng từng bị đau mỏi vai gáy, gây đau đớn và khó khăn trong công việc và quá trình điều trị. 

3.6. Nằm sấp làm giảm thị lực 

Sau khi ngủ nằm sấp, tỉnh dậy sẽ có cảm giác mắt mờ mờ và nhìn không thấy rõ ràng, đó là bởi vì lúc ngủ đầu gối lên cánh tay, mắt bị đè lên, làm cho mắt sưng gây ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, khiến mắt bị tổn thương nhẹ

Nếu tình trạng này kéo dài, mắt sẽ trường kỳ bị đè nén khiến cho thần kinh mắt bị tổn thương nặng nề, khiến cho thị lực bị giảm sút, mắt mờ, có thể xảy ra hiện tượng bóng mờ trong mắt, trường hợp nặng cần phải điều trị bằng laser để khôi phục thị lực. 

4. Đầu tư một chiếc gối ngủ nâng đỡ là cách bảo vệ sức khỏe 

Việc thay đổi thói quen nằm sấp ở trên bàn khi ngủ trưa thường mất rất nhiều thời gian, chưa kể nếu văn phòng ở tình trạng bất khả kháng khi không có chỗ nghỉ ngơi phù hợ thì đầu tư một chiếc gối ngủ nâng đỡ là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Gối ngủ là vật dụng không thể thiếu của dân văn phòng khi tạo sự thoải mái và tận dụng triệt để thời gian để có một giấc ngủ hiệu quả, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe trong môi trường làm việc công sở. Vì vậy, chọn một chiếc gối ngủ cần chú ý đến chất liệu, độ dày vừa phải và độ phẳng thích hợp, đủ để giữ cho cổ và lưng ở một vị trí trung lập, từ đó giảm áp lực lên cột sống. 

Ví dụ như gối massage Sleeping Comfort được may từ 8 ống hạt tạo cảm giác thư thái và thoái khí tối đa. Gối được thiết kế theo kiểu dáng đường may định hình ở giữa, ôm theo đường cong giúp nâng đỡ cột sống cổ, vai gáy, mở rộng đường thở và tránh tình trạng ngáy khi ngủ. Đặc biệt, gối giúp các dây thần kinh được thả lỏng hoàn toàn, tạp cảm giác thư giãn cho người nằm.

Lớp bề mặt của gối sử dụng vải nỉ cao cấp giúp thấm hút mồ hôi rất tốt, lõi bông chải không bị vón cục sau thời gian sử dụng. Gối có khả năng sử dụng hai mặt gối là mặt hạt massage và mặt bông. Người dùng cũng dễ dàng điều chỉnh độ cao của gối bằng cách nhồi thêm hoặc rút bớt lượng bông nhờ thiết kế khóa kéo linh hoạt đấy.

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Một chiếc gối êm ái sẽ rất hữu ích trong trường hợp phải ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn

Hay gối cao su Liên Á Travelmate được làm từ chất liệu 100% cao su thiên nhiên và được thiết kế kiểu dáng đặc biệt có hình chữ C ôm vòng quanh cổ, do đó sản phẩm rất thích hợp để sử dụng để ngủ trưa trên văn phòng hoặc sử dụng khi di chuyển trên ô tô, máy bay. Chiếc gối này giúp giảm mỏi cổ, cho bạn cảm giác thư thái, thoải mái trong suốt giấc ngủ. 

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

Gối cao su Liên Á Travelmate có kiểu dáng hình chữ U rất thích hợp cho giấc ngủ trưa ở văn phòng 

Để hiểu rõ hơn về gối massage Sleeping Comfort hay gối cao su Liên Á Travelmate cũng như những sản phẩm khác hỗ trợ cho giấc ngủ trưa tại văn phòng hãy đến cửa hàng VUA NỆM để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. 

5. Cần lưu ý ngủ trưa đúng phương pháp

Ngủ trưa là một phương pháp phục hồi thể lực hiệu quả, bất kể là người lao động tay chân hay lao động trí óc. Tuy nhiên ngủ trưa cũng cần đúng phương pháp, một số lưu ý mà bạn nên biết về giấc ngủ trưa: 

  • Ngủ trưa là giấc ngủ ngắn, ngủ chợp mắt, do đó người trẻ tuổi thường ngủ 15 đến 20 phút là đủ. Người lớn tuổi có thể ngủ khoảng 30 phút là thích hợp nhất. Khoảng thời gian nghỉ trưa tốt nhất là 13 đến 15 giờ. 
  • Người mang kính áp tròng hãy tháo kính ra trước khi đi ngủ sẽ giúp cho đôi mắt không bị “chát”.
  • Bạn cũng nên đắp lên vùng bụng một chiếc chăn nhỏ để tránh nhiễm lạnh, khi ngủ trưa cũng nên tránh các ổ gió như quạt, ngủ dưới điều hòa, cửa sổ…
  • Sau khi thức dậy nên lập tức đi rửa mặt và uống 1 cốc trà nóng, một cốc trà sữa nhiều đường sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi. 

Ngủ trưa nằm sấp trên mặt bàn, nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Top 12+ bài tập tăng chiều cao trước khi đi ngủ

Ngủ trưa là một phương pháp phục hồi thể lực hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích về tác hại khi ngủ trưa nằm sấp lên bàn và những phương pháp hữu ích để có một giấc ngủ “ít nhưng chất”. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn chia sẻ thông tin hữu ích này đến đồng nghiệp và những người bạn thân của mình đấy. Chúc bạn có giây phút thư giãn tuyệt vời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *