Ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào? Trong một số trường hợp, bạn bất đắc dĩ phải ngủ trên ghế sofa nhưng không biết rõ về lợi và hại của nó. Vì thế trong bài viết dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ phân tích rõ những lý do bạn nên hay không nên có thói quen ngủ trên ghế sofa nhé!
Bạn đang đọc: Ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào – Bạn đã biết?
Contents
1. Những lợi ích khi ngủ trên sofa
Đôi khi, ngủ trên ghế sofa chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn khá thoải mái để bạn đi sâu vào giấc ngủ. Bởi lẽ, không phải ai cũng có đầy đủ điều kiện để ngủ một giấc thật ngon trên giường. Vậy nên mở đầu cho câu hỏi ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào, chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những lợi ích nhận được khi ngủ trên ghế sofa!
1.1. Giúp ích khi bạn bị cảm lạnh/cảm cúm
Khi bản thân bị sốt hay nghẹt mũi, sẽ rất khó khăn để bạn có một giấc ngủ thoải mái ở trên giường. Lúc này, việc ngủ trên ghế sofa có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Mặt khác, sofa sẽ tạo điều kiện để bạn đặt cao hơn phần chân và ngực. Điều này khiến tình trạng nghẹt mũi được cải thiện đáng kể, bạn cũng trở nên dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Thế nhưng, vì sofa thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên không thật sự đảm bảo về khả năng thấm hút mồ hôi. Nếu bạn ra mồ hôi nhiều do sốt hay ớn lạnh thì việc ngủ trên sofa làm từ nỉ, da,… sẽ “phản tác dụng”, khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu hơn.
1.2. Cải thiện tình trạng mất ngủ
Trong trường hợp bạn khó có thể đi sâu vào giấc ngủ (hay còn gọi là mất ngủ), việc ngủ tại sofa một vài đêm sẽ khiến não bạn phản ứng điều chỉnh trước bối cảnh và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên cần nhớ rằng, nếu não bộ của bạn đã quá quen thuộc với việc ngủ trên ghế sofa thì có khả năng bạn sẽ khó trở lại giấc ngủ trên giường. Vì thế, hãy cân nhắc sắm sửa một tấm nệm mới nếu chiếc nệm cũ của bạn không được thoải mái.
Mặt khác, việc ngủ trên ghế sofa cũng vô cùng tiện lợi khi bản thân bạn đang khó chịu nhưng bạn cùng giường lại ngủ ngáy, say xỉn. Thay đổi bối cảnh sẽ giúp bạn có không gian yên tĩnh và ngủ ngon hơn.
2. Ngủ trên sofa có tác hại gì không?
Mặc dù việc ngủ quên ở ghế sofa không hẳn là một vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu điều này diễn ra thường xuyên có thể gây ra một vài tác hại cho bạn như:
2.1. Đau nhức phần lưng/cổ
Một số nghiên cứu đã cho rằng, tư thế ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau lưng, đau cổ hay cứng khớp. Bởi lẽ ghế sofa được thiết kế ra với mục đích ngồi, tựa, không thích hợp để nằm. Vì thế khi nằm ở ghế sofa lâu ngày, phần cổ, lưng của bạn ở sai tư thế dẫn đến đau nhức. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng nếu bạn không sớm thay đổi thói quen của mình.
Bên cạnh đó, thiết kế của sofa thường chia ra thành nhiều ô nhỏ. Những khoảng trống nằm giữa các ô nhỏ đó có thể làm gia tăng những cơn đau cổ, đau lưng hay đau nhức vai gáy khi bạn ngủ ở sofa.
2.2. Đau nhức ở chân
Thông thường, độ dài của ghế sofa thường không đủ cho toàn bộ cơ thể. Vì thế khi liên tục nằm ở tư thế co người, thò chân ra ngoài thành ghế,… sẽ cản trở quá trình tuần hoàn và lưu thông máu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân bạn bị tê ngứa khó chịu.
2.3. Giấc ngủ bị ảnh hưởng
Trong trường hợp bạn ngủ thiết đi trên ghế sofa đặt ở phòng khách hay không gian chung, giấc ngủ của bạn khả năng cao cũng sẽ bị ảnh hưởng do chuyển động của những người xung quanh. Chưa hết, ngủ quên trên sofa thường xuất phát từ việc bạn xem tivi và thiếp đi. Âm thanh, hình ảnh từ tivi phát ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến bạn dễ bị mộng du hơn.
2.4. Dễ bị nhiễm khuẩn
Khác với giường ngủ, ghế sofa thường ít được vệ sinh. Một tuần bạn có thể đổi ga giường 2 lần, nhưng có khi vài tháng bạn mới bắt tay vào vệ sinh sofa 1 lần. Đây chính là lý do sofa là nơi sinh sống, trú ngụ lý tưởng của rất nhiều loại vi khuẩn.
Chính những vi khuẩn hay bụi bẩn bám trên sofa làm gia tăng nguy cơ bạn mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp, dị ứng,… Vì thế, nếu không muốn gặp phải những bệnh lý nhiễm khuẩn về da liễu, hô hấp thì bạn cần phải bỏ ngay thói quen này!
Tìm hiểu thêm: Cá hồi bao nhiêu calo? Ăn nhiều cá hồi có tăng cân không?
2.5. Không an toàn cho trẻ sơ sinh
Nếu ngủ chung với bạn còn có trẻ sơ sinh thì bạn cần tuyệt đối tránh xa những chiếc ghế sofa. Bởi lẽ, những nội thất có bề mặt mềm như sofa sẽ gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngạt thở. Vì thế dù có buồn ngủ đến đâu, bạn cũng nên đưa trẻ đến bề mặt chắc chắn hơn để an tâm rằng trẻ có thể nằm ngửa ra khi ngủ. Nếu thật sự kiệt sức, hãy dặn dò những thành viên khác trong nhà để đảm bảo bạn không ngủ quên khi con vẫn nằm trên ghế dài.
3. Những lời khuyên cho bạn khi ngủ trên sofa
Sau khi tìm hiểu ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào, có thể thấy thói quen này tồn tại hai mặt nhất định. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn nên cân nhắc có nên duy trì thói quen này hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo có một giấc ngủ thoải mái nhất, bạn vẫn nên chọn một mặt phẳng phù hợp, êm ái với cơ thể.
Trong trường hợp bạn phải ngủ trên ghế sofa, hãy cân nhắc một số lưu ý sau đây để không phải thức dậy với tình trạng đau nhức hay dây thần kinh bị chèn ép:
- Phủ sofa bằng một lớp vỏ bọc bằng cotton hút ẩm và thoáng khí.
- Không dùng gối đi – văng hay gối ném để ngủ. Thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc gối phù hợp, chắc chắn, có thể tháo rời áo gối nhằm hỗ trợ nâng đỡ cổ và vai gáy của bạn khi ngủ.
- Trước khi ngủ, hãy tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi để giữ tinh thần thoải mái khi ngủ.
- Trường hợp bạn ngủ thiếp đi, hãy cố để ý thức vị trí của mình trước khi bị giấc ngủ đánh gục. Duỗi thẳng người qua độ dài của ghế và nằm xuống sao cho bề mặt lưng được bằng phẳng.
- Không tập thể dục sát giờ ngủ và chỉ nên ăn bữa lớn trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ vào một thời điểm nhất định mỗi đêm.
>>>>>Xem thêm: Đeo tai nghe khi ngủ: Thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Phòng ngủ trên gác xép – vị cứu tinh cho không gian sống hẹp
- Có nên nằm ngủ trên sàn nhà?
Việc thỉnh thoảng ngủ trên ghế sofa không gây nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng trong những tình huống bất khả kháng chứ không biến nó trở thành thói quen. Bạn chắc hẳn không muốn khởi động ngày mới của mình bằng một cái còng ở cổ hay một cơ thể đau nhức! Tốt nhất, bạn vẫn nên đầu tư cho chiếc giường ngủ của mình trở nên thư giãn hơn để đảm bảo một giấc ngủ trọn vẹn nhất.
Bài viết đã phân tích ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào cũng như đưa ra một số lời khuyên khi bạn bất đắc dĩ phải ngủ trên ghế sofa. Qua đây, Bloggiamgia.edu.vn mong rằng bạn sẽ có một giấc ngủ ngon để đón chào một ngày mới đầy hứng khởi nhé!