Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng và tác động trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi người. Tuy nhiên, giấc ngủ của người lớn vì những yếu tố như công việc, gia đình, học tập mà thường xuyên bị chi phối khiến bạn luôn rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi kéo dài. Vậy bạn có biết ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, điều nào quan trọng hơn không? Sau đây hãy để Bloggiamgia.edu.vn giải đáp thắc mắc cho bạn nhé.
Bạn đang đọc: Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, điều nào quan trọng hơn?
Contents
1. Lợi ích của việc ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc ngủ đủ thời gian và chất lượng cần thiết để cơ thể và tâm trí được phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào độ tuổi và yếu tố môi trường mà mỗi người có từng nhu cầu ngủ khác nhau. Ngủ đủ giấc rất quan trọng bởi nó mang lại những lợi ích sau:
- Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể: Ngủ đủ giờ giúp cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu lympho T tốt hơn, giúp hệ miễn dịch có khả năng chống lại các mầm bệnh nội bào bao gồm virus cúm, HIV, herpes và tế bào ung thư. Ngủ đủ giấc cũng đóng vai trò tích cực đối với việc cải thiện sức khỏe miễn dịch.
- Sức khỏe tim mạch được bảo vệ: Những chuyên gia sức khỏe đã lý giải rằng: Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều chất gây viêm trong máu và tăng nồng độ hormone gây căng thẳng – đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Hơn nữa, việc thiếu ngủ và không duy trì lịch trình ngủ đều đặn cũng dẫn đến việc ăn vặt nhiều hơn, từ đó tạo ra nguy cơ béo phì – một yếu tố liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch. Thiếu ngủ cũng đẩy cơ thể vào trạng thái mệt mỏi, thiếu hứng thú trong các hoạt động hàng ngày. Việc không ngủ đúng giờ, ngủ chất lượng kém hoặc thiếu ngủ cũng tăng nguy cơ đối mặt với béo phì và bệnh tim mạch, đặc biệt là rối loạn ngưng thở khi ngủ.
- Phục hồi chức năng não bộ: Việc ngủ sâu giúp cho não bộ phục hồi và hoạt động tốt hơn trong các chức năng như tập trung và nhận thức. Khi có giấc ngủ chất lượng, não bộ được nghỉ ngơi, có thời gian để loại bỏ các chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hơn nữa, ngủ đủ giấc và đúng giờ còn giúp ngày hôm sau làm việc hiệu quả hơn vì não bộ có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy và linh hoạt hơn.
- Ngăn ngừa quá trình lão hoá: Ngủ đúng giờ và đủ giấc có thể giúp giảm nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa da. Khi ngủ say, tế bào già cỗi và tế bào chết trên da được loại bỏ và thay thế bằng tế bào mới, giúp da trở nên tươi trẻ và sức sống hơn. Duy trì giấc ngủ đúng giờ không chỉ hạn chế sự hình thành nếp nhăn mà còn giúp tinh thần sảng khoái, từ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
- Bảo vệ gan của bạn: Từ cơ chế sinh học, ta có thể nhận thấy rằng đêm là thời điểm gan hoạt động hiệu quả nhất. Nếu không ngủ đúng giờ hoặc thiếu ngủ, chức năng này sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến sự tích tụ độc tố và tổn thương tế bào, gây khó khăn trong việc phục hồi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe lá gan của bạn rất nhiều
2. Lợi ích của việc ngủ đúng giờ
Ngủ đúng giờ giúp điều chỉnh cơ chế đồng hồ sinh học. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng từ khoảng 21 giờ là thời điểm cơ thể bắt đầu cần được nghỉ ngơi và thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ chất lượng trong vòng 1 đến 2 giờ sau đó.
Duy trì thời gian đi ngủ một cách đều đặn và theo lịch trình sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất. Để biết được thời điểm đi ngủ nào là tốt nhất cho sức khỏe, trước hết bạn cần hiểu về cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: 5 cách làm trà lá ổi giảm cân hiệu quả nhất và lưu ý khi sử dụng
- Từ 21 đến 23 giờ: Thời gian này được cho là thời điểm hệ miễn dịch loại bỏ chất độc, vì vậy cả cơ thể và tinh thần cần thư giãn và nghỉ ngơi dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó, cả người bình thường và người có vấn đề về sức khỏe đều nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Từ 23 đến 1 giờ: Đây được cho là thời gian gan xả độc và loại bỏ chất dư thừa khỏi người của bạn, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể vào ban ngày và cải thiện quá trình trao đổi chất. Khi ở trạng thái ngủ sâu trong khoảng thời gian này, bạn sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động chức năng của gan.
- Từ 1 đến 3 giờ: Thời gian này được xem là thời điểm mà túi mật tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu cũng như từ thức ăn, do đó cơ thể cũng cần ở trong tình trạng ngủ sâu để tối ưu dưỡng chất.
- Từ 3 đến 5 giờ: Là thời gian phổi thực hiện chức năng loại bỏ các độc tố.
- Từ 5 đến 7 giờ: Đây là thời điểm mà ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và chất cặn của quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch và giảm thiểu độc tố vào cơ thể.
- Từ 7 đến 9 giờ: Đây là lúc ruột non hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa, vì vậy đây là thời điểm lý tưởng để bạn ăn bữa sáng. Qua đó, cơ thể có thể được cung cấp nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động của một ngày dài.
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Anh, sau 22 giờ là thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được giảm hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn. Đặc biệt, khung thời gian 22 – 23 giờ là thời điểm ngủ lý tưởng vì lúc đó lượng hormone cortisol – một loại hormone căng thẳng bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản sinh hormone melatonin gây ngủ giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
3. Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, điều nào quan trọng hơn?
Theo nhiều chỉ dẫn, chúng ta nên nghỉ ngơi ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, thời gian ngủ đều đặn còn quan trọng hơn số giờ ngủ. Theo Very Well Health – Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người ngủ 6 giờ mỗi đêm đều đặn có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người ngủ 8 giờ mỗi đêm nhưng không đều đặn.
Những người ngủ 6 giờ mỗi đêm đều đặn có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người ngủ 8 giờ mỗi đêm nhưng không đều đặn
Tiến sĩ Rebecca Robbins, một nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Trường Y Harvard (Mỹ) chia sẻ rằng hầu hết chúng ta đều tập trung vào thời lượng giấc ngủ nhưng lại ít để ý đến tầm quan trọng của lịch trình ngủ đều đặn.
Lịch trình ngủ và thức dậy đều đặn giúp cho não bộ biết khi nào là lúc cần nghỉ ngơi và khi nào cần tỉnh táo. Nói cách khác, nhịp sinh học trong cơ thể sẽ trở nên cân đối và hiệu quả hơn, điều này giúp chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.
Khi thời gian ngủ và thức dậy không đều đặn, giấc ngủ có thể bị gián đoạn, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn và não bộ khó nhận biết khi nào nên đi ngủ và thức dậy. Điều này dẫn đến việc mất thời gian để chìm vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu suốt đêm.
Như vậy có thể thấy ngủ đủ giấc rất quan trọng, nhưng việc lập cho bản thân một lịch trình ngủ đều đặn và đúng giờ còn quan trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bánh Oreo bao nhiêu calo, ăn có béo không?
4. Cách điều chỉnh thời gian ngủ đúng giờ
Mặc dù việc duy trì lịch trình ngủ đều đặn mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng rất khó thực hiện, nhất là đối với người lớn. Trẻ em thường có lịch ngủ và thức dậy ổn định nhất, trong khi đó người lớn thường phải đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lịch ngủ như công việc, gia đình,…
Tuy nhiên, người lớn cũng có thể duy trì một lịch ngủ đều đặn nếu họ có ý thức và quyết tâm. Theo khuyến nghị của bà Robbins, bạn nên xem xét lại lịch trình ngủ của mình trong một tuần, chọn thời gian thức dậy sớm nhất làm mốc và mục tiêu, sau đó trừ đi 8 tiếng để xác định thời gian cần đi ngủ.
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn để trả lời cho câu hỏi “Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, điều nào quan trọng hơn?”. Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này, bạn cũng biết yếu tố ngủ đúng giờ quan trọng như thế nào rồi phải không? Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ có thực hiện được thói quen ngủ đúng giờ và có một cơ thể thật khỏe mạnh nhé.