Trong một thời gian dài, kintsugi đã là một loại hình nghệ thuật truyền thống được tôn sùng ở Nhật Bản. Nó thể hiện quan điểm của mọi người đối với việc đánh giá các đồ vật hay chính xác là tôn vinh sự không hoàn hảo. Chính sự khác biệt này đã làm cho nghệ thuật Kintsugi trở nên phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn cầu.
Bạn đang đọc: Nghệ thuật Kintsugi là gì? Những bài học cuộc sống từ Kintsugi
Cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá những lý do đằng sau sự phổ biến và lan rộng của nó và những điểm lôi cuốn, thu hút của nghệ thuật độc đáo này.
Contents
- 1 1. Nghệ thuật Kintsugi là gì? Lịch sử ra đời
- 2 2. Những bài học và triết lý truyền tải từ nghệ thuật Kintsugi
- 2.1 2.1. Trân trọng vẻ đẹp không hoàn hảo
- 2.2 2.2. Không né tránh tổn thương, không che đậy khuyết điểm
- 2.3 2.3. Sống hết mình và mạnh mẽ
- 2.4 2.4. Sống là cần có sự tha thứ và kết nối với người khác
- 2.5 2.5. Cần có sự kiên trì, kiên định
- 2.6 2.6. Nghệ thuật Kintsugi dạy chúng ta phải tử tế với chính mình
1. Nghệ thuật Kintsugi là gì? Lịch sử ra đời
1.1. Nghệ thuật Kintsugi là gì?
“Dùng vàng để hàn gắn” là nghĩa tiếng Nhật của Kintsugi. Nói cách khác, nghệ thuật Kintsugi là một nghệ thuật sửa đồ gốm bị vỡ bằng cách dán vàng của người Nhật.
Thay vì ghép các mảnh gốm lại bằng keo dính, kỹ thuật Kintsugi sử dụng một loại nhựa cây đặc biệt phủ bột vàng, bạc hoặc bạch kim để “làm lại” đồ gốm bị vỡ trở thành một phiên bản độc đáo và đắt giá. Mỗi tác phẩm được sửa chữa là một phiên bản có một không hai.
Nếu một cái bát bị vỡ, thay vì vứt bỏ, các mảnh vỡ sẽ được gắn lại với nhau bằng nhựa cây giống như keo và các vết nứt được trang trí bằng vàng. Không hề che giấu các vết nứt hoặc cố gắng khôi phục đồ vật về tình trạng ban đầu, nghệ thuật kintsugi thu hút sự chú ý đến các vết nứt theo cách làm nổi bật chúng bằng các đường nối kim loại, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt và tinh tế.
Kintsugi thường được coi là phép ẩn dụ cho vẻ đẹp của sự vô thường và sự chấp nhận vẻ đẹp không hoàn mỹ, sự thay đổi cũng như sự già đi. Kintsugi coi những vết sẹo trên đồ vật là một phần của đồ vật đó và tô điểm các đường nối bằng bột kim loại như vàng hoặc bạc.
Bằng cách này, kỹ thuật Kintsugi đã đại diện cho ý tưởng rằng vẻ đẹp có thể được tìm thấy trong sự không hoàn hảo. Sự đổ vỡ là một cơ hội mới để hình thành nên một thứ càng tốt đẹp hơn. Và việc áp dụng kiểu suy nghĩ này vào những trường hợp thất bại trong cuộc sống của chúng ta sẽ mang lại nhiều bài học hữu ích.
1.2. Sự ra đời của nghệ thuật Kintsugi
Kintsugi là nghệ thuật cổ xưa có niên đại từ những năm 1400 (thế kỷ 15). Nó được cho là phát minh của tướng quân Nhật Bản Ashikaga Yoshimasa. Ông đã làm vỡ chiếc bát tráng men ngọc cổ của Trung Quốc.
Truyền thuyết kể rằng sau khi chiếc bát quý giá của mình đã bị hư hại, ông ấy đã gửi nó trở lại Trung Quốc với hy vọng tìm được một chiếc bát giống hệt để thay thế. Tuy nhiên, chiếc bát này rất độc đáo đến mức không có chiếc bát nào giống như vậy.
Cuối cùng, khi chiếc bát được trả lại, nó đã được cố định bằng ghim kim loại – một kỹ thuật thường được các thợ thủ công Trung Quốc sử dụng.
Mặc dù chiếc bát đã được sửa chữa nhưng không được đẹp mắt. Ông đã giao nhiệm vụ cho các thợ thủ công của Nhật Bản tìm ra một cách sửa chữa bát trà bị vỡ sao cho thẩm mỹ hơn.
Bằng cách sử dụng các kim loại quý, bao gồm cả vàng, các thợ thủ công Nhật Bản bắt đầu gắn kết các mảnh gốm lại với nhau bằng cách thu hút sự chú ý vào các vết vỡ thay vì che dấu nó. Điều này có tác dụng làm cho vết vỡ trở thành điểm quan trọng nhất của chính chiếc bát đó.
Đến thế kỷ 17, nghệ thuật kintsugi phổ biến hơn ở Nhật Bản khi một binh lính Nhật đã mua nhiều đồ gốm sứ và đập vỡ chúng, sau đó sửa chữa chúng bằng kỹ thuật Kintsugi để kiếm lời siêu khủng.
2. Những bài học và triết lý truyền tải từ nghệ thuật Kintsugi
Kintsugi trong lịch sử Nhật Bản được coi là một loại hình nghệ thuật quan trọng, nhưng cũng là một loại hình dạy chúng ta rất nhiều bài học và triết lý hay.
2.1. Trân trọng vẻ đẹp không hoàn hảo
Biết trân trọng vẻ đẹp ngay cả khi nó không hoàn hảo là một trong những triết lý quan trọng mà nghệ thuật Kintsugi muốn nói với chúng ta. Kintsugi nhắc nhở chúng ta rằng một thứ gì đó có thể bị vỡ nhưng vẫn đẹp đẽ. Một khi được sửa chữa, nó sẽ trở nên bền chắc hơn, ở những chỗ bị hỏng vẫn đảm bảo sự chắc chắn và tính thẩm mỹ riêng có.
Trong thời đại mà tất cả chúng ta đều quá tập trung vào sự hoàn hảo và sức mạnh, kintsugi dạy chúng ta rằng sự không hoàn hảo và sự mong manh là hai điều đáng được tôn vinh.
Đây là một phép ẩn dụ có tác dụng chữa lành và phục hồi tinh thần và tâm hồn của con người sau khi trải qua nghịch cảnh. Chấp nhận “quá khứ” không tốt đẹp, chấp nhận những thứ không thể thay đổi. Cùng với đó là sự sửa chữa, làm lại khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn, đẹp hơn và quý giá hơn trước khi nó bị hỏng.
Tìm hiểu thêm: Top 6 cây phong thủy mệnh Thổ giúp mang đến may mắn và tiền tài
2.2. Không né tránh tổn thương, không che đậy khuyết điểm
Thay vì cố gắng che đậy những khuyết điểm, nghệ thuật kintsugi làm nổi bật và thu hút sự chú ý đến những yếu điểm này. Triết lý của kintsugi như một cách tiếp cận cuộc sống, có thể giúp khích lệ chúng ta khi đối mặt với thất bại, với tổn thương.
Chúng ta có thể cố gắng nhặt những mảnh vỡ lại như việc đối mặt với thất bại. Khi làm được điều đó, chúng ta có thể ghép những mảnh vỡ lại với nhau. Kết quả có thể không khiến mọi thứ trở nên đẹp ngay lập tức, nhưng khi thời gian trôi qua, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của những điểm không hoàn hảo đó.
Chiếc bát có vẻ như bị vỡ, các mảnh vỡ vương vãi, nhưng đây là cơ hội để gắn nó lại với những đường nối bằng vàng. Nó sẽ là một cái gì đó mới, độc đáo và mạnh mẽ. Giống như trải qua sự thất bại sẽ là cơ hội để chúng ta bắt đầu lại một hành trình mới hứa hẹn nhiều tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau sự tổn thương, vấp ngã.
2.3. Sống hết mình và mạnh mẽ
Kintsugi khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống trọn vẹn, hết mình bởi vì chúng ta không sợ những điều có thể phá vỡ, gây tổn thương, gây thất bại. Giống như gốm sứ mỏng manh, đẹp đẽ, có thể bị vỡ, chúng cũng có thể được sửa chữa. Cuộc đời của con người cũng vậy.
Gốm sứ cũng như cuộc sống có thể vỡ thành ngàn mảnh, nhưng không có lý do gì để ngừng sống hết mình. Chúng ta phải làm việc hăng say và nuôi sống tất cả những hy vọng và ước mơ của chúng ta. Những thất bại và đổ vỡ chỉ là thử thách, vì vậy hãy rèn luyện để vượt qua nó.
Trên thực tế, sống hết mình và không sợ hãi, thay vì lùi bước trước khó khăn, là điều giúp chúng ta có một cuộc sống nhiều trải nghiệm và sống một đời không hối tiếc.
Sống theo nghệ thuật Kintsugi cũng có nghĩa là mở lòng với nỗi đau, nhận ra và chấp nhận vai trò của nghịch cảnh trong cuộc sống. Đối với nhiều người, một khoảnh khắc khủng hoảng, khó khăn trong cuộc sống như mất việc làm, ly hôn, tai nạn nghiêm trọng… khi nhìn nhận lại, đó có thể là động lực mạnh mẽ để thay đổi và là cơ hội để có một cuộc sống mới, hạnh phúc hơn.
2.4. Sống là cần có sự tha thứ và kết nối với người khác
Nghệ thuật nguyên thủy của kintsugi sử dụng một loại keo làm từ hỗn hợp bột gạo và sơn mài “urushi” (nhựa từ cây sơn mài). Loại sơn mài này ở dạng thô là độc hại, nhưng khi có thời gian để khô và xử lý, nó cực kỳ hữu ích như một chất kết dính và đánh bóng làm đẹp.
Cũng giống như vậy, trong cuộc sống, “ở đâu không có tình yêu, hãy đặt tình yêu ở đó và bạn sẽ tìm thấy tình yêu”. Nếu chúng ta đối xử với vết thương tình cảm của mình bằng sự tha thứ và tình yêu thương, thì việc chữa lành vết thương đó sẽ mang lại giá trị và sức mạnh to lớn cho cuộc sống của chúng ta.
Bên cạnh đó, hãy nhớ là chúng ta không đơn độc. Đôi khi, sự chán nản và buồn bã khiến chúng ta nghĩ rằng sẽ không ai giúp đỡ chúng ta. Hơn nữa, chúng ta không muốn trở thành gánh nặng, không muốn làm phiền ai. Nhưng đó không phải là điều đúng đắn.
Trong nghệ thuật kintsugi, bạn có thể sử dụng các mảnh vỡ của các các đồ vật khác nhau để “vá” lại một đồ vật hỏng. Điều này cũng đúng với những vết thương tình cảm của chúng ta. Chúng ta cần nhờ bạn bè giúp đỡ, cần một người bạn đáng tin cậy và chia sẻ những tâm tư, khó khăn của bạn. Gắn kết với gia đình và bạn bè sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn.
>>>>>Xem thêm: Chơi đâu ăn gì ở Côn Đảo? Tổng hợp A-Z kinh nghiệm du lịch Côn Đảo [updating…]
2.5. Cần có sự kiên trì, kiên định
Hãy liên tục, ngày này qua ngày khác kiên trì vì mục tiêu của mình. Ở nghệ thuật kintsugi, chúng ta dán các mảnh gốm sứ bị vỡ lại với nhau, chúng ta cần dành thời gian giữ chúng lại với nhau cho đến khi keo khô. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Nó cho chúng ta thời gian để suy ngẫm về ý nghĩa công việc chúng ta đang làm.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng cần kiên nhẫn, suy ngẫm và hình thành những thói quen tốt. Chúng ta cần kiên trì, tạo áp lực nhẹ nhàng hàng ngày cho bản thân cho đến khi tính cách đã được trui rèn và trở nên vững chắc hoặc cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
2.6. Nghệ thuật Kintsugi dạy chúng ta phải tử tế với chính mình
Ngay cả với tất cả các vết nứt, những khuyến khuyết, tinh thần của nghệ thuật kintsugi dạy chúng ta tha thứ cho chính mình. Đó là một cách để yêu bản thân. Chấp nhận mọi vết nứt trong tinh thần và tính cách của chính con người mình có nghĩa là chấp nhận và yêu thương chính mình. Hãy nhớ rằng, tha thứ cho bản thân là điều quan trọng, vì bạn cần tha thứ cho chính mình trước khi có thể tha thứ cho người khác.
Bất cứ khi nào chúng ta bị tổn thương, chúng ta có một vết sẹo tinh thần suốt đời khiến chúng ta liên tục nhớ lại những khoảnh khắc đau khổ đó. Nhưng khi áp dụng triết lý của người Nhật trong nghệ thuật Kintsugi, bạn sẽ thoát ra những đau đớn đó và trở nên mạnh mẽ hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Bạn có suy nghĩ gì về những triết lý của nghệ thuật độc đáo này? Hãy chia sẻ với Bloggiamgia.edu.vn bằng cách bình luận bên dưới nhé.