Hằng năm, cứ đến ngày 27 tháng 7, những bài hát về người lính lại vang lên trên khắp mọi nẻo đường. Trong tìm thức người dân Việt Nam, ngày này đã trở thành một dịp cực kỳ quan trọng là lúc họ bày tỏ lòng thành kính đối với những anh hùng cách mạng. Vậy bạn đã thật sự biết rõ ngày 27-7 là ngày gì hay chưa? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: Ngày 27-7 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và hoạt động ngày 27-7
Contents
1.27-7 là ngày gì?
Ngày 27 tháng 7 là ngày lễ quốc gia được kỷ niệm hằng năm để tưởng nhớ công ơn to lớn của những người lính đã hy sinh tuổi trẻ, một phần cơ thể hay thậm chí là cả tính mạng để giành lạ độc lập cho dân tộc.
Ngày lễ tưởng niệm này có tên gọi chính thức là Ngày thương binh liệt sĩ. Đây là một trong những dịp quan trọng để con cháu đời sau có thể biểu hiện lòng thành kính và sự biết ơn sâu sắc với thế hệ ông cha cứu nước ngày trước.
Tuy không phải là ngày lễ được nghỉ phép nhưng trong ngày 27 tháng 7 có rất nhiều hoạt động diễn ra. Bạn có thể nhìn thấy điều này thông qua các chương trình văn nghệ về người lính, buổi lễ thắp hương tại tượng đài liệt sĩ, chuyến viếng thăm của quan chức nhà nước tới các gia đình có công với cách mạng.
2. Nguồn gốc ngày 27-7
Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm mà chúng ta vẫn luôn quan tâm có lịch sử hình thành gồm nhiều giai đoạn:
- Khoảng đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn có chủ tịch Hồ Chí Minh làm hội trưởng danh dự được thành lập tại Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, Hà Nội.
- Vào chiều ngày 28/5/1946, hội đã có buổi trao đổi quan trọng với khách mời là chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà hát thành phố.
- Vào chiều ngày 11/7/1946, cũng tại Nhà hát, một buổi quyên góp trang phục cho chiến sĩ ở chiến triền đã được vận động. Đây chính là nơi mà Bác Hồ đã tặng chiếc áo rét mà mình đang mặc.
- Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc diễn ra, thiệt hại về người và của ngày càng lớn khiến cuộc sống người dân cùng chiến sĩ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
- Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng để đảm bảo cuộc sống người dân và tinh thần chiến sĩ.
- Tháng 6/1947, đại biểu các cơ quan quan trọng đã tham gia buổi họp chọn ngày 27-7/1947 để kỷ niệm Thương binh toàn quốc. Cũng trong buổi họp này, Bác Hồ tiếp tục gửi tặng áo lụa, lương tháng và bữa ăn văn phòng được trích từ các nhân viên làm việc ở Phủ Chủ tịch. Hằng năm, cứ đến ngày này, chủ tịch nước cũng sẽ có quà và thư gửi chiến sĩ nơi xa.
- Bắt đầu từu tháng 7/1955, ngày 27-7 chính thức sử dụng tên gọi Ngày thương binh liệt sĩ.
- Sau 30/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng đưa ra nghị định ngày 27-7 hàng năm là ngày “Ngày thương binh liệt sĩ” cả nước.
3. Ý nghĩa ngày 27-7 là gì?
3.1. Ý nghĩa nhân văn
Việt Nam là dân tộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt trong quá khứ. Sau mỗi lần phản kháng quân xâm lược, đất nước chúng ta lại gánh chịu nỗi mất mát về tính mạng của các chiến sĩ nơi tiền tuyến.
Có những người may mắn sống sót nhưng cũng không còn nguyên vẹn như trước. Từ sự thật tàn khốc, ngày 27-7 đã được dùng như một mốc thời gian cụ thể để ghi nhớ và công nhận sự hy sinh cao cả của người bộ đội cụ Hồ.
3.2. Ý nghĩa chính trị
Trong thời kỳ kinh tế đất nước đang cực kỳ khó khăn do chiến tranh, người người nhà nhà đều thiếu cơm ăn áo mặc. Chính vì đó mà tinh thần chiến đấu của tiền tyến nơi xa cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi mất đi hậu phương vững chắc.
Trước thực trạng trên, nhà lãnh đạo buộc phải có những chính sách chăm lo và động viên để nâng cao tinh thần chiến đấu. Từ đó mà ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ ra đời. Khi chiến tranh qua đi, hằng năm ngày này vẫn được tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu đời sau cố gắng giữ gìn bờ cõi và chống lại mọi thế lực thù địch.
Tìm hiểu thêm: 7 đá phong thuỷ màu đỏ giúp chiêu tài lộc, mang lại may mắn
4. Các hoạt động ngày 27-7
4.1. Ở các cơ quan nhà nước
Vào ngày 27-7, tại các cơ quan đoàn thể, đại diện lãnh đạo sẽ có những hoạt động thường niên như tặng quà và đến thăm nhà của nhân viên gia đình chính sách. Điều này giúp người lao động cảm nhận được sự quan tâm của công ty, nhờ vậy mà có động lực cống hiến hơn.
4.2. Ở các gia đình có thương binh, liệt sĩ
Những gia đình có công với cách mạng vào dịp 27-7 sẽ được đại diện địa phương đến nhà thăm hỏi và tặng nhiều phần quà ý nghĩa. Bên cạnh đó, nếu gia đình có người thân đã hy sinh, họ sẽ đến những tượng đài để thắng hương tưởng niệm.
4.3. Ở trường học
Tại trường học, ngày 27-7 được xem là ngày lễ truyền thống. Việc thầy cô giáo tổ chức lễ tri ân ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ cũng chính là một trong những bài học về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nhờ những hoạt động như thế này mà thế hệ mầm non tương lai càng biết cách trân quý hòa bình và ra sức bảo vệ đất nước.
5. Những bài hát hay ngày 27-7
5.1. Màu hoa đỏ
“Màu hoa đỏ” là bài hát mô tả hình ảnh người lính phải rời xa gia đình đi theo tiếng gọi tổ quốc để rồi hy sinh anh dũng trên chiến trường. Trong ca khúc có dùng biện pháp ẩn dụ ví linh hồn người lính như là “đá núi”, “mây ngàn” “bóng cây tre”,… mang đến sự gần gũi.
Mặc dù giờ đây chiến tranh đã qua đi, bom đạn đã thôi đe dọa đến cuộc sống dân tộc Việt Nam, nhưng bài hát “Màu hoa đỏ” vẫn được vang lên mỗi khi tháng 7 đến. Đây giống như một lời nhắc nhở thế hệ con cháu rằng không được quên đi công ơn to lớn của cha ông.
5.2. Biết ơn chị Võ Thị Sáu
“Mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng đất đỏ” là những ca từ mở đầu của bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Cùng với giai điệu da diết chất chứa nhiều tình cảm dành cho nữ anh hùng dân tộc, ca khúc được nhiều người trẻ tuổi biết đến và yêu thích.
>>>>>Xem thêm: Top 15+ dịch vụ dọn dẹp vệ sinh nhà ở Cần Thơ được lựa chọn nhiều nhất
5.3. Bài ca không quên
Điểm đặc biệt của ca khúc “Bài ca không quên” chính là được sáng tác bởi một người lính. Do đó từng ca từ đều diễn tả chân thực những gì xảy ra trên chiến trường và tâm trạng của một người trực tiếp tham gia vào trận đánh khốc liệt.
Cùng với giọng ca bất hủ của nữ nghệ sĩ Cẩm Vân, bài hát đã dần ăn sâu và tìm thức người Việt. Đúng như tên gọi, dù cho thời gian có trôi qua bao lâu thì “Bài ca không quên” vẫn là một trong những sáng tác sống mãi trong lòng chúng ta.
5.4. Huyền thoại mẹ
Bên cạnh những người lính nơi tiền tuyến, hình tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng được vinh danh mỗi khi tháng 7 về. Bài hát “Huyền thoại mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phần nào nói lên nỗi đau của người mẹ khi lần lượt tiễn những đứa con ra mặt trận.
Không chỉ vậy, chính bản thân các mẹ cũng là một chiến sĩ nơi hậu phương. Nếu không có sự dũng cảm, kiên trì và chịu thương chịu khó của họ, những người lính cách mạng sẽ không có được chỗ ẩn nấu an toàn.
- 12/12 là ngày gì? Ngày 12/12 có sự kiện gì đặc biệt?
- Ngày 11/11 là ngày gì? Là ngày độc thân hay lễ hội mua sắm?
Lời kết
Thắc mắc “27-7 là ngày gì?” đã được Vua Nệm giải đáp một cách chi tiết thông qua bài viết trên. Sau khi biết được kiến thức này, hy vọng rằng bạn có thể trải qua ngày 27-7 hằng năm một cách ý nghĩa bằng cách tham gia nhiều hoạt động tri ân.