Bạn vừa hoàn thành việc sơn mới lại căn nhà của mình và đang cảm thấy cực kỳ khó chịu vì mùi sơn mới? Với việc sơn tường, quá trình làm khô và quá trình để mùi sơn bay hoàn toàn có thể sẽ diễn ra vài ngày. Vậy mùi sơn có độc không? Và nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ra sao? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Mùi sơn có độc không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Contents
1. Tìm hiểu về sơn nhà
Hầu hết các loại sơn trong nhà đều có khả năng giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) vào không khí. VOC là chất ô nhiễm hóa học được thải ra dưới dạng khí từ một số chất rắn hoặc chất lỏng.
Theo đó, các loại sơn đều có VOC ở một mức độ nào đó. Một số ví dụ về VOC bao gồm:
- Toluen
- Xylen
- Axeton
- Fomanđehit
- Benzen
Hít phải VOC có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tin tốt là ngành sơn đang tiến tới cải thiện việc giảm thải VOC thải ra này. Một số nước đã đặt ra các tiêu chuẩn về việc phát thải VOC từ sơn.
Sơn thường được chia thành hai loại: sơn chứa dung môi dầu và sơn nước (latex). Sơn chứa dung môi dầu bao gồm VOC được giải phóng trong quá trình sơn và kể cả khi sơn khô. Sử dụng sơn gốc nước có thể là một giải pháp thay thế tốt để giảm sự phát tán VOC.
Sơn latex có hàm lượng VOC thấp có thể là một lựa chọn khả thi để thay thế sơn thông thường để ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong nhà. Tuy nhiên, các loại sơn được tiếp thị là “VOC thấp” vẫn có thể có lượng phát thải đáng kể của một số VOC riêng lẻ.
Các sản phẩm sơn có VOC thấp và không có VOC đều được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng chuyên về sơn. Do đó, khi lựa chọn sơn cho gia đình mình, hãy kiểm tra nhãn thông tin trên bao bì để nắm rõ mức VOC của sản phẩm.
2. Mùi sơn có độc không?
Mùi sơn và sơn nói chung tác động xấu đến sức khỏe khi tiếp xúc thời gian dài. Một số tác động xấu của mùi sơn có thể kể đến bao gồm:
2.1. Gây kích ứng
Sơn có thể gây kích ứng da nếu lỡ may dính vào người bạn. Chúng đặc biệt còn có thể gây nguy hiểm khi lỡ nuốt phải. Và cần tránh nhất với các loại sơn gốc dầu. Ngoài ra, mùi từ những loại sơn này có thể gây kích ứng mắt, mũi hoặc cổ họng của bạn. Để có thể cải thiện tình trạng đó thì bạn cần đi ra ngoài không khí trong lành càng nhanh càng tốt.
Các tác dụng phụ ngắn hạn do tiếp xúc với mùi sơn có thể bao gồm:
- Kích ứng mắt, mũi hoặc cổ họng
- Đau đầu
- Gây cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng
- Buồn nôn
- Khó thở
Tiếp xúc với nồng độ cao VOC trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương cho một số hệ thống của cơ thể, bao gồm: Hệ thống thần kinh, gan và thận.
2.2. Gây ra các bệnh về hô hấp
Bên cạnh đó, tiếp xúc với các chất gây kích ứng như mùi sơn mạnh chắc chắn có thể gây ra các bệnh như hen suyễn. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 đã kiểm tra về mức VOC trong một số phòng ngủ của trẻ em. Và họ đã phát hiện ra nồng độ cao của một loại VOC được gọi là propylene glycol và glycol ete. Những chất này có thể dẫn đến khả năng mắc các bệnh như hen suyễn, chàm và viêm mũi.
2.3. Liên quan đến bệnh đa xơ cứng
Bạn có thể đã nghe nói điều gì đó về dung môi hữu cơ trong mùi sơn có liên quan đến bệnh đa xơ cứng (MS). Các nhà điều tra đã đánh giá hơn 2.000 người được chẩn đoán MS, so sánh họ với gần 3.000 đối chứng.
Họ đã đánh giá tác động qua lại giữa việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ, mùi thuốc lá, các yếu tố di truyền và những thứ này có thể góp phần làm tăng MS như thế nào. Các kết quả được thể hiện như sau:
- Khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong sơn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh MS. Mức độ rủi ro cũng tăng cao nếu thời gian tiếp xúc lâu hơn.
- Những người có yếu tố di truyền bệnh MS nếu tiếp xúc với dung môi hữu cơ sẽ có khả năng phát triển MS cao hơn bảy lần so với những người không có yếu tố di truyền hoặc người không tiếp xúc với dung môi này.
- Những người có các yếu tố nguy cơ di truyền cụ thể tiếp xúc với mùi thuốc và mùi sơn có nguy cơ tăng gấp 30 lần so với những người khác.
Cần nhấn mạnh rằng các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng bạn sẽ không nhất thiết bị MS khi tiếp xúc với mùi sơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh chúng cũng như hạn chế hút thuốc để giảm nguy cơ MS, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
3. Những đối tượng cần tránh tiếp xúc với mùi sơn
Khi nói đến ảnh hưởng của mùi sơn, rủi ro không nhất thiết phải là mắc bệnh. Có một số cá nhân có tỷ lệ mẫn cảm cao hơn khi nói đến tác hại tiềm ẩn của mùi sơn. Điều quan trọng là phải thực hiện các bước cần thiết và đề phòng nếu bạn hoặc một cá nhân trong gia đình bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây.
3.1. Trẻ sơ sinh và trẻ em
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không nên để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ xung quanh khi sơn trong nhà. Vì nó đặc biệt ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ.
3.2. Vật nuôi
Trong khi sơn bên trong nhà, điều quan trọng là không để vật nuôi bước vào phòng phòng. Theo danh sách của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), sơn có thể gây nguy hiểm cho thú cưng của bạn.
Tìm hiểu thêm: Đeo lens đi ngủ có sao không? Những lưu ý để sử dụng lens an toàn cho mắt
3.3. Các cá nhân trong lĩnh vực làm việc có mức độ tiếp xúc cao với sơn
Như đã đề cập trước đây, những người tiếp xúc với mùi sơn ở mức độ cao hoặc trong một thời gian dài có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu được thực hiện về Tiếp xúc với các hạt trong không khí và dung môi hữu cơ ở những người làm nghề sơn, việc tiếp xúc lâu với sơn có thể gây mất chức năng phổi và các vấn đề nghiêm trọng về phổi.
3.4. Những người có hệ hô hấp đã bị tổn thương
Những người có hệ thống hô hấp bị tổn thương có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mùi sơn cao hơn. Những cá nhân này nên hạn chế tiếp xúc của nó.
3.5. Phụ nữ mang thai
Với những người phụ nữ đang mang thai thì sao? Tiếp xúc với mùi sơn có thể ảnh hưởng đến thai nhi của bạn không? Nói chung, rủi ro liên quan đến sơn là thấp, mặc dù nguy cơ gây hại có thể lớn hơn khi tiếp xúc với sơn có chứa dung môi không phải là nước.
Dưới đây là một vài sự thật về mùi sơn và quá trình mang thai:
- Một nghiên cứu về việc những người phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiếp xúc với mùi sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bất thường bẩm sinh. Tuy nhiên thì các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các nghiên cứu đó của họ cũng cần được làm rõ thêm.
- Một nghiên cứu khác cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa việc tiếp xúc với mùi sơn và cân nặng khi sinh hoặc nguy cơ sinh non.
- Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếp xúc với mùi từ sơn dầu trước khi thụ thai có thể làm tăng trọng lượng sơ sinh và dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh macrosomia.
Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, và bạn lo lắng về ảnh hưởng của mùi sơn đối với thai nhi, bạn nên tránh tiếp xúc với nó.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải tiếp xúc với mùi sơn, bạn có thể:
- Lựa chọn sử dụng sơn gốc nước
- Tránh tiếp xúc với mùi sơn trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Đảm bảo khu vực đang sơn có khả năng thông gió tốt.
4. Cách giảm thiểu tiếp xúc với mùi sơn
Nếu bạn chuẩn bị sơn nhà, đây là một số phương pháp mà bạn có thể làm theo để giảm thiểu rủi ro:
- Lưu ý chọn các loại sơn dành cho phòng kín. Đọc nhãn sản phẩm hoặc hỏi tư vấn của người bán hàng để chọn một sản phẩm ít tạo mùi hoặc VOC có hại hơn, chẳng hạn như sơn gốc nước.
- Tìm hiểu thông tin an toàn trên nhãn sản phẩm. Đọc thật kỹ để nắm rõ các cảnh báo và thông tin sơ cứu. Hoặc nếu cần thì bạn phải chuẩn bị các biện pháp bảo vệ khác như găng tay và kính bảo hộ cho mặt. Bạn có thể sử dụng mặt nạ phòng độc để giảm nguy cơ hít phải mùi sơn.
- Luôn sơn ở nơi thông thoáng. Bạn có thể đợi thời tiết khô ráo để có thể mở cửa sổ. Cân nhắc sử dụng quạt thông gió ở cửa sổ để giúp hướng luồng không khí ra bên ngoài.
- Nghỉ ngơi điều độ để có thể hít thở được nhiều không khí trong lành.
- Sau khi sơn, hãy mở cửa sổ càng rộng càng tốt trong vòng hai đến ba ngày để mùi sơn thoát ra khỏi phòng. Bạn nên có kế hoạch ở tạm vào một căn phòng khác trong lúc đợi sơn bay mùi hoàn toàn.
- Cố định chặt các nắp thùng sơn chưa sử dụng hết để tránh hơi rò rỉ mùi sơn ra các khu vực xung quanh. Nếu bạn chọn loại bỏ sơn còn sót lại, hãy nhớ làm đúng cách đã hướng dẫn trên bao bì.
5. Cách xử lý khi tiếp xúc với mùi sơn và các rủi ro khác
Hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo thông tin an toàn trên bao bì của sản phẩm mà đang sử dụng . Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ cách sơ cứu cụ thể. Một số hướng dẫn chung để xử lý khi tiếp xúc với sơn hoặc mùi sơn bao gồm:
- Khi dính sơn trên da, hãy rửa kỹ khu vực đó bằng xà phòng và nước ấm.
- Khi sơn dính vào mắt, rửa mắt bằng nước trong vòng 15 đến 20 phút. Sau đó, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút. Nếu mắt bạn bị đau hoặc có vấn đề với thị lực, hãy tìm đến các bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Nếu không may nuốt phải sơn, hãy uống một lượng nhỏ sữa hoặc nước. Và bạn cũng cần phải theo dõi khi có các triệu chứng khó chịu ở dạ dày bao gồm buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy.
- Khi cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, hãy tìm kiếm nguồn không khí trong lành ngay lập tức.
>>>>>Xem thêm: Mối liên hệ giữa hiện tượng nháy mắt và giấc ngủ
Đọc thêm: Hướng dẫn chọn màu sơn nhà theo mệnh gia chủ hợp phong thủy
6. Kết luận
Vậy mùi sơn có độc không? Và câu trả lời là hầu hết các loại sơn đều rất an toàn. Tuy nhiên, tiếp xúc với sơn và mùi sơn của nó có khả năng gây kích ứng da, mắt và cổ họng. Tình trạng này có thể cải thiện được khi làm sạch vùng bị ảnh hưởng hoặc ra bên ngoài không khí trong lành. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc tối đa với các loại hóa chất này bất cứ khi nào có thể.