Bất kỳ người lao động nào cũng có mong muốn làm việc trong một môi trường lý tưởng, nơi mà mình được đảm bảo các quyền lợi cơ bản, được làm việc với tất cả nhiệt huyết. Tuy nhiên vẫn còn đó những môi trường làm việc độc hại, làm ảnh hưởng xấu tinh thần, sức khỏe và cả chất lượng công việc. Cùng Bloggiamgia.edu.vn làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Môi trường làm việc độc hại là gì? Làm thế nào “giữ mình” trong sạch?
Contents
1. Khái niệm về môi trường làm việc độc hại
Khi nhắc đến một môi trường độc hại chúng ta dễ liên tưởng đến những môi trường có sự ô nhiễm cao về khói bụi, khí thải, chất hóa học… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khái niệm môi trường làm việc độc hại trong bài viết này đề cập đến một phạm trù khác.
Môi trường làm việc độc hại (Toxic Workplace) có thể hiểu là nơi làm việc (văn phòng, công sở) tồn tại nhiều dấu hiệu tiêu cực như xung đột cá nhân, bắt nạt, thao túng, chống đối… làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần người lao động cũng như chất lượng công việc.
Những môi trường độc hại kể trên tương đối phổ biến hiện nay, thể hiện sự yếu kém trong cách quản lý và xây dựng văn hóa của công ty, chốn văn phòng. Hệ quả của nó là chất lượng công việc chung bị suy giảm, nhân sự rời bỏ liên tục, không có sự gắn bó bền vững.
2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc trong một môi trường độc hại
2.1 Không khí làm việc luôn căng thẳng, mệt mỏi
Không khí làm việc là điều rất dễ nhận thấy ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Chỉ cần bạn bước vào văn phòng là đã có thể cảm nhận được môi trường này vui vẻ, trẻ trung hay nghiêm túc, trầm lắng. Không khí làm việc có thể phụ thuộc vào tính chất công việc, phòng ban hoặc tính cách cá nhân của mỗi nhân sự.
Không khí làm việc được cho là độc hại khi mà dường như tất cả mọi người đều mang gương mặt cau có, thẫn thờ, mệt mỏi, những tiếng thở dài hay thậm chí là tiếng trách mắng lẫn nhau…Tất nhiên sẽ có những thời điểm cần tập trung cao độ, tuy nhiên, nếu những biểu hiện kể trên luôn diễn ra mỗi ngày thì bầu không khí thật sự rất độc hại đối với bạn.
Không khí căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tinh thần và chất lượng công việc của bạn. Sự căng thẳng thường là nguồn cơn phát sinh những vấn đề khác như mâu thuẫn, chán nản, dễ mắc sai phạm trong công việc.
2.2 Mối quan hệ giữa các nhân viên kém
Văn phòng làm việc được xem như là một xã hội thu nhỏ. Xã hội này nếu tồn tại nhiều sự xung đột giữa các thành viên, có sự chia rẽ, đấu đá lẫn nhau… sẽ rất đáng quan ngại. Nếu nhận thấy hoặc chính bạn cũng rơi vào những tình huống như cạnh tranh không công bằng, bị nói xấu, cô lập… thì bạn đã không may rơi vào môi trường làm việc độc hại.
Đồng ý rằng, trong quá trình làm việc những bất đồng quan điểm hay tính cách là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nó nên được giải quyết bằng sự tranh luận để thuyết phục lẫn nhau, tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho công việc. Nếu vấn đề sau đó bị đẩy lên thành hiềm khích cá nhân, dẫn đến mối quan hệ giữa các nhân sự kém đi, chơi theo nhóm… là điều không nên.
2.3 Sếp, lãnh đạo có cách quản lý cực đoan
Trong một công ty, văn phòng sẽ có những người nắm giữ vị trí cao trong công việc, có quyền điều hành, đưa ra quyết định trong tất cả các vấn đề lớn nhỏ. Đây cũng là người sẽ hướng dẫn nhân sự làm việc, trả lương cho người lao động.
Lãnh đạo là những người quyền uy cao nhất, tuy nhiên, nếu cách quản lý của những vị sếp này trở nên độc đoán, cứng nhắc và cực đoan thì đây đích thị là một môi trường làm việc độc hại. Làm việc với những vị lãnh đạo như trên, người lao động sẽ cảm thấy không được tôn trọng, hình thành nên những ấm ức, bất đồng giữa ban giám đốc và nhân sự.
2.4 Không có lộ trình phát triển bản thân
Hầu hết người lao động đều có mong muốn thăng tiến trong công việc. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi theo thời gian giá trị, kiến thức của nhân sự sẽ được nâng cao, họ có đủ năng lực để được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn thay vì cứ mãi “dậm chân tại chỗ”. Thêm nữa, thăng tiến trong công việc cũng là điều cần thiết để khích lệ nhân sự làm việc tốt hơn, phát triển bản thân, từ đó cống hiến nhiều hơn cho công ty.
Chính vì thế mà nếu môi trường lập lờ về lộ trình thăng tiến, không có cơ hội phát triển thì đây là một môi trường làm việc độc hại. Với những công ty như thế này, nhân sự thường không có sự gắn bó lâu dài.
2.5 Không được tôn trọng thời gian nghỉ
Thông thường, thời gian làm việc của người lao động sẽ không vượt quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Trường hợp công ty mong muốn nhân sự làm thêm giờ cần có sự đồng ý của họ, đồng thời có chính sách về lương đi kèm. Điều này nhằm đảm bảo cho người lao động có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm bảo sức khỏe để giữ vững hiệu suất công việc.
Tìm hiểu thêm: Những lời chúc chia tay đồng nghiệp chân thành, hài hước và ý nghĩa nhất
Tuy nhiên, có những công ty lại giao việc ngoài giờ hành chính hoặc khoảng thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Không ít nhân sự phải ngậm ngùi xử lý công việc vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ. Đây là dấu hiệu cho thấy môi trường làm việc độc hại. Người lao động cần được tôn trọng khoảng thời gian riêng của mình.
3. Hệ quả xấu mà môi trường làm việc độc hại gây ra
3.1 Giảm năng suất và chất lượng công việc
Tại nơi làm việc, mọi người cần phải giao tiếp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Vì thế, trong một môi trường làm việc căng thẳng, trì trệ và có những người đồng nghiệp “toxic”, không hợp tác thì năng suất và chất lượng công việc chắc chắn sẽ bị suy giảm, chậm tiến độ chung.
3.2 Mất động lực làm việc
Người làm việc trong một môi trường độc hại sẽ sớm trở nên chán nản, căng thẳng, mất động lực làm việc. Chất lượng công việc không được như mong muốn, cấp quản lý cực đoan, không có lộ trình thăng tiến… sẽ khiến bạn khó có thể duy trì nhiệt huyết trong công việc.
3.3 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần
“Khi đi trai trẻ, khi về bủng beo”, câu này rất đúng với những người lao động đang phải làm việc trong môi trường độc hại. Mặc dù không khí chốn văn phòng không bị ô nhiễm nhưng dường như người lao động sẽ bị rút cạn kiệt năng lượng. Việc luôn ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất người lao động.
4. Làm thế nào để “giữ mình” trong môi trường làm việc độc hại
4.1 Tránh xa những tiêu cực
Trong một môi trường độc hại, bạn nên cố gắng tránh xa những tiêu cực bằng cách không tham gia vào việc nói xấu, chia rẽ hay bắt nạt. Hãy tập trung làm tốt công việc của mình vì cốt lõi đi làm là để làm việc, kiếm tiền, không phải sa đà vào những “drama chốn công sở”.
4.2 Chủ động tìm cách thay đổi
Nếu có thể, bạn hãy tìm cách thay đổi môi trường làm việc trong tầm khả năng của mình. Ví dụ như tổ chức một số hoạt động giúp mọi người gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều hơn, tạo bầu không khí vui vẻ thay vì luôn căng thẳng như trước kia…
4.3 Xác định rõ thời gian làm việc
Để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn hãy xác định ngay từ đầu với cả cấp trên và đồng nghiệp về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của mình. Chẳng hạn như không kiểm tra email hay xử lý công việc ngoài giờ làm hoặc đang trong ngày nghỉ trừ các trường hợp khẩn cấp phát sinh. Điều này có thể gây “mất lòng” tuy nhiên đó là cách bảo vệ quyền lợi của bạn, đồng thời chứng minh được khả năng hoàn thành công việc trong thời gian hành chính.
>>>>>Xem thêm: Tặng ví có ý nghĩa gì? Có đem lại may mắn cho người tặng?
4.4 Nghỉ việc và tìm cho mình một môi môi trường lý tưởng hơn
Đây là điều tất yếu phải thực hiện khi bạn đã cố gắng làm tất cả những gì trong khả năng để thích nghi hoặc để thay đổi môi trường làm việc độc hại đó. Nếu không muốn sự độc hại dần xâm chiếm lấy mình thì tốt nhất nên tìm kiếm một môi trường lý tưởng, lành mạnh hơn.
Trên đây Bloggiamgia.edu.vn đã làm rõ thế nào là môi trường làm việc độc hại cũng như các giải pháp để xử lý. Chúc bạn tìm được cho mình một nơi làm việc lý tưởng, lành mạnh để mỗi ngày đi làm là một ngày vui.