Việc giặt chăn mền bằng tay thường gây ra không ít khó khăn cho các chị em nội trợ. Chăn mền vừa to, vừa nặng lại lâu khô nên giờ đây mọi người lựa chọn cách giặt chăn mền bằng máy giặt để thay thế cho phương pháp thủ công.
Bạn đang đọc: Mẹo hay giúp giặt chăn mền bằng máy giặt hiệu quả nhất
Thế nhưng, giặt chăn với máy giặt đôi khi cũng không đạt hiệu quả cao, thậm chí là khiến chăn mền bị rách hoặc nhanh hư hỏng, xù vải hơn so với giặt tay. Vậy làm thế nào để việc giặt chăn mền với máy được tốt nhất?
Contents
- 1 1. Giặt chăn mền bằng máy giặt có tốt không?
- 2 2. Những lợi ích khi giặt chăn mền bằng máy giặt
- 3 3. Mẹo hay giúp giặt chăn mền bằng máy giặt hiệu quả nhất
- 3.1 3.1. Kiểm tra chất liệu chăn mền trước khi giặt
- 3.2 3.2. Xác định trọng lượng của chăn trước khi giặt
- 3.3 3.3. Gỡ bỏ vật bám dính trên chăn trước khi giặt
- 3.4 3.4. Cuộn chăn đúng cách khi giặt chăn bằng máy giặt
- 3.5 3.5. Sử dụng nước giặt, dung dịch tẩy rửa nhẹ thay cho bột giặt tổng hợp
- 3.6 3.6. Chọn đúng chế độ giặt chăn mền trên máy giặt
- 3.7 3.7. Phơi chăn đúng cách ngay sau khi giặt xong
1. Giặt chăn mền bằng máy giặt có tốt không?
Nhiều người cho rằng việc giặt chăn mền bằng máy giặt là không tốt và không sạch như giặt bằng tay. Bởi máy giặt dễ làm xù vải chăn mền; đồng thời, máy không thể vò từng chút một và đánh được các vết bẩn cứng đầu, vết ố vàng.
Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Giặt chăn mền bằng máy trên thực tế mang lại rất nhiều lợi ích và cơ chế giặt cũng giúp chăn mền sạch hơn mọi người vẫn tưởng. Hãy cùng tìm hiểu xem việc giặt máy tốt như thế nào và sạch sẽ ra sao.
2. Những lợi ích khi giặt chăn mền bằng máy giặt
Giặt đồ bằng tay là phương pháp thủ công, truyền thống nhất. Nó giúp cho quần áo, chăn mền bền hơn và sạch như mong đợi. Tuy nhiên, cách thức này cũng tồn tại những hạn chế lớn.
Đó là sự tốn kém thời gian, công sức và nhân lực; đồng nghĩa với việc tốn kém chi phí cho việc giặt giũ nhiều hơn. Mọi người bắt đầu chuyển sang sử dụng máy giặt phổ biến hơn. Phương pháp giặt chăn mền bằng máy giặt khắc phục hoàn hảo những yếu điểm của cách giặt thủ công. Cụ thể:
2.1. Giặt chăn mền bằng máy giặt giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả
Khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn hơn với những công việc xã hội, tập thể và vấn đề mưu sinh, “cơm áo gạo tiền” ngày một nhiều hơn thì quỹ thời gian rảnh rỗi, dư giả của mọi người cũng dần ít đi.
Nhiều chị em phụ nữ vừa phải đi làm việc kiếm tiền bên ngoài, vừa phải chăm lo cho gia đình mỗi khi tan tầm thì việc giặt giũ quần áo, chăn mền dường như là quá sức và “ngốn” rất nhiều thời gian của họ. Họ dường như chẳng còn thì giờ để nghỉ ngơi nếu cứ dùng cách giặt giũ bằng tay.
Lúc này, một chiếc máy giặt sẽ là công cụ tối ưu nhất để giải quyết công việc giặt giũ chăn màn này cho các chị em phụ nữ. Giặt chăn mền bằng máy giặt trở thành giải pháp hoàn hảo để tiết kiệm thời gian tối đa.
Máy có cơ chế tự động, nên mọi công đoạn giặt giũ sẽ được tự động thực hiện mà không cần sự can thiệp nhiều từ con người. Trong khi máy giặt làm việc thì các chị em, các gia đình có thể có thêm thời gian để thực hiện những công việc khác, thư giãn, vui chơi và nghỉ ngơi tùy thích.
2.2. Tiện lợi hơn, tiết kiệm công sức hơn khi giặt chăn mền bằng máy giặt
Chúng ta đều biết, máy giặt có thể hoạt động tự động mà không cần sự can thiệp nhiều từ con người. Vì vậy, người dùng chỉ cần cho chăn mền vào máy và thực hiện một số thao tác nhỏ, nhẹ nhàng như: khởi động máy, cho bột giặt/nước giặt/ vào bên trong và ấn chọn chương trình giặt phù hợp đã được thiết lập sẵn trên máy.
Mọi việc giặt, giũ, xả nước, vắt khô hay thậm chí là sấy khô đều sẽ được máy giặt thực hiện nhanh chóng và đảm bảo đúng quy trình. Mọi người gần như không phải tốn chút công sức nào cho việc giặt giũ này nữa, mà hoàn toàn do máy “đảm đương”.
Có thể nói, với cách giặt chăn mền bằng máy giặt này, con người sẽ được thảnh thơi nghỉ ngơi hơn, có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Đặc biệt là hoàn thành công việc giặt đồ nhẹ nhàng hơn, tiện lợi hơn và tiết kiệm công sức, giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người.
2.3. Giặt chăn mền bằng máy giặt đảm bảo sạch sẽ, kháng khuẩn hiệu quả
Một lợi ích nữa từ việc giặt chăn mền bằng máy giặt chính là sạch sẽ và giúp kháng khuẩn hiệu quả. Máy giặt hoạt động với cơ chế xoay đảo quần áo, chăn mền liên tục cùng với hỗn hợp chất tẩy rửa. Khi đó, chăn mền, quần áo ma sát với nhau tạo thành hiệu ứng như vò bằng tay.
Lực ma sát lớn giúp quần áo được “vò”, chà sát mạnh và giúp loại bỏ các vết bẩn trên hiệu quả. Bên cạnh đó, máy được thiết lập các chế độ giặt phù hợp với các loại chăn mền dày dặn, cơ chế xả nước lượng lớn, nhiều lần, vắt sạch bọt xà phòng có trong chăn mền. Vì vậy, mọi người hoàn toàn yên tâm về độ sạch sẽ khi dùng máy giặt.
Giặt chăn mền bằng máy cũng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Trong quá trình giặt, máy sẽ hoạt động ở các mức nhiệt độ phù hợp, cùng với công đoạn vắt, sấy khô chăn màn ở nhiệt độ cao giúp chúng nhanh khô hơn. Đồng thời, nhiệt độ cao cũng giúp tiêu diệt và ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hầu hết các loại ký sinh, côn trùng, vi khuẩn gây hại có thể được diệt trừ thông qua quy trình giặt giũ với máy giặt. Mang tới sự an tâm và tiện lợi cho người sử dụng. Trong khi đó, khi giặt chăn mền bằng tay sẽ không thể đảm bảo được khả năng kháng khuẩn này.
3. Mẹo hay giúp giặt chăn mền bằng máy giặt hiệu quả nhất
Giặt chăn mền, ga, gối bằng máy giặt là phương thức tiện lợi được nhiều người lựa chọn, nhưng giặt như thế nào đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ. Tìm hiểu những mẹo hay ngay sau đâu để giặt chăn mền hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Nên chọn sofa màu gì tôn lên nét đẹp, sang trọng, đảm bảo yếu tố phong thuỷ
3.1. Kiểm tra chất liệu chăn mền trước khi giặt
Nhiều người muốn tiết kiệm thời gian và công sức cho việc giặt giũ chăn màn nên thường sử dụng máy giặt với tất cả loại đồ. Tuy nhiên, không phải các loại chăn mền đều có thể giặt được bằng máy giặt. Ví dụ như chất liệu lụa, satin, gấm, len, chăn điện, chăn lông cừu tự nhiên…thì chỉ được giặt bằng tay, không thể sử dụng máy giặt.
Nếu giặt chăn mền thuộc những chất liệu này sẽ khiến cho lớp vải sáng bóng bên ngoài của chăn lụa, gấm, satin…bị mất đi, chăn trở nên khô cứng hơn. Hay với chăn len, vải lên sẽ bị xù lên, giãn ra, gây hỏng chăn nhanh hơn. Những chất liệu vải tổng hợp, nhân tạo như cotton, tencel, microfiber…đều có thể giặt bằng máy với chế độ giặt phù hợp.
Việc xác định chất liệu chăn trước khi giặt sẽ giúp xem xét có nên giặt bằng máy hay không và giặt sao cho phù hợp. Nên phân loại những chất liệu có khả năng phai màu ra và giặt riêng để chăn không bị loang màu, dính màu, lẫn màu vào nhau.
3.2. Xác định trọng lượng của chăn trước khi giặt
Cân nặng chăn bao nhiêu thì giặt được bằng máy giặt là thắc mắc của rất nhiều người. Bloggiamgia.edu.vn xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho quý vị như sau:
Những chiếc chăn có kích thước dưới 1,8mx2,3m và cân nặng dưới 4,7kg đều có thể giặt được bằng máy giặt từ 7kg trở lên. Với trọng lượng và kích thước như thế này thì hầu hết các máy giặt gia đình đều có thể sử dụng để giặt chăn mền được.
Những loại chăn có cân nặng lớn hơn 4,7kg và dài hơn 1,8mx3,2m thường sẽ không bỏ vừa túi giặt, nên tuyệt đối không nên giặt bằng máy. Chăn quá lớn, quá nặng khi cho vào máy sẽ không còn không gian cho máy đảo xoáy, thậm chí khi chăn nặng quá thì máy không thể xoay được.
3.3. Gỡ bỏ vật bám dính trên chăn trước khi giặt
Tóc, lông thú cưng, vụn thức ăn, sợi chỉ…là những thứ thường xuất hiện trên chăn mền. Trước khi giặt thì cần phải gỡ bỏ hết các vật còn bám dính trên chăn, kể cả những vật cứng như ghim, kẹp tóc…Một mặt giúp chăn sạch hơn, mặt khác đảm bảo cho máy hoạt động an toàn hơn. Tránh tình trạng máy giặt bị kẹt, hỏng do vật cứng gây ra.
3.4. Cuộn chăn đúng cách khi giặt chăn bằng máy giặt
Không ít người có thói quen nhét chăn vào máy giặt một cách “vô tội vạ”, không để thành nếp và cuộn lại đúng cách nên khi giặt không được sạch, nhất là không xử lý triệt để những vết bẩn cứng đầu, ố vàng.
Để chăn được giặt sạch hơn thì cần phải quấn chăn lại đúng cách. Trước tiên, gấp đôi chăn lại. Nếu mền dài và lớn có thể gấp ba hoặc bốn theo chiều dài, sau đó cuộn tròn chăn lại.
Khi cho chăn vào máy thì cần đưa phần mép viền chăn vào trước, theo chiều thẳng đứng. Với cách này, khi giặt, chăn sẽ tạo nên lực ma sát lớn, khia máy xoay mạnh sẽ giúp các vết bẩn được đánh bật dễ dàng hơn.
3.5. Sử dụng nước giặt, dung dịch tẩy rửa nhẹ thay cho bột giặt tổng hợp
Bột xà phòng tổng hợp vẫn được nhiều người lựa chọn để giặt tẩy quần áo, chăn mền vì cho rằng khả năng tẩy mạnh giúp đồ sạch sẽ hơn. Thế nhưng một nhược điểm lớn của loại chất tẩy rửa này là khó hòa tan, dễ gây ngứa ngáy nếu xả không hết; mặt khác, nó cũng khiến chăn nhanh hỏng hơn, phai màu, bạc màu nhanh hơn, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là nước giặt hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ.
Với nước giặt, dung dịch tẩy rửa nhẹ thì khả năng hòa tan trong nước tốt hơn, không bám dính trên quần áo, chăn mền. Khi xả nước, bọt của nước giặt sẽ dễ dàng được loại bỏ, chăn mền sạch hơn, an toàn hơn cho sức khỏe con người. Những chất tẩy rửa nhẹ này cũng giúp chăn không bị bai xù, khô cứng, bay màu, bạc màu như các loại bột giặt tổng hợp.
3.6. Chọn đúng chế độ giặt chăn mền trên máy giặt
Lựa chọn chế độ giặt chăn mền là phù hợp nhất khi giặt bằng máy giặt. Trong hầu hết các loại máy giặt công nghệ mới hiện nay đều được tích hợp thêm chế độ này. Sau khi cho chăn vào máy và khởi động thì chỉ cần lựa chọn chế độ giặt chăn mền được thiết lập sẵn trên máy.
Phần còn lại sẽ do máy giặt xử lý, từ khâu giặt, xả nước cho đến khâu vắt, sấy khô.
Khi lựa chọn đúng chế độ giặt thì quy trình, nhiệt độ, lực giặt sẽ phù hợp nhất, giúp chăn mền được giặt hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Gấu đầu giường – sản phẩm đáng yêu dành cho thiên thần nhỏ
3.7. Phơi chăn đúng cách ngay sau khi giặt xong
Ở một số loại máy giặt công nghiệp chuyên dụng được sử dụng tại các cửa hàng giặt là thì thường có thêm tính năng sấy khô với nhiệt độ cao; chăn được sấy khô và sử dụng được ngay và luôn sau đó. Tuy nhiên, ở máy giặt gia đình thông thường sẽ chỉ có chế độ vắt khô mà thôi.
Do đó, khi chăn được vắt khô nước thì cần phải mang chăn đi phơi để đảm bảo chăn được khô tối đa. Tùy vào loại chất liệu mà chúng ta nên chọn nơi phơi có cường độ ánh nắng mặt trời khác nhau. Nhưng nhìn chung thì với những loại chăn mền đã giặt bằng máy thì có thể phơi nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiều ánh nắng mặt trời, chăn sẽ khô nhanh hơn, thơm tho hơn, ngăn chặn tình trạng ẩm mốc gây mùi hôi do không có nắng.
Bloggiamgia.edu.vn vừa cùng các bạn tìm hiểu những mẹo hay giặt chăn mền bằng máy hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích và áp dụng thành công vào thực tế.
Cách xử lý nệm bị nấm mốc tại nhà nhanh nhất