Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ nhỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, chiều cao, khả năng miễn dịch,.. của con. Chính vì thế, nỗi lo thường trực của những ai lần đầu tiên làm cha mẹ chính là sợ con ngủ không đủ giấc. Không ít bà mẹ trẻ hay than rằng tại sao con người ta đặt xuống là ngủ ngon lành, nhưng con mình lại dỗ mãi mà không chịu ngủ. Câu trả lời có thể là do bạn chưa biết cách tập thói quen đi ngủ cho trẻ và áp dụng một số tuyệt chiêu để giúp bé ngủ ngon hơn dưới đây.
Bạn đang đọc: Mẹo đơn giản giúp bé ngon giấc vào ban đêm trong tích tắc
Nếu bạn vẫn đang loay tìm cách giải quyết vấn đề này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tham khảo các mẹo đơn giản giúp bé ngủ ngon giấc vào ban đêm trong tích tắc nhé!
Contents
1. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ
Khi vừa chào đời, trẻ hoàn toàn không có khái niệm giữa ban ngày và ban đêm hay chu kỳ thức – giấc. Mọi hoạt động ăn-ngủ của con lúc này hoàn toàn dựa theo bản năng. Nhưng khi trẻ bước sang vài tuần tuổi, bạn đã có thể bắt đầu tập thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ. Cách dạy trẻ cách phân biệt ngày – đêm vô cùng đơn giản, vào ban ngày trong lúc bé thức giấc, hãy cố gắng giúp bé tỉnh càng lâu càng tốt chẳng hạn như làm cho căn phòng sáng sủa.
Có nhiều bà mẹ sẽ không thích việc này vì không muốn can thiệp vào giấc ngủ của trẻ nhưng tạo thói quen mới chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với bất kỳ độ tuổi nào. Vào ban đêm, hãy luôn giữ cho căn phòng luôn tối và yên tĩnh để trẻ có thể dễ dàng vào giấc.
Các chuyên gia sức khỏe đồng ý rằng đối với các bé dưới 1 tuổi, 6h30 đến 7h tối là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho trẻ đi ngủ. Khác với người lớn, trẻ đi ngủ sớm không có nghĩa là sẽ dậy sớm. Nếu đêm đó trẻ có một giấc ngủ ngon, bé sẽ thường dậy muộn hơn. Khi ru trẻ ngủ trên tay, hãy nhanh chóng đặt trẻ xuống giường khi con đang buồn ngủ. Bạn không nên bế trên tay quá lâu để tránh tạo thành thói quen xấu là trẻ chỉ chịu đi ngủ khi được ru trong vòng tay mẹ cha.
2. Hạn chế bú đêm
Hạn chế bú đêm sẽ giúp trẻ không hình thành thói quen tỉnh giấc giữa đêm và ngủ ngon hơn. Thời gian đầu, việc cắt giảm bú đêm sẽ đều khó khăn cho cả mẹ và con. Theo tuần tự, bạn nên bắt đầu giảm tần suất cho bú đêm khi bắt đầu ra tháng. Bằng cách này, bạn có thể tập cho trẻ ngủ suốt đêm dài. Đến tháng thứ 6, bạn có thể cắt hoàn toàn việc bú đêm nếu con của bạn có các chỉ số phát triển bình thường. Nhưng trong một số trường hợp trẻ bị cơn đói làm gián đoạn giấc ngủ, bạn vẫn nên cho con bú.
3. Hạn chế nhìn vào mắt bé khi ru ngủ
Đối với những ai mới làm cha mẹ, ngắm nhìn thiên thần bé nhỏ của mình cả ngày cũng không chán. Tuy vậy, để giúp trẻ nhanh chóng vào giấc, cha mẹ nên tránh nhìn vào mắt khi ru trẻ ngủ. Những chuyển động của mắt có thể gây sự tò mò và hứng thú ở trẻ. Thay vì tập trung vào việc đi ngủ, con thích quan sát và bắt chước theo. Hãy lờ đi hoặc nhìn sang nơi khác khi đặt bé vào nôi hoặc giường cũng như lúc ru ngủ nhé!
4. Hạn chế cho trẻ ăn quá no
Ăn quá no vào ban đêm có thể gây khó ngủ ở cả trẻ lẫn người trưởng thành, khiến trẻ bị đầy bụng và nôn trớ. Nhưng cũng không có nghĩa là mẹ dừng hẳn việc cho trẻ ăn trước khi ngủ. Bạn nên cho trẻ ăn vừa đủ để giúp trẻ dễ dàng vào giấc, đồng thời giúp trẻ không bị thức giấc vì đói đêm.
5. Mát-xa
Cũng tương tự như người lớn, liệu pháp mát xa giúp bé dễ dàng nhắm mắt hơn. Bạn nên thoa một lớp tinh dầu thiên nhiên, kết hợp các động tác mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Đảm bảo bạn sẽ dỗ được con mình vào giấc chỉ trong vòng tích tắc!
6. Ngậm núm vú giả
Ngậm núm vú giả là một trong những phương pháp cổ điển nhất để dỗ trẻ đi ngủ được các bậc phụ huynh trên toàn thế giới áp dụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho trẻ ngậm núm vú giả lúc ngủ sẽ giúp trẻ vào giấc nhanh hơn và hạn chế chứng đột tử ở trẻ.
Nhưng ba mẹ đừng nên để trẻ ngậm cả đêm vì ngậm núm vú giả thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc từ bỏ được thói quen này khi lớn hơn. Ba mẹ có thể đợi trẻ ngủ say rồi từ từ rút ra. Hãy sử dụng các núm vú thật mềm và có thương hiệu nguồn gốc rõ ràng để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con.
7. Quấn nhộng cho bé
Phương pháp quấn nhộng cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần phải chuẩn bị trước khi đón bé chào đời. Quấn nhộng mô phỏng cảm giác được ôm ấp khi bé khi còn ở trong bụng mẹ, giúp trẻ thấy an toàn và không phản xạ giật mình (Moro Reflex). Do đó, ba mẹ có thể cho trẻ ngủ trong tư thế quấn nhộng để giúp con vào giấc nhanh hơn và không bị gián đoạn giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Thai giáo là gì? Hướng dẫn cách thực hiện thai giáo
8. Tạo không gian ngủ thoải mái
Môi trường xung quanh như giường ngủ, ánh sáng, âm thanh,… đều là các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Để chuẩn bị cho con có một đêm ngủ ngon giấc, trước hết ba mẹ nên đảm bảo các yếu tố môi trường ngủ của trẻ như sau:
Hương thơm căn phòng: Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, bạn có thể xức một đến 2 giọt tinh dầu lên gối. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Trẻ dưới độ tuổi này có làn da và thính giác rất dễ bị tổn thương.
Máy lọc không khí: Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để không gian thêm trong lành và bảo vệ hệ hô hấp của trẻ. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu trên thị trường hoặc đến các siêu thị điện máy để được tư vấn. Một gợi ý từ Bloggiamgia.edu.vn là sản phẩm máy lọc không khí Airshot được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Airshot được thiết kế với màng lọc kép giúp ngăn ngừa bụi min cỡ 2.5PM và vi khuẩn đến 99%, phù hợp cho các căn phòng có kích thước dưới 30 mét vuông. Máy có kích thước nhỏ gọn và có thể sử dụng liên tục trong vòng 48 tiếng nên cha mẹ dễ dàng mang theo sử dụng trong ô tô hoặc khi cho con nhỏ ghé thăm và ngủ lại nhà ông bà nội ngoại.
Nệm: Khi mua nệm cho trẻ bạn cần lựa chọn loại nệm có bề mặt vững chãi, độ cứng vừa phải và không được quá mềm để tránh nệm bị võng xuống vì trẻ em có khung xương còn yếu và cần được nâng đỡ để tránh các dị dạng về xương như gù lưng, cong vẹo cột sống,…. Bạn nên đo kích thước giường trước để chọn được kích thước nệm sao cho phù hợp, tránh các quãng hở giữa nệm và giường khiến nệm bị xô lệch. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo kê nệm thật khít với thành giường để tránh bé bị lọt xuống hoặc kẹt tay chân vào giữa kẽ hở đó.
Chăn ga gối: Bạn nên chọn các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và mua các loại vải có nguồn gốc sợi tự nhiên như cotton, tencel, đũi,… để tránh gây kích ứng da bé và các vấn đề về hô hấp. Nếu con bạn dưới 1 tuổi, bạn không nên cho trẻ đắp những chiếc khăn quá dày để tránh gây nóng và ngạt thở cho trẻ. Bạn chỉ nên sử dụng các loại chăn mỏng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chăn không che mặt, gây ngạt cho bé.
Đọc thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN MỀN DRAP GỐI NỆM CHO TRẺ EM
Ánh sáng: Căn phòng cần được giữ tối để kích thích hormone gây buồn ngủ melatonin sản sinh. Đối với những căn nhà gần đường lộ có đèn đường hắt sáng, bạn nên sử dụng rèm cửa đủ dày để hạn chế các dạng ánh sáng nhân tạo này làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Tiếng ồn: Đảm bảo không gian đủ yên tĩnh để trẻ không bị giật mình tỉnh giấc. Đối với những căn nhà nhỏ, khó lọc tạp âm bên ngoài, bạn có thể sử dụng tai nghe chống ồn cho bé. Tuy vậy, bạn không nên giữ không gian im lặng hoàn toàn vì nó có thể khiến trẻ trở nên lo lắng và hoảng loạn.
>>>>>Xem thêm: 1kg bằng bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách tính calo chuẩn để giảm cân
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã được làm quen với một số âm thanh như nhịp tim, tiếng động từ bên ngoài,… nên không yên gian quá yên ắng cũng không tốt. Bạn nên mô phỏng lại một không gian tương như tự vậy bằng một số tiếng động nhẹ nhàng như tiếng quạt máy, tiếng ồn trắng (white noise),.. để dỗ bé ngủ.
————-
Bài viết đã chia một số mẹo hữu ích để giúp bé dễ dàng đi ngủ vào ban đêm. Hy vọng cha mẹ đã “bỏ túi” được nhiều bí quyết và hãy áp dụng các mẹo này bắt đầu từ tối hôm nay luôn nhé.