Mèo Ba Tư được mệnh danh là loài mèo quyến rũ bậc nhất nhờ có bộ lông mượt mà, thân hình mập mạp, tính cách điềm đạm. Dù cho giống mèo này khá khó nuôi, nhưng mèo Ba Tư vẫn được đông đảo người yêu thú cưng lựa chọn làm vật nuôi trong gia đình. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp tất cả thông tin mèo Ba Tư nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá mới nhất. Hãy cùng theo dõi để hiểu hết về loài mèo siêu dễ thương này nhé!
Bạn đang đọc: Mèo Ba Tư – nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá mới nhất
Contents
1. Nguồn gốc mèo Ba Tư
Mèo Ba Tư hay còn gọi là mèo Persian, mèo Ba Tư mặt tịt. Giống mèo này có nguồn gốc từ vương quốc Ba Tư cổ đại, cũng chính là đất nước Iran hiện nay. Đây là giống mèo bản địa của Iran, sau đó được người Anh phát hiện và mang về quốc gia của mình để nhân giống. Từ đó, mèo Ba Tư bắt đầu trở nên phổ biến tại các nước Châu Âu. Đặc biệt, nhờ có vẻ ngoài kiêu sa, cực kỳ quyến rũ nên vào khoảng thế kỷ XVII, mèo Ba Tư đã trở thành một trong những thú cưng được yêu thích nhất của nữ hoàng Anh.
Cho đến hiện nay, giống mèo này đã có mặt trên khắp nơi trên thế giới và được rất nhiều người lựa chọn làm thú cưng cho gia đình.
2. Đặc điểm ngoại hình và tính cách mèo Ba Tư
Để trở thành vật nuôi được ưa chuộng hàng đầu thì mèo Ba Tư có những đặc điểm như thế nào về ngoại hình cũng như tính cách?
2.1. Đặc điểm ngoại hình mèo Ba Tư
Về ngoại hình, mèo Ba Tư sẽ có những điểm chung sau:
- Chiều cao, cân nặng: mèo Ba Tư thường cao từ 25 đến 38cm và nặng khoảng 3 – 5kg.
- Phần đầu mèo khá lớn, mặt tròn và tịt; mũi ngắn, nhỏ, mõm sâu. mèo Ba Tư có mắt màu xanh, mí mắt cụp, lông mi mọc sát mắt và 2 tai có hình tam giác nhỏ.
- Đuôi mèo Ba Tư dài, lông dày.
- Phần lông sẽ phủ khắp trên cơ thể mèo với 2 lớp dày và dài, đặc biệt sẽ rậm nhất ở phần dưới bụng, ngực và ở đuôi.
- Chân mèo Ba Tư ngắn, bàn chân dẹt.
- Tuổi thọ loài mèo này khoảng 10-15 năm trong điều kiện phát triển tốt, không bệnh tật.
- Loại mèo này có nhiều màu lông khác nhau như là màu trắng, kem, màu nâu, xám xanh, màu đỏ, màu vằn vện, màu khói, màu cà phê sữa…
2.2. Đặc điểm tính cách mèo Ba Tư
Nhìn chung, giống mèo này có tính cách thân thiện, hiền lành, ôn hòa với tất cả mọi người, trong đó có trẻ em. Giống mèo này rất ngoan, ít chạy nhảy, phá phách như những giống mèo khác. Bên cạnh đó, chúng cũng vô cùng trung thành, không cần quá nuông chiều, cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi nuôi.
3. Phân loại và bảng giá mèo Ba Tư cập nhật mới nhất
Mèo Ba Tư được chia thành 4 loại gồm:
- Mèo Ba Tư thuần chủng (mèo Ba Tư truyền thống) có màu lông đơn sắc hoặc vện.
- Mèo Exotic có lông ngắn.
- Mèo Himalayan thường có các mảng màu tối ở mõm, tai, má và chân.
- Mèo Chinchilla có lông màu bạc và dài dần về phía thân sau, ở một số con sẽ có lông đen nhưng mọc xen kẽ, ít, thưa.
Giá bán mèo Ba Tư không chỉ phụ thuộc vào chủng loại mà còn phụ thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ. Về nguồn gốc, loài mèo này có thể được nhập khẩu từ Thái Lan, nhập trực tiếp từ Châu Âu hoặc là mèo Ba Tư trong nước. Trong đó, rẻ nhất là mèo Ba Tư trong nước, còn những chú mèo nhập từ Thái Lan sẽ có giá cao hơn từ 1.5 đến 2 lần. Cụ thể, bảng giá cho từng loại mèo sẽ như sau:
- Mèo Ba Tư thuần chủng có giá từ 3 – 8 triệu/con không giấy tờ và khoảng từ 8 – 15 triệu cho một con có giấy tờ đầy đủ.
- Mèo Himalayan có giá từ 6 – 9 triệu/con không giấy tờ và khoảng 15 triệu cho một con có giấy tờ.
- Mèo Chinchilla sẽ có giá trên 6 triệu/con không có giấy tờ.
- Mèo Exotic sinh tại Việt Nam có giá từ 4 – 9 triệu không có giấy tờ và từ 10 – 20 triệu cho một con có giấy tờ đầy đủ.
- Mèo Exotic nhập khẩu từ Thái Lan có đầy đủ giấy tờ đầy đủ giá thường không dưới 1000$ chưa tính chi phí vận chuyển.
- Mèo Exotic nhập khẩu từ Châu Âu sẽ có giá từ 2000$ trở lên, chưa gồm phí vận chuyển.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa tên Đăng Khoa dành cho bé trai
Lưu ý:
- Trên đây là bảng giá tham khảo, giá bán thực tế có thể chênh lệch với bảng giá trên.
- Khi chọn mua mèo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc nơi bán và chất lượng giống để thuận lợi hơn trong quá trình nuôi.
4. Hướng dẫn cách nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất
Nuôi mèo Ba Tư không quá khó, chỉ cần bạn tuân thủ theo hướng dẫn sau:
4.1. Thức ăn của mèo Ba Tư
Khi nuôi mèo Ba Tư bạn cần cho chúng ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt bò, thịt gà và cá. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế thịt lợn vì thịt này có nhiều mỡ, nhưng vẫn có thể cho mèo ăn nội tạng lợn (gan, óc,tim,…). Loài mèo này cũng cần ăn thêm cơm, cháo hoặc các loại rau củ quả để bổ sung thêm vitamin. Lưu ý, không được cho mèo Ba Tư ăn đồ sống.
Khẩu phần ăn của mèo Ba Tư theo từng độ tuổi sẽ như sau:
- Từ 1 đến 2 tháng tuổi: Bạn cho mèo ăn cháo loãng trộn cùng thịt xay nhuyễn. Bạn nên chia thức ăn thành 5 bữa nhỏ để mèo hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Từ 2 đến 4 tháng tuổi: Chia thành 3 bữa trong một ngày với lượng thức ăn khoảng 40 – 65g. Độ tuổi này bạn có thể tập cho mèo ăn thêm đồ khô đóng gói.
- Mèo 4 tháng tuổi trở lên: Nếu nặng dưới 3kg thì bạn cho ăn ngày 2 bữa với lượng thức ăn khoảng 60 – 80g. Nếu nặng trên 3kg thì cũng cho ăn 2 bữa nhưng tăng lượng thức ăn lên tầm 80 – 130g.
Lưu ý: Vì mèo Ba Tư rất dễ béo phì nên bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn của chúng, đồng thời nên cho mèo vận động để giảm nguy cơ tích tụ mỡ,
4.2. Cách vệ sinh mèo Ba Tư
Chăm sóc lông: Ban nên thường xuyên chải lông mèo với lược chuyên dụng, để lông mèo thêm thẳng và mượt hơn. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên loại bỏ lông chết và cắt ngắn lông khi lông mèo mọc quá dài.
Vệ sinh: Vì đa số các loài mèo đều không ưa nước nên bạn hãy tắm cho mèo khoảng 1 tuần 1 lần. Cần chú ý vệ sinh thường xuyên những vùng nhạy cảm như mắt, mũi, miệng, răng tai…
Lưu ý: Khi tắm, bạn không dội nước lên đầu hay mặt mèo. Điều này sẽ làm chúng sợ và rất dễ bị sặc nước.
>>>>>Xem thêm: Lòng trắng trứng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tăng cân không?
4.3. Một số bệnh vặt cần lưu ý
Mèo Ba Tư có thể mắc một số vấn đề về sức khỏe sau:
- Bị khó thở hoặc thở nặng.
- Răng mèo mọc không đều.
- Nước mắt chảy nhiều và liên tục.
- Mắt của mèo dễ bị tình trạng mắt anh đào và quặm.
- mèo Ba Tư cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
- Mèo có thể bị hắc lào và nhiễm nấm trên da.
Bạn cần phải theo dõi sức khỏe mèo thường xuyên để phát hiện và chữa trị kịp thời. Đồng thời bạn nên tẩy giun cho đường ruột của mèo và tiêm ngừa đẩy đủ các vacxin như:
- 6 tuần tuổi tiêm 1 mũi vacxin 3 bệnh
- 9 tuần tuổi tiêm 1 mũi vacxin 3 bệnh
- 16 tuần tuổi tiêm 1 mũi vacxin dại
- Mỗi năm một lần tiêm mũi vacxin 3 bệnh nhắc lại.
Trong đó, vacxin 3 bệnh gồm các bệnh: Bạch cầu, viêm mũi; bệnh hô hấp do Herpervirus và khí quản truyền nhiễm.
- Mèo munchkin là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và bảng giá
- Mèo Ai Cập là mèo gì? Nguồn gốc, đặc điểm cách nuôi và giá bán của mèo Ai Cập
Trên đây, Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp mọi thông tin về mèo Ba Tư nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá tham khảo. Hy vọng rằng, với nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chọn mua và nuôi mèo sao cho hiệu quả và tốt nhất!