Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Rate this post

Mất ngủ mãn tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Người bị mất ngủ, đa phần sẽ khó đi vào giấc ngủ hoặc có biểu hiện ngủ không sâu giấc, người mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng,… 

Bạn đang đọc: Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Người bị mất ngủ mãn tính sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Mất ngủ mãn tính là gì? 

Mất ngủ mãn tính là gì? Mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ vào ban đêm hoặc thức giấc sớm hơn bình thường kéo dài trong vòng tối thiểu 1 tháng. 

Theo một vài thống kê, có đến 10% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Từ đó có thể thấy, mất ngủ mãn tính không còn là bệnh lý xa lạ gì trong xã hội ngày nay, vì vậy cần có phương pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Theo trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật (CDC, Mỹ), người lớn từ 18 đến 60 tuổi cần ngủ ít nhất 7h mỗi đêm. Tuy nhiên, khoảng 35% người trưởng thành Mỹ không ngủ đủ giấc, từ đó làm tăng dần tỷ lệ người mắc bệnh mất ngủ mãn tính hiện nay.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Mất ngủ mãn tính không còn là bệnh lý xa lạ gì trong xã hội ngày nay

Các loại mất ngủ mãn tính:

Dựa theo tình trạng bệnh nhân mà mất ngủ mãn tính được chia làm hai loại chính:

  • Mất ngủ nguyên phát: Hiện nay, những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ nguyên phát vẫn đang được nghiên cứu. Những nhà khoa học tin rằng nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi của những chất dẫn truyền thần kinh trong não.
  • Mất ngủ thứ phát: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ thứ phát như tác dụng phụ của thuốc, rối loạn đồng hồ sinh học,…Tuy nhiên, mất ngủ thứ phát cũng có thể xuất hiện như một triệu chứng của các tình trạng chấn thương, căng thẳng, lo âu quá mức,…

2. Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính:

Mất ngủ mãn tính là bệnh lý được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

2.1. Mất ngủ mãn tính do bệnh lý:

Bệnh lý được xem một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kinh niên kéo dài. Những căn bệnh này thường kéo theo cảm giác khó chịu, đau nhức, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, từ đó dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Một vài bệnh dẫn đến ngủ mãn tính phổ biến gồm:

  • Bệnh xương khớp: thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương.
  • Bệnh tim mạch: thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim.
  • Bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Bệnh lý gây ra rối loạn giấc ngủ

  • Bệnh tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu,…
  • Bệnh tâm thần, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.

2.2. Rối loạn tâm lý có thể gây mất ngủ mãn tính:

Rối loạn tâm lý có thể là một trong số nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính nguy hiểm, chính vì vậy bạn không nên xem thường. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thường xuyên gặp nhiều căng thẳng, lo âu, stress sẽ gây ra khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Đôi khi việc cố ép bản thân phải ngủ cũng khiến tâm sinh lý bạn trở nên rối loạn và lo âu quá độ. Điều này sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng giật mình tỉnh giấc trong đêm, thức trắng đêm, sau đó thiếp đi khi cơ thể đã quá mệt mỏi. Như vậy bệnh mất ngủ kinh niên sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

2.3. Mất ngủ mãn tính gây ra bởi yếu tố bên ngoài:

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Mất ngủ do không gian ngủ chật chội, đông người

Mất ngủ mãn tính có thể gây ra bởi không gian ngủ, chế độ dinh dưỡng, vận động thiếu khoa học hay một số tác động khác từ bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng,… Cụ thể như sau:

Không gian ngủ chật chội, đông người, hay những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể như chăn ga gối nệm quá cũ, không còn đảm bảo chất lượng có thể gây ra chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Chế độ ăn nhiều đồ cay nóng, chất kích thích hay thói quen ăn nhiều, ăn quá no trước khi ngủ là một trong số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ kéo dài và thậm chí có thể kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về dạ dày, tiêu hóa,…

Ngoài những nguyên nhân trên, mất ngủ mãn tính cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng đến từ phong cách sống và thói quen của bạn. Những thói quen ảnh hưởng tới giấc ngủ phổ biến là:

  • Công việc có thời gian làm việc vào ban đêm.
  • Thường xuyên phải đi tới những nơi có múi giờ khác nhau dẫn đến hội chứng jet lag.
  • Ăn quá nhiều hoặc tập thể dục mạnh trước khi đi ngủ.
  • Môi trường ngủ có chất lượng không tốt.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính thường gặp.

2.4 Thuốc và một số chất kích thích

Sử dụng thuốc và chất kích thích cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính. Hãy hạn chế sử dụng các rượu, bia hay caffeine sáu tiếng trước khi ngủ. Các loại thuốc chống trầm cảm, hóa trị liệu hay thuốc cảm và thuốc dị ứng có chứa pseudoephedrine cũng có thể gây mất ngủ. Trong trường hợp này, hãy liên hệ và trao đổi với bác sĩ của bạn.  

3. Triệu chứng của bệnh mất ngủ mãn tính:

Chẩn đoán mất ngủ mãn tính là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Để có thể chắc chắn xem bạn có bị bệnh không thì cần phải phân tích kỹ những vấn đề xung quanh giấc ngủ của bạn như thói quen, môi trường ngủ và những loại thuốc bạn đang dùng.

Bạn cũng có thể tham khảo qua một vài triệu chứng tiêu biểu được liệt kê dưới đây của căn bệnh mất ngủ này:

  • Thường xuyên cảm thấy khó ngủ hoặc không thể ngủ một giấc dài liên tục mà hay thức giấc nhiều lần giữa đêm.
  • Dễ tỉnh giấc nhưng khó ngủ lại.
  • Thức dậy quá sớm, thường thấy mệt mỏi khi dậy và không có cảm giác mình đã được nghỉ ngơi thoải mái. 
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào ban ngày.
  • Tâm trạng hay thay đổi, dễ cảm thấy lo âu hoặc khó chịu. 
  • Khả năng tập trung và ghi nhớ bị giảm sút.
  • Khó đưa ra quyết định và không thể suy xét mọi thứ một cách logic.

Tìm hiểu thêm: Carbohydrate là gì? Vai trò của carbohydrate đối với cơ thể

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Triệu chứng của bệnh mất ngủ mãn tính.

4. Hệ lụy khôn lường do mất ngủ mãn tính gây ra: 

Một vài đêm mất ngủ đã có thể khiến cơ thể bạn trở nên lờ đờ, uể oải, thiếu tỉnh táo. Do vậy, mất ngủ mãn tính không những gây ra mệt mỏi triền miên mà còn để lại nhiều hệ lụy vô cùng xấu với sức khỏe. Đây còn là nguyên nhân gây thoái hóa và ngộ độc tế bào.

Các chuyên gia cho rằng, mất ngủ mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ lên nhiều lần khi cơ thể không được tái tạo đủ năng lượng.

Không chỉ thế, mất ngủ dài ngày, các cơ quan trong cơ thể bị ngăn cản quá trình trao đổi chất, gây tích tụ mỡ thừa, dẫn đến chứng béo phì, thừa cân. Tình trạng này kéo theo sự tăng cao của đường huyết có thể gây ra bệnh đái tháo đường nguy hiểm.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Hệ lụy do mất ngủ mãn tính gây ra.

Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ mãn tính kéo dài, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Luôn đảm bảo tinh thần thoải mái nhất trước khi ngủ, tránh hoạt động mạnh quá nhiều, gây tăng tiết cholesterol, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Cải tạo không gian ngủ cũng là cách để giúp bạn hạn chế được tình trạng mất ngủ dài ngày. Bằng cách giữ cho phòng ngủ luôn yên tĩnh và thông thoáng, sạch sẽ nhất, kết hợp với cách bài trí nội thất hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho giấc ngủ của bạn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như trà xanh, cafe, rượu bia, đặc biệt là vào ban đêm. Bởi chúng chính là tác nhân khiến cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ

  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ. Có thể chúng sẽ giúp bạn an thần, chìm vào ngủ sâu một cách cưỡng ép nhưng sẽ khiến bạn gặp biểu hiện mệt mỏi khi thức giấc, lâu dần gây ra chứng phụ thuộc thuốc nghiêm trọng.

5. Phương pháp trị liệu 

5.1 Thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả cao trong việc trị mất ngủ mãn tính. Nếu so với thuốc ngủ, liệu pháp này tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng kết quả ổn định và không có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Liệu pháp nhận thức hành vi đem tới hiệu quả ổn định mà không có tác dụng phụ.

Liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm việc cung cấp cho bạn những kiến thức về giấc ngủ và thói quen ngủ tốt. Bên cạnh đó, nó cũng dạy cho bạn cách thay đổi tư tưởng và những hành động ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Có một số chiến lược của liệu pháp nhận thức hành vi tập trung đặc biệt vào mất ngủ còn được gọi là CBT-I, bao gồm:

  • Kỹ thuật nhận thức: Trong chiến lược này, người bệnh sẽ viết những lo lắng hay phiền muộn của mình vào một quyển nhật ký trước khi ngủ. Việc này có thể giúp người bệnh thư giãn, thả lỏng tâm trí, không còn phiền muộn và dễ rơi vào giấc ngủ.
  • Kiểm soát kích thích: Ở chiến lược này, chúng ta sẽ tìm cách để loại bỏ những hành vi làm cho bạn cảm thấy khó ngủ. Đặt ra một thời gian ngủ cố định cũng là một phần của chiến lược để giúp đồng hồ sinh học của bạn được thiết lập lại. Một số ví dụ khác của việc kiểm soát kích thích là bạn chỉ được dùng giường cho hai mục đích duy nhất là tình dục và ngủ. 
  • Hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp này sẽ hạn chế lượng thời gian mà bạn có thể sử dụng chiếc giường của mình, bao gồm luôn cả giấc ngủ trưa. Mục đích của việc này là khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi tới giờ ngủ. Thời gian bạn được sử dụng giường sẽ từ từ tăng lên khi giấc ngủ của bạn dần được cải thiện. 

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Liệu pháp hạn chế giấc ngủ chỉ cho phép bạn sử dụng giường trong một thời gian nhất định.

  • Kỹ thuật thư giãn: Những bài tập hít thở, yoga, ngồi thiền hoặc những kỹ thuật khác được dùng để giảm sự căng thẳng cơ bắp, kiểm soát nhịp tim, nhịp thở để chúng ta có thể cảm thấy thoải mái và thư giãn.
  • Cố ý nghịch lý: Cũng như tên của mình, liệu pháp này tập trung vào việc giữ cho bản thân tỉnh táo thay vì đi ngủ. Bằng cách này, người bệnh có thể giảm được sự lo lắng khi phải đối mặt với giấc ngủ.

5.2 Sử dụng thuốc

Thuốc ngủ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhanh nhất khi nhắc đến việc trị mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, thuốc ngủ thường có những tác dụng phụ nếu sử dụng trong một thời gian dài như buồn ngủ vào ban ngày, hay quên, không giữ được thăng bằng,..

Các loại thuốc ngủ đã được công nhận và sử dụng trong việc điều trị mất ngủ bao gồm: Lunesta, Sonata, Silenor, Rozerem, Belsomra, Restoril và Ambien.

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ là thế nào? 

Thuốc ngủ có công hiệu nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn cho mình những chiếc nệm chất lượng hoặc thay bộ chăn ga gối mới để cải thiện môi trường ngủ của bản thân. Một chiếc nệm phù hợp không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn đem tới cho bạn sức khỏe khỏe mạnh.

Tóm lại, mất ngủ mãn tính kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả xấu với sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Qua bài viết trên, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về chứng bệnh mất ngủ và có được phương pháp chăm sóc giấc ngủ tốt nhất với mình và người thân.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/mat-ngu-man-tinh-kinh-nien-nguy-hiem-nao/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *