Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

Rate this post

Trong khi một số người có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngay khi nằm xuống thì nhiều người lại trằn trọc rất lâu mới có thể thiếp đi. Vậy thông thường thì mọi người mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Trong bài viết này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn thảo luận và tìm ra đáp án cho những thắc mắc này nhé.

Bạn đang đọc: Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

1. Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ?

Thời gian cần thiết để đi vào giấc ngủ được gọi là độ trễ của giấc ngủ. Mỗi người sẽ có độ trễ của giấc ngủ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình, hầu hết mọi người cần từ 5 – 20 phút để đi vào giấc ngủ. Một số người thậm chí còn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

Trung bình mọi người mất từ 5 – 20 phút để đi vào giấc ngủ

Theo nguyên tắc chung, nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với cảm giác sảng khoái, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, thì có thể bạn là người có chất lượng giấc ngủ tốt và dễ dàng để đi vào giấc ngủ vào tối hôm trước.

Ngoài ra, một người cũng có thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 5 phút. Giai đoạn ngủ này được gọi là giai đoạn Alpha. Hơn nữa, giai đoạn này không chỉ giới hạn khi đi ngủ, mà nhiều người hành thiền cũng có thể thiếp đi trong giai đoạn Alpha. Trạng thái này được gọi là phạm vi hoạt động của sóng não.

Nếu bạn ngủ trong vòng 10 đến 20 phút, điều đó có nghĩa là bạn đang trong chu kỳ ngủ bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên, liên tục mất 30 phút hoặc hơn 30 phút để chìm vào giấc ngủ đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào đó. Một là do có thể là do bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày. Hai là có thể bạn đang mắc chứng mất ngủ.

Có một số lý do khiến bạn không thể ngủ được, ví dụ như:

  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Thói quen ngủ không lành mạnh hoặc những thói quen xấu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn không có giấc ngủ ngon
  • Lịch trình ngủ không nhất quán
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày dẫn tới khó ngủ về đêm
  • Đi ngủ quá sớm, khi cơ thể chưa sẵn sàng ngủ
  • Các vấn đề về sức khỏe khác thường nghiêm trọng vào ban đêm như hội chứng cử động chân hoặc trào ngược thực quản…

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

Các chứng rối loạn giấc ngủ có thể gây ra mất ngủ

2. Ngủ quá nhanh có tốt không?

Nếu bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, khoảng 3 phút chẳng hạn, có thể có hai lý do. Thứ nhất là bạn là một trong những người dễ ngủ và có chất lượng giấc ngủ tốt. Lý do thứ hai, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu ngủ trầm trọng và cần được ngủ. Điều này càng được khẳng định khi bạn thức dậy với cơ thể mệt mỏi và vẫn thấy buồn ngủ vào sáng hôm sau.

Ngủ thiếp đi nhanh hơn năm phút có thể là bình thường đối với một số người. Miễn là bạn thức dậy với cảm giác được nghỉ ngơi sau đó, thì bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và không cảm thấy sảng khoái, khỏe khoắn vào buổi sáng, đó là dấu hiệu của việc thiếu ngủ quá độ. Ngủ thiếp đi quá dễ dàng cho thấy cơ thể bạn thiếu sự nghỉ ngơi đầy đủ và dẫn tới tình trạng “nợ ngủ”.

Cũng giống như nợ tài chính, “nợ ngủ” có thể cực kỳ dễ tích tụ và khó thoát khỏi. Cách duy nhất để đảo ngược tình trạng nợ ngủ là có một giấc ngủ ngon để bù lại.

Một số bệnh lý có thể góp phần gây buồn ngủ quá mức, khiến một người chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. Ví dụ, chấn thương não, rối loạn hệ thần kinh và các tình trạng ảnh hưởng đến tim và phổi có thể khiến một người ngủ thiếp đi nhanh hơn. Đôi khi, mọi người có thể buồn ngủ quá mức mãn tính mà không rõ nguyên nhân.

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

Ngủ quá nhanh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề

3. Những dấu hiệu cảnh báo việc thiếu ngủ

Ngay cả khi bạn đi ngủ đúng giờ và ngủ trong thời gian khuyến nghị từ 7 – 9h đồng hỗ mỗi đêm cũng không nghĩa là bạn đang ngủ đủ giấc. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bạn có thể đang bị thiếu ngủ:

  • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày: Ngồi trên xe, đọc sách hoặc ngay cả khi đang làm việc bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ mặc dù tối hôm trước bạn đã ngủ đủ giờ, thì vẫn có thể bạn đang bị thiếu ngủ do chất lượng giấc ngủ kém.
  • Bạn không thể tập trung: Khi não của bạn không được ngủ đủ để phục hồi, bạn có thể khó khăn trong việc tập trung học tập, làm việc hoặc ghi nhớ. Bạn có thể mắc lỗi và khó khăn để đưa ra quyết định liên quan.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu bẳn, gắt gỏng: Cảm giác như bạn trở nên nóng nảy, dễ gắt gỏng và tức giận hơn với mọi người và mọi việc dù rất bình thường cũng là biểu hiện của việc bạn đang thiếu ngủ.
  • Cần sử dụng cà phê để giữ tỉnh táo: Khi nghỉ ngơi đầy đủ, bạn không cần cà phê để giữ cho mình tỉnh táo. Nếu bạn uống cà phê, trà hoặc nước tăng lực suốt cả ngày mới có thể giữ được sự tập trung thì có lẽ bạn đang cần được ngủ đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: [GIẢI ĐÁP] Ngủ sớm có tăng chiều cao không?

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn
Cần sử dụng caffeine trong suốt cả ngày để giữ tỉnh táo chứng tỏ bạn đang thiếu ngủ

4. Cách để đi vào giấc ngủ nhanh và có chất lượng giấc ngủ tốt

Đối với nhiều người, phương pháp điều trị mặc định cho các vấn đề về giấc ngủ là các giải pháp như bổ sung melatonin, hay sử dụng thuốc ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu ngủ không quá nghiêm trọng thì tốt nhất không cần phải dựa vào các chất bổ sung hoặc thuốc để có giấc ngủ ngon hơn.

Vì sử dụng trong thời gian có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể thử để đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có giấc ngủ lành mạnh hơn.

4.1. Tránh ánh sáng xanh trước khi đi ngủ

Các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi và máy tính đã trở thành những thiết bị quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Ánh sáng xanh ngăn cơ thể giải phóng melatonin, một loại hormone mà cơ thể tiết ra để giúp bạn đi vào giấc ngủ. Vì vậy, cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm để đảm bảo đi ngủ đúng giờ.

Ánh sáng xanh rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của bạn bằng cách tăng cường sự tỉnh táo và tinh thần minh mẫn vào ban ngày. Nhưng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ. 

Để tránh điều này, hãy ngừng sử dụng các thiết bị điện tử của bạn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kính chặn ánh sáng xanh hoặc bộ lọc màn hình để giảm lượng ánh sáng xanh đi vào mắt khi sử dụng thiết bị điện tử.

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

Tránh sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn

4.2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức phù hợp

Cơ thể bạn tự điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức độ phù hợp để cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ là từ 25 – 28 độ C. Nhiệt độ mát mẻ giúp cơ thể tăng sản xuất melatonin và cho phép bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4.3. Thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ

Một cách tuyệt vời để cơ thể thỏa mái là dành thời gian để thực hành các kỹ thuật thư giãn. Về cơ bản, đây là những hoạt động nhằm giúp bạn thả lỏng cơ thể, để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể thử:

  • Viết nhật ký giấc ngủ
  • Hành thiền hoặc tập các bài yoga giãn cơ và hít thở nhẹ nhàng
  • Các kỹ thuật thở, chẳng hạn như kỹ thuật 4-7-8 (hít vào 4 nhịp đếm, nín thở 7 nhịp đếm và thở ra thành tiếng vù vù trong 8 nhịp đếm)
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc sử dụng tiếng ồn trắng

4.4. Thực hiện theo một lịch trình ngủ nhất quán

Tạo một lịch trình ngủ nhất quán và thực hiện nó mỗi ngày, biến nó trở thành thói quen là một trong những cách tốt nhất để có một giấc ngủ ngon mỗi đêm. Bạn sẽ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần.

Một lịch trình ngủ phù hợp không chỉ quan trọng đối với sức khỏe giấc ngủ của bạn mà còn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tăng huyết áp và cholesterol cao.

Mất bao lâu để đi vào giấc ngủ? Các mẹo nhỏ giúp ngủ nhanh hơn

>>>>>Xem thêm: Tư thế nằm ngủ giúp giảm mỡ mặt hiệu quả

Thực hiện ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày giúp có giấc ngủ ngon hơn

4.5. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, vừa phải là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh. Nó cũng rất có ích trong việc tạo ra những giấc ngủ ngon. Chỉ cần không tập thể dục quá gần giờ đi ngủ và không vận động cường độ cao, bạn sẽ có giấc ngủ tốt hơn.

Tốt nhất bạn kết thúc việc tập thể dục ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để tránh cơ thể bị phấn khích và tỉnh táo, sẽ làm phản tác dụng của việc tập thể dục.

Chất lượng giấc ngủ không chỉ là ngủ đủ thời gian, thời lượng mà còn là cảm nhận của cơ thể khi thức dậy và mất bao lâu để đi vào giấc ngủ. Mặc dù hầu hết mọi người cần khoảng 5 đến 20 phút để đi vào giấc ngủ, nhưng đây chỉ là mức trung bình và mỗi người có thời gian đi vào giấc ngủ khác nhau. Điều quan trọng là bạn cảm thấy cơ thể và tinh thần như thế nào sau khi thức dậy.

Nếu bạn ngủ quá nhanh nhưng cơ thể cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn có chất lượng giấc ngủ cao. Nếu bạn mất nhiều hơn 30 mới có thể ngủ thì có thể bạn đang thiếu ngủ.

Nhưng nếu bạn vẫn thấy sảng khoái và khỏe mạnh dù tối hôm trước bạn mất tới 1h đồng hồ mới thiếp đi, thì cũng đừng quá lo lắng, vì có thể do ngày hôm trước bạn ngủ quá nhiều khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn mà thôi. Nhìn chung, hãy lắng nghe cơ thể bạn và việc mất bao lâu để đi vào giấc ngủ là tùy thuộc vào mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *