Bạn đang muốn nâng tầm chất lượng cuộc sống bằng việc đầu tư một khu vực phòng giặt nhưng chưa biết cách? Nếu vậy, đừng lo lắng mà hãy đọc bài viết này của chúng tôi để biết nhiều hơn về các xu hướng thiết kế phòng giặt hiện nay cũng như những lưu ý khi tiến hành trang trí.
Bạn đang đọc: Mách bạn xu hướng thiết kế phòng giặt và những lưu ý khi trang trí
Contents
1. Các kiểu thiết kế phòng giặt phổ biến
1.1. Xây dựng phòng giặt riêng
Dành hẳn một không gian riêng biệt để làm phòng giặt ủi, tại sao không? Nếu gia đình bạn có điều kiện, hãy thử cách này để tận hưởng sự tiện lợi cũng như hữu ích của nó.
Xây dựng phòng giặt riêng sẽ cho bạn thoải mái hơn trong khi giặt, ủi và phơi quần áo. Ngoài ra, nếu phòng vẫn còn thừa nhiều khoảng trống, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng cho những việc khác.
Để hoàn thiện căn phòng giặt là riêng biệt trong không gian sống, gia chủ cũng chẳng cần tốn quá nhiều tâm sức. Chỉ cần thiết kế đơn giản, mua những vật dụng cơ bản, dùng vật liệu phù hợp cho môi trường độ ẩm cao là được.
1.2. Tận dụng không gian phòng tắm
Tận dụng một khu vực nhỏ trong không gian phòng tắm để lắp đặt máy giặt cũng là ý tưởng hay. Thiết kế này rất tiện lợi khi bạn có thể ngay lập tức bỏ quần áo bẩn vào máy giặt sau khi tắm xong.
Khi quyết định bố trí máy giặt trong phòng tắm, gia chủ nên chú ý 2 điểm quan trọng gồm:
- Hãy đặt máy giặt ở nơi khô ráo nhất trong phòng tắm, bảo vệ tuổi thọ của máy bằng cách che chắn cẩn thận.
- Lắp đặt hệ thống điện âm tường để đề phòng trường hợp truyền nhiễm điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
1.3. Tích hợp không gian phòng bếp
Đặt máy giặt trong nhà bếp sao? Nhiều người tỏ ra vô cùng hoang mang với ý tưởng sáng tạo này. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hiện nay có rất nhiều căn hộ chung cư tận dụng phần tủ bên dưới kệ bếp để tạo ra không gian giặt ủi tiết kiệm diện tích.
Nếu tích hợp phòng giặt và phòng bếp, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Tránh để các đồ dùng giặt ủi như bột giặt, nước xả vải, nước tẩy,… trên kệ bếp vì chúng có thể ảnh hưởng đến thực phẩm của bạn.
- Dành riêng cho những vật dụng ấy một khu vực cất giữ riêng biệt, có thể là trong nhà tắm hoặc trong một góc nhỏ nào đó dưới sàn nhà.
1.4. Tối ưu hóa không gian theo chiều dọc
Hiện nay có rất nhiều gia đình đã áp dụng phương pháp tạo ra phòng giặt bằng cách sử dụng hệ thống kệ cao. Theo đó, các thiết bị sẽ nằm chồng lên nhau vô cùng gọn gàng và thẩm mỹ. Lưu ý là với cách sắp xếp này, bạn phải luôn chọn loại máy giặt cửa trước.
Tìm hiểu thêm: 20+ mẫu tủ trang trí phòng ngủ hình dáng đẹp đa năng phổ biến nhất
1.5. Tận dụng không gian ban công
Đặt máy giặt ngoài ban công là cách đơn giản nhất và được nhiều gia đình áp dụng nhất khi không có điều kiện xây phòng giặt riêng. Khu vực ban công chung cư rất lý tưởng vì thoáng đãng và ngăn cách rõ ràng với không gian sống. Bạn cũng dễ dàng phơi đồ ngay tại chỗ vì ban công có nắng và gió giúp quần áo nhanh khô hơn.
2. Các lưu ý khi thiết kế phòng giặt
2.1. Tủ gắn tường cần có cửa đóng kín
Đa số những vật dụng phục vụ cho việc giặt ủi thường là thứ bạn muốn cất đi hơn là trưng bày ra. Vì thế, khi lắp đặt tủ, hãy ưu tiên thiết kế có cửa đóng kín thay vì kệ mở.
Ngoài các sản phẩm tẩy rửa, chắc chắn bạn còn có máy hút bụi, bàn ủi, giẻ lau, chổi và chúng cũng cần được cất giữ gọn gàng. Vì vậy, hãy sử dụng những loại tủ có kích thước khá lớn để dễ dàng tận dụng.
2.2. Sử dụng những vật liệu cứng và bền
Đối với bàn trong không gian giặt ủi, chất liệu cấu tạo của chúng phải chịu được nhiệt độ cũng như độ ẩm cao. Nhiều gia đình sẽ chọn mặt bàn bằng đá, dễ sử dụng, dễ vệ sinh và cũng dễ tìm được nhà cung cấp uy tín.
Đối với tủ kệ, gia chủ nên ưu tiên những sản phẩm có bề dày, có độ bền cao, chịu lực tốt, chống thấm nước và không bị mài mòn bởi hóa chất tẩy rửa. Đồng thời, chúng cũng nên có độ bám vít tốt để có thể cố định trên tường hoặc phục vụ cho những nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng.
Đối với sàn phòng giặt, bạn nên cân nhắc sử dụng những loại gạch men chống trơn trượt. Hiện nay có rất nhiều loại gạch lát sàn chống trượt màu sắc và họa tiết đẹp mắt mà còn an toàn cho người dùng.
2.3. Luôn đo lường kích thước trước khi trang trí
Trước khi mua sắm tủ kệ cho phòng giặt, gia chủ cần xác định mục đích sử dụng của chúng cũng như ước chừng số lượng vật dụng sẽ lưu trữ. Tiếp theo đó, bạn nên đo đạc lại vị trí đặt tủ để chọn được sản phẩm vừa vặn nhất với không gian có sẵn.
Khi bạn đã có được ý tưởng rõ ràng trong đầu, việc chọn lựa tủ kệ sẽ không làm mất quá nhiều thời gian. Tất nhiên, điều này cũng giúp bạn tránh được trường hợp phải đổi trả sản phẩm nhiều lần vì bị thiếu hoặc dư kích thước.
3. Một số mẫu phòng giặt đẹp đang thịnh hành
3.1. Phòng giặt đồ phong cách vintage
Để trang trí một không gian phòng giặt theo kiểu cổ điển, chúng ta cần sử dụng những vật dụng sau:
- Lắp đặt hệ thống đèn màu vàng để tạo sự ấm cúng và hơi hướng xưa cũ.
- Dùng các kệ hoặc tủ bằng gỗ hoặc giả gỗ để tăng thêm sự gần gũi.
- Không quên trang bị thêm một số chiếc giỏ mây xinh xắn vừa tiện lợi vừa thân thiện với môi trường.
- Sử dụng thêm các tấm thảm với hoa văn đẹp mắt, màu nâu hoặc vàng, thêm một vài bức tranh vintage trên tường cũng giúp phòng giặt có điểm nhấn hơn.
3.2. Phòng giặt đồ phong cách hiện đại tối giản
Hiện nay, trào lưu thiết kế phòng giặt theo phong cách minimalist cũng đang rất thịnh hành. Phong cách này vừa tiết kiệm vừa giúp không gian sống thêm sang trọng hơn. Những đặc trưng của phòng giặt đồ kiểu tối giản gồm:
- Chỉ chức một chiếc máy giặt nhỏ, công suất vừa đủ, không quá cồng kềnh chiếm diện tích.
- Các tủ kệ hoành tráng cũng được thay bằng sản phẩm thông minh, có nhiều công năng hơn.
- Màu sắc kết hợp không quá 3 màu, đặc biệt phong cách này rất chuộng những tone nhẹ nhàng như pastel, trắng, be,…
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mua vàng tích trữ người đầu tư không thể bỏ qua
3.3. Phòng giặt đồ phong cách Bohemian
Nếu gia chủ là người yêu thích sự tự do và phóng khoáng, muốn gần gũi với thiên nhiên thì phòng giặt phong cách Boho là một phương án thú vị. Những đặc trưng chính của kiểu thiết kế này gồm:
- Sử dụng nhiều cây xanh để trang trí, vừa tạo sự thoải mái, vừa mang đến không khí trong lành cho không gian.
- Các vật dụng được cất giữ gọn gàng trên tường nhờ vào những chiếc kệ gỗ trang trí với thiết kế không quá cầu kỳ.
- Trang trí bằng những loại vải dệt thổ cẩm tạo sự cuốn hút và độc đáo cho khu vực giặt ủi.
Lời kết
Trên đây là những xu hướng thiết kế phòng giặt mới và phổ biến nhất mà Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp được. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích với những gia chủ chuẩn bị xây dựng khu vực giặt ủi hoặc muốn tân trang lại chúng để có cuộc sống chất lượng hơn.