Nhiều lần bạn bị sưng môi trên khi ngủ dậy nhưng không biết được lý do từ đâu. Vì vậy mà bạn cảm thấy vô cùng lo lắng cũng như không biết cách làm sao để môi bớt sưng. Nhiều người còn tự hỏi rằng liệu đó có phải là một trong những tín hiệu mà cơ thể muốn báo cho chúng ta biết nó đang không ổn. Hãy để Bloggiamgia.edu.vn giải đáp những thắc mắc cũng như lo lắng trên không qua bài viết bên dưới.
Bạn đang đọc: Lý giải hiện tượng sưng môi trên khi ngủ dậy và cách chữa trị
Contents
1. Lý do bạn bị sưng môi trên khi ngủ dậy
1.1. Do bị dị ứng
Một trong những lý do phổ biến khiến bạn bị sưng môi trên khi ngủ dậy là vì bị dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc. Đôi khi, nguyên nhân còn đến từ vết cắn của một số loài côn trùng. Cụ thể:
- Các loại thực phẩm dễ khiến bạn bị sưng môi trên nhất là sữa, đậu phộng, tôm, cua, cá biển, lúa mì,… Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị dị ứng với các loại gia vị có tính cay nóng, điển hình là ớt.
- Môi của bạn cũng dễ bị sưng lên sau giấc ngủ đêm nếu trước đó bạn dùng penicillin hoặc thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này gây ra một số phản ứng dị ứng.
1.2. Do một số vấn đề về da hoặc nhiễm trùng
Những nốt mụn không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti mà còn là nguyên nhân làm môi trên bị sưng. Trường hợp môi trên bị sưng do mụn thường xảy ra khi mụn mọc ở khu vực gần nhân trung hoặc ngay trên viền môi. Kích thước nốt mụn sẽ tỷ lệ thuận với độ sưng của môi.
Một nguyên nhân khác khiến môi bị sưng sau một đêm chính là nhiễm trùng. Theo thạc sĩ Kenneth M.Kaye (Đại học Y dược Harvard), tình trạng sưng môi có thể là do bị nhiễm trùng Herpes. Sau khi bị nhiễm trùng, môi bạn sẽ xuất hiện những bọng nước lớn kèm theo vết tấy đỏ xung quanh. Ngoài ra, có một loại vi khuẩn được gọi là viêm mô tế bào. Nếu bị nhiễm, da bạn sẽ bị sưng và rộp lên.
1.3. Do cơ và dây thần kinh
Đôi khi, lý do khiến bạn bị sưng môi trên rất khách quan. Đó có thể là do cơ và dây thần kinh bị ảnh hưởng sau một vài bệnh lý. Bệnh lý ấy có thể là loạn trương lực, rất phổ biến ở nhạc công chơi trumpet, đàn harp, piano,… vì họ phải ngồi và mím chặt môi khá lâu khi bắt đầu chơi nhạc cụ. Chưa hết, có một số trường hợp hiếm gặp mắc chứng Melkersson-Rosenthal khiến môi và mặt đều bị sưng hoặc liệt cơ.
1.4. Gặp một số vấn đề về răng miệng
Những hoạt động như niềng răng và một số phương pháp điều trị có thể gây sưng môi vào khoảng thời gian sau khi hoàn thành. Tình trạng sưng thường xuất hiện sau khoảng 1 ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn bị nhiễm trùng nướu, môi trên cũng có khả năng bị sưng chỉ sau một đêm.
Còn một nguyên nhân nữa khiến môi trên bị sưng là chứng ung thư môi. Mặc dù trường hợp này rất hy hữu nhưng không phải chưa từng có tiền lệ. Dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư môi chính là xuất hiện những vết loét ở trong hoặc ngoài môi.
1.5. Do bị chấn thương
Trong những hoạt động thường ngày, đôi khi bạn bị chấn thương ở vùng môi trên nhưng không hề để ý. Ngay khoảnh khắc ấy môi của bạn cũng không bị sưng lên. Mãi cho đến sáng hôm sau khi thức dậy, bạn mới nhận ra rằng trông mặt mình thật buồn cười với phần môi trên bị sưng to. Một số nguyên nhân làm chấn thương môi có thể là do cắn vào môi khi nhai, bị trầy xước, bị tác động lực mạnh vào,…
2. Cách chữa sưng môi hiệu quả
2.1. Chườm lạnh
Khi bị sưng môi trên, cách đầu tiên mà bạn nên thực hiện ngay tại nhà chính là chườm lạnh. Việc ngậm kem đá hoặc đá viên sẽ giúp cho môi trên giảm tình trạng sưng phồng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho đá vào túi nhỏ rồi chườm lên phần môi bị sưng ít nhất từ 5 – 10 phút. Lưu ý quan trọng khi làm cách này chính là không chườm đá trực tiếp lên da mà phải cho vào túi chườm chuyên dụng hoặc một lớp vải mềm.
2.2. Thoa lô hội hoặc son dưỡng
Nếu môi trên của bạn sưng lên là do bị cháy nắng, hãy dùng thử son dưỡng hoặc lô hội. Chúng có tác dụng làm dịu và cung cấp độ ẩm khiến da không bị căng lên khó chịu và dễ bị nứt nẻ. Nếu chưa biết phải chọn loại son dưỡng nào, bạn có thể sử dụng sáp dưỡng da của Vaseline. Đây là một trong những sản phẩm dưỡng ẩm cực kỳ tốt mà giá thành lại vô cùng bình dân.
Tìm hiểu thêm: Nến thơm là gì? Tác dụng không ngờ đến của nến thơm
2.3. Đến gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mọi biện pháp đều không thể giúp môi của bạn trở lại bình thường. Và đây cũng chính là lúc mà bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
2.4. Vệ sinh môi sạch sẽ
Một số chuyên gia sức khỏe khuyên rằng trong trường hợp môi trên của bạn bị sưng nhưng không bị đau hay ngứa rát, hãy thật bình tĩnh để xử lý. Việc quan trọng nhất cần làm chính là giữ cho môi và răng miệng luôn được sạch sẽ. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa, lau hoặc súc miệng nhằm diệt khuẩn hiệu quả.
2.5. Hạn chế ăn đồ cay nóng
Không ăn đồ cay nóng và hạn chế tiếp xúc với tất cả những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cũng là một cách chữa sưng môi hiệu quả. Thực hiện những điều này thật nghiêm túc để môi trên của bạn có thể nhanh chóng quay lại tình trạng thẩm mỹ lúc đầu.
3. Tại sao môi trên dễ bị sưng hơn môi dưới?
Trong trường hợp bị chấn thương do va chạm hoặc va đập, bạn có thể thấy môi trên bị sưng nhanh và nhiều hơn môi dưới. Lý do là vì môi trên thường đón nhận nhiều lực hơn nên sẽ bị sưng. Bên cạnh đó, những ai mắc chứng Melkersson-Rosenthal cũng sẽ nhận lại kết quả tương tự khi so sánh mức độ sưng của 2 môi.
4. Sưng ở một bên miệng có nguy hiểm không?
Sưng một bên miệng nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là một tín hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe. Nếu tình trạng sưng môi chỉ xuất hiện ở một bên và còn kèm theo một số triệu chứng như chảy nước dãi, méo miệng hoặc khó nói, rất có thể bạn đang ở giai đoạn đầu của việc bị liệt dây thần kinh số 7. Những dấu hiệu này cũng cho thấy khả năng đột quỵ của bạn rất cao.
>>>>>Xem thêm: Mùa hè khiến bạn buồn ngủ hơn, tại sao vậy? Cách khắc phục cơn buồn ngủ mùa hè
5. Biến chứng nguy hiểm từ việc sưng môi trên
Nếu nguyên nhân gây sưng môi trên là do bạn bị ung thư môi, những biến chứng nguy hiểm sau đây là không thể tránh khỏi:
- Môi trên cũng như vùng da xung quanh xuất hiện những vết loét khiến bạn cảm thấy khó chịu và ăn uống khó khăn hơn.
- Môi bị sưng đỏ rồi dần nhợt nhạt đi, thậm chí là chuyển sang màu đen. Kèm theo đó là tình trạng da môi bị khô và chảy máu do nứt nẻ.
- Dần hình thành những khối u và nổi hạch trong khoang miệng, cổ khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đau đớn.
>>> Mời bạn đọc:
Nguyên nhân ngủ dậy bị bầm tím ở chân là gì? Tiết lộ mẹo khắc phục hiệu quả
Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi: Tổng hợp nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết tình trạng sưng môi trên khi ngủ dậy. Mặc dù biết là có nhiều cách để làm dịu đi sự khó chịu khi môi bị sưng, Bloggiamgia.edu.vn vẫn khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.