Trong thế giới vận động không ngừng ngày nay, những tưởng tâm lý ỷ lại sẽ không xuất hiện và tồn tại. Thế nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn xảy ra và đặc biệt xuất hiện ở nhiều bạn trẻ. Vậy lười biếng xã hội là gì? Hệ quả của tâm lý ỷ lại đối với sự phát triển của con người, xã hội và đất nước như thế nào? Bài viết sau đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ cùng bạn đọc đi tìm câu trả lời cho những vấn đề này!
Bạn đang đọc: Lười biếng xã hội là gì? Nguyên nhân và hậu quả của tâm lý ỷ lại
Contents
1. Lười biếng xã hội là gì?
Lười biếng xã hội là một dạng hiệu ứng tâm lý mô tả xu hướng một người bỏ ra ít công sức hơn so với những người khác khi làm việc nhóm. Dù cho tất cả mọi người đều đang chung sức cho một mục đích chung, nhưng cá nhân lại đóng góp ít hơn rất nhiều so với khả năng thật sự mà họ có thể thực hiện. Hiệu ứng này xảy ra ở rất nhiều cộng đồng và gây ra không ít hệ lụy không đáng có. Đồng thời, nó cũng chống lại niềm tin về việc nhiều người cùng góp sức thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
2. Lười biếng xã hội được phát hiện từ lúc nào?
Là một hiện tượng gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của xã hội, tâm lý ỷ lại đang dần trở thành mối quan tâm của các nhà tâm lý học. Vậy thì lười biếng xã hội được phát hiện ra từ bao giờ?
Trong một thí nghiệm kéo co vào năm 1913 của Ringelmann, ông đã yêu cầu những người chơi kéo sợi dây thừng theo nhóm hoặc kéo một mình. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi kéo co cùng nhóm, có những người bỏ ra ít năng suất hơn khi họ tự kéo một mình. Và thí nghiệm này đã được lặp lại hai lần trong năm 1974 và 2005. Và cả hai lần đều cho ra kết quả tương tự nhau. Từ đó, hiện tượng lười biếng xã hội cũng được chú ý và phát hiện.
3. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng lười biếng xã hội
Nguyên nhân do đâu mà xã hội lại xuất hiện tâm lý ỷ lại? Đây là vấn đề được rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm. Và theo hai nhà tâm lý học Nichols và Simms, nguyên nhân của tình trạng lười biếng xã hội có thể là do:
3.1. Thiếu động lực
Một trong những nguyên nhân khiến người ta sinh ra tâm lý ỷ lại chính là do họ thiếu động lực. Thường thì những người này sẽ cảm thấy họ không nhận được gì khi thực hiện công việc chung. Hoặc cảm thấy kết quả cuối cùng không quá quan trọng. Từ đó họ sẽ sinh ra tâm lý lười biếng, bỏ ra ít công sức hơn trong khi làm việc.
3.2. Quá đề cao năng suất của người khác
Nếu trong nhóm có một người thông minh, giỏi giang và luôn sẵn sàng xông pha trong mọi việc thì nhiều người sẽ mặc định đó là người làm việc tốt hơn mình. Và khi đó, những thành viên khác sẽ có tâm lý tự lùi về sau và để cho người kia dẫn dắt. Trong một số trường hợp, người đó còn phải ôm đồm tất cả mọi việc thay cho thành viên còn lại trong nhóm.
3.3. Phân hóa trách nhiệm
Trong một nhóm, khi công việc được chia đều chúng ta sẽ dễ sinh ra tâm lý cảm thấy có ít trách nhiệm hơn. Nguyên nhân là vì nhiều người cho rằng công sức mình bỏ ra sẽ không ảnh hưởng gì đến tập thể. Và thay vì hao tốn sức lực để làm việc, tại sao lại không để người khác nhận trách nhiệm đó? Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tâm lý ỷ lại sản sinh và ngày càng bành trướng trong cộng đồng.
Tìm hiểu thêm: Top 5 sản phẩm tăm nước nên sử dụng nhất hiện nay
3.4. Quy mô nhóm
Có một nghịch lý xảy ra khi làm việc nhóm, đó là số thành viên càng nhiều thì năng suất sẽ càng giảm và ngược lại. Nguyên nhân theo thuyết tác động xã hội ta có thể hiểu rằng mỗi cá nhân sẽ tạo nên một nguồn ảnh hưởng độc lập. Và nếu quy mô nhóm càng lớn, ảnh hưởng của họ sẽ càng giảm xuống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc năng suất làm việc cũng bị giảm đi.
3.5. Thuyết tiềm năng đánh giá
Theo thuyết tiềm năng đánh giá, chúng ta có kết quả được đánh giá dựa trên cả tập thể và thành viên sẽ bị “chìm” vào nhóm. Do vậy, nhiều người sẽ cảm thấy năng lực mình bỏ ra không hề được ghi nhận độc lập, hoặc công sức của mình không được tán thưởng công bằng. Và trong một số trường hợp khác, cách đánh giá này cũng khiến nhiều người an tâm làm ít mà vẫn hưởng nhiều mà không lo sợ bị phát hiện hoặc chỉ trích.
4. Ảnh hưởng của tâm lý ỷ lại đối với giới trẻ
Có thể nói tâm lý ỷ lại rất nguy hiểm và có thể phá hủy cả tương lai của một thế hệ trẻ. Những người có tâm lý ỷ lại thường sẽ có xu hướng lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không muốn sử dụng sức lực và tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hầu hết những người này cũng thường thiếu quyết đoán, thiếu kiên trì, không có chủ kiến và khó có thể đưa ra quyết định một cách độc lập.
Một khi tâm lý ỷ lại xuất hiện ở những người trẻ, sự ảnh hưởng còn gia tăng gấp rất nhiều lần. Bởi những người trẻ chính là tương lai của đất nước. Một đất nước không thể nào phát triển lớn mạnh khi thế hệ tương lai đều là những người lười biếng, ỷ lại và thiếu quyết đoán. Những người này không chỉ gây hại cho một tập thể mà còn ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó, tình trạng lười biếng xã hội một khi được phát hiện cần phải được khắc phục để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc cho tương lai.
>>>Xem chi tiết: Teamwork là gì? Vì sao teamwork quan trọng? Cách hoạt động teamwork hiệu quả
5. Cách khắc phục chứng ỷ lại của giới trẻ
Mặc dù là hiện tượng phổ biến nhưng ta hoàn toàn có thể hạn chế và khắc phục hiện tượng lười biếng xã hội. Sau đây là một số đề xuất mọi người có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình hoạt động nhóm để hạn chế tối đa tình trạng ỷ lại của các thành viên:
5.1. Phân công công việc cho mọi người thật cụ thể
Để tăng tính trách nhiệm cho từng thành viên, cụ thể hóa công việc là vô cùng cần thiết. Trong quá trình hoạt động nhóm, mỗi thành viên cần được phân công một công việc thật cụ thể. Điều này sẽ giúp mỗi cá nhân trong nhóm có được nhận thức cao hơn về công việc mà mình đang làm. Đồng thời việc phân chia công việc cụ thể cũng giúp họ ý thức được những nỗ lực bản thân phải bỏ ra để hoàn thành đúng thời hạn được giao.
5.2. Đưa ra nhận xét phù hợp và kịp thời
Trong quá trình làm việc nhóm, cần theo dõi tiến độ công việc của từng thành viên một cách sát sao. Không chỉ theo dõi mà còn cần phải thực hiện nhận xét, đánh giá lẫn nhau để nâng cao hiệu suất. Hoạt động này không chỉ giúp nhóm theo kịp tiến độ mà còn giúp các thành viên trong nhóm cải thiện khả năng làm việc và sửa chữa kịp thời những sai lầm.
5.3. Giảm thiểu những hỗ trợ không cần thiết
Đối với những công việc mà các thành viên có thể tự mình hoàn thành, cần hạn chế những giúp đỡ không cần thiết. Đặc biệt là đối với các công việc có tính chất đơn giản như sắp xếp văn bản, trả lời email, lên lịch hẹn,… Với cách này, các thành viên trong nhóm sẽ có ý thức tự mình chủ động hoàn thành công việc và hạn chế tối đa tình trạng ỷ lại.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Đuôi Công tại nhà
5.4. Khuyến khích tinh thần tham gia hoạt động nhóm
Hãy tăng động lực cho các thành viên trong nhóm bằng cách liên tục nhắc nhở mọi người về mục tiêu và thành tích mà cả nhóm đang hướng đến. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh tinh thần, các thành viên cũng có thể cùng nhau thảo luận và thống nhất những phần thưởng thích hợp. Đó có thể không phải là phần thưởng quá lớn lao nhưng chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy hào hứng và phấn khởi hơn trong quá trình làm việc và hoàn thành mục tiêu.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và những ảnh hưởng của hiện tượng lười biếng xã hội. Có thể thấy đây là một loại tâm lý gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển về cả văn hóa lẫn kinh tế của một đất nước. Hy vọng bài viết này sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp bạn đọc có thêm phương pháp để đối phó và khắc phục tâm lý ỷ lại đang xảy ra đối với một bộ phận người trẻ.
>>>Đọc ngay:
- Thu nhập thụ động là gì? Lưu ý khi kiếm tiền thụ động
- Quản lý chi tiêu cá nhân là gì ? Cách để làm chủ tài chính với quy tắc 50/20/30?