Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Rate this post

Lo âu là một phản ứng bình thường của con người trong các tình huống khẩn cấp hay khi đối diện với các tác nhân gây căng thẳng như di chuyển, thay đổi công việc hay các mối quan hệ. Lo âu có đặc trưng là cảm giác lo lắng, sợ hãi và không thoải mái. Lo âu ảnh hưởng đến phản ứng sinh lý, suy nghĩ cũng như hành vi của con người, và có thể gây ra sự khó chịu cực độ.

Bạn đang đọc: Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Hầu hết mọi người có khả năng tự kiểm soát sự lo lắng của mình, vì vậy nên cảm giác này sẽ trôi qua nhanh chóng. Tuy nhiên ở một số người khác, lo âu có thể gây ra các triệu chứng dai dẳng, dẫn đến rối loạn lo âu mất ngủ. Ở Mỹ, 40 triệu người từ 18 tuổi trở lên (chiếm 18% số người trưởng thành) trải qua cảm giác lo lắng, và 22% trong số đó mắc chứng lo âu nghiêm trọng.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Ở một số người khác, lo âu có thể gây ra các triệu chứng dai dẳng, dẫn đến rối loạn lo âu

1. Lo âu là gì?

Lo âu là một phản ứng đối với những sự việc căng thẳng, đáng sợ hay mang tính đe dọa. Cảm giác lo lắng của bộ não và cơ thể đóng vai trò như một cơ chế nhằm ngăn chặn các tổn hại về thể chất cũng như tinh thần. Lo âu là một phần quan trọng của tiến hóa, nó cảnh báo chúng ta về các tình huống nguy hiểm có khả năng tổn hại đến bản thân.

Mặc dù sự lo âu đã từng bảo vệ tổ tiên chúng ta khỏi những động vật săn mồi và nhiều rủi ro khác, trong cuộc sống ngày nay, sự lo âu lại có trong công việc, căng thẳng gia đình và những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi chúng ta.

Lo âu làm cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng và tác động làm cơ thể có phản ứng chiến-hay-chạy. Phản ứng chiến-hay-chạy kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, khi đó cơ thể sẽ chống lại hoặc chạy trốn khỏi những mối đe dọa. Lo lắng, tức giận hay các phản ứng khác bắt nguồn từ hạch hạnh nhân, một cụm hạt nhân hình quả hạch trong não bộ. Trong các phản ứng này, cơ thể sẽ có một số thay đổi nhanh chóng, có thể kể đến như:

  • Lượng máu đến cơ tăng 300%
  • Đồng tử giãn ra để thu nhiều ánh sáng hơn
  • Lượng nước bọt giảm, tiêu hóa chậm lại do máu được chuyển hết lên các cơ
  • Huyết áp tăng để cung cấp năng lượng và oxy đến cho cơ bắp
  • Cơ thể giải phóng adrenaline để có thể di chuyển và não bộ suy nghĩ nhanh hơn
  • Mồ hôi đổ nhiều để làm mát cơ thể

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Một trong những phản ứng của rối loạn lo âu là đổ mồ hôi nhiều để làm mát cơ thể

Lo âu là phản ứng của cơ thể đối với các mối đe dọa thực sự hoặc do tưởng tượng, nhưng khi trở thành bệnh mãn tính, nó lại có tác hại đến tâm thần và sinh lý con người. Hệ thống thần kinh trong trường hợp này bị kích động liên tục, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gián đoạn giấc ngủ, khó điều hòa cảm xúc và suy giảm hệ miễn dịch.

1.1. Các triệu chứng của lo âu

Khi một người cảm thấy lo lắng, họ sẽ phải chịu đựng những giày vò cả về thể chất và tinh thần. Các triệu chứng của lo âu gây ra sự đau đớn và khổ sở có thể kể đến là:

  • Không thể tập trung
  • Đưa ra những dự đoán bi quan
  • Nâng cao nhận thức và cảnh giác không cần thiết
  • Buồn nôn
  • Ăn không ngon
  • Đổ mồ hôi
  • Không thể chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ trở lại

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Triểu chứng của lo âu bao gồm ăn không ngon

Một số người mắc chứng lo âu có các triệu chứng như chóng mặt, căng cơ và tim đập nhanh, trong khi đó những người khác lại dễ khóc và run rẩy. Thở nhanh và mạnh là một dấu hiệu dễ thấy của sự lo âu, và nó có thể gây nên chóng mặt rồi ngất xỉu. 

Lo âu dẫn đến tình trạng uống rượu, hút thuốc và sử dụng ma túy quá mức. Các triệu chứng của lo âu làm người ta khổ sở tới mức ngay cả cảm giác sợ lo âu cũng có thể kích thích các triệu chứng của lo âu.

1.2. Nguyên nhân gây lo âu

Bất kể điều gì, từ nỗi sợ côn trùng hay việc nói trước đám đông, đều có thể gây ra lo âu. Một số tác nhân phổ biến nhất đó là:

  • Căng thẳng trong công việc
  • Những biến đổi trong cuộc sống như kết hôn hay ly dị
  • Khó khăn về mặt tài chính
  • Căng thẳng trong các mối quan hệ
  • Khuyết tật về mặt thể chất
  • Đau buồn hoặc sợ mất mát
  • Trải qua các điều trị y tế
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Trải qua điều trị y tế

Lo âu cũng phổ biến ở những người bị trầm cảm và mắc các chứng bệnh về tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách ranh giới hay tâm thần phân liệt. Trong số các biểu hiện của rối loạn tâm thần, lo âu là yếu tố làm bệnh nhân khổ sở nhất.

Sự căng thẳng về thể chất do một số bệnh, thiếu oxy khi lên cao hay do hen suyễn và các bệnh về phổi cũng có thể gây ra lo âu. Các bệnh nan y và bệnh mãn tính cũng thường xuyên gây ra sự lo âu tột độ.

1.3. Phân loại lo âu

Mặc dù các triệu chứng của lo âu nói chung là tương tự nhau, nhưng có một số loại lo âu được phân loại trong sách Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Dưới đây là một số loại lo âu phổ biến nhất:

2. Rối loạn lo âu lan tỏa

Những người hay lo lắng mà không do một tác nhân cụ thể nào gây ra thì có thể bị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Mặc dù rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em đến người già, nhưng độ tuổi trung bình của những người khởi phát rối loạn lo âu lan tỏa là 20.

Không ai biết nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu lan tỏa là gì, nhưng yếu tố di truyền hay giới tính có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa. Những người mắc rối loạn lo âu lan tỏa cảm thấy lo lắng hầu như hàng ngày, và cảm giác đó có thể kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn. Trong nhiều trường hợp, rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra cùng với các loại rối loạn lo âu khác như ám ảnh, rối loạn hoảng sợ hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Những người mắc rối loạn lo âu lan tỏa cảm thấy lo lắng hầu như hàng ngày

2.1. Triệu chứng

Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Đau cơ hoặc căng cơ

2.2. Chẩn đoán

Để có thể kết luận một người có mắc GAD hay không cần phải dựa trên các tiêu chí trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Các tiêu chí này bao gồm:

  • Lo lắng hoặc lo âu trong khoảng thời gian hơn 6 tháng
  • Không có khả năng kiểm soát sự lo âu của bản thân
  • Có ít nhất ba trong số các dấu hiệu sau: bồn chồn, dễ mệt mỏi, khó tập trung, khó chịu, căng cơ, khó ngủ. Riêng đối với trẻ em chỉ cần xuất hiện một dấu hiệu.
  • Các triệu chứng gây ra các khó khăn trong thực hiện các chức năng của cơ thể
  • Các triệu chứng không phải do thuốc, chất kích thích hay các vấn đề sức khỏe khác
  • Các triệu chứng không phải của các vấn đề tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ.

2.3. Cách điều trị

Phương pháp điều trị cho người bị rối loạn lo âu lan tỏa có thể sử dụng là liệu pháp hành vi – nhận thức (CTB). Liệu pháp này có thể giúp những người mắc GAD nhận thức được những suy nghĩ hay hành vi có hại và tập sửa đổi chúng. 

Các loại thuốc như benzodiazepin có thể được dùng trong điều trị ngắn hạn, trong khi thuốc chống trầm cảm cũng có thể là một sự lựa chọn tốt về lâu dài cho người mắc chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị tự nhiên như thiền, yoga, thể dục nhịp điệu và bổ sung thêm các tinh chất từ tự nhiên như tinh dầu chanh, rễ cây nữ lang và hoa lạc tiên.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Phương pháp điều trị tự nhiên như thiền, yoga, thể dục nhịp điệu

3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có dấu hiệu đặc trưng là việc bận tâm đến một suy nghĩ hay mối quan tâm cụ thể nào đó. OCD ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người Mỹ và còn có các tác động khác ở những người có vấn đề về tâm lý như rối loạn ăn uống hoặc trầm cảm.

3.1. Triệu chứng

Những người mắc OCD thường hay suy nghĩ đến một sự việc không an toàn hay vô tổ chức. Dấu hiệu của ám ảnh có cả việc lo lắng không biết đã rút bàn ủi hay khóa cửa trước khi ra khỏi nhà hay chưa, hoặc là sợ những vật người khác đã chạm vào mất vệ sinh. Một số người khác lại cảm thấy khó chịu khi các đồ vật không được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp hay đúng chỗ.

Nếu không có sự giúp đỡ từ người khác thì người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể nào quên đi mối bận tâm hay thay đổi hành vi của mình. Sự rối loạn này buộc họ phải làm một điều gì đó nhằm xua đi nỗi ám ảnh kia. Do đó, họ đành miễn cưỡng đi dọn dẹp, chia các thứ thành số chẵn hay sắp xếp lại các thứ cho gọn mắt.

Các dấu hiệu của OCD có thể kể đến như bàn tay họ bị chai sần do rửa đi rửa lại quá nhiều, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc chắn rằng cửa đã khóa, hay xếp đồ theo một kiểu cố định. Các việc này có thể làm cho người mắc OCD tạm thời bớt lo lắng hơn và có cảm giác rằng mình có thể kiểm soát được cuộc sống trong một thời gian ngắn. 

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Những người mắc OCD thường hay suy nghĩ đến một sự vật bẩn thỉu, một sự việc không an toàn hay vô tổ chức

Mặc dù những người mắc OCD cũng nhận ra hành vi bất thường của họ cũng như cảm giác khổ sở họ phải trải qua, nhưng họ lại không thể dừng lại. Phần lớn các trường hợp người mắc OCD liên quan đến cả cảm giác ám ảnh và bị ép buộc, một số người khác lại chỉ có một trong hai cảm giác này.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, và thường thì nó sẽ xuất hiện khi người ta bước vào độ tuổi từ 18 đến 20, nhưng có trường hợp xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Các rối loạn này sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như là các mối quan hệ. Nghiên cứu còn cho thấy OCD liên quan đến sự mất cân bằng serotonin trong não và có thể di truyền được.

3.2. Chẩn đoán

Tiêu chí của DSM-5 để chẩn đoán OCD bao gồm:

  • Sự xuất hiện của nỗi ám ảnh hoặc cưỡng chế
  • Những suy nghĩ, thôi thúc hay hình ảnh đã trải qua lặp đi lặp lại dai dẳng trong đầu và nó gây ra sự lo lắng hoặc đau khổ ở hầu hết mọi người
  • Có cố gắng để quên đi những suy nghĩ , sự thôi thúc hay hình ảnh đó bằng việc nghĩ đến những thứ khác
  • Sự cưỡng chế ở đây là việc người mắc OCD cảm thấy phải làm gì đó theo một quy tắc cứng nhắc để phản ứng với nỗi ám ảnh mà họ gặp phải. Các hành vi thể chất và tinh thần có mục đích là giảm bớt lo lắng, đau khổ hoặc ngăn chặn một số tình huống đáng sợ có thể xảy ra.
  • Nỗi ám ảnh hay sự cưỡng chế làm tốn thời gian, gây ra nỗi khổ sở và sự suy giảm năng suất đáng kể trong các hoạt động xã hội, công việc hay những việc quan trọng khác.
  • Các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế không được cho là tác động sinh lý của tình trạng y tế, sử dụng chất kích thích hay việc lạm dụng thuốc.
  • Sự xáo trộn không thể giải thích được bởi triệu chứng của một rối loạn tâm thần nào khác.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế không được cho là tác động sinh lý của tình trạng y tế, sử dụng chất kích thích hay việc lạm dụng thuốc.

3.3. Cách điều trị

Phương pháp ngăn ngừa tiếp xúc và phản ứng (ERP) được coi là một trong những liệu pháp hiệu quả nhất để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phương pháp điều trị này làm người mắc OCD tiếp xúc nhiều lần với những gì gây ra nỗi ám ảnh của họ. Khi bệnh nhân bắt đầu phản ứng theo cách cưỡng chế, họ sẽ được yêu cầu chủ động chống cự cho đến khi cảm giác lo lắng của họ tan biến. Phương pháp ERP có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc hoặc không.

4. Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ có đặc trưng là cảm giác hoảng loạn đột ngột và cực độ. Cảm giác khiếp sợ của loại rối loạn này thường quá sức chịu đựng của con người và gây ra cảm giác khó chịu.

4.1. Triệu chứng

Các triệu chứng thường thấy ở rối loạn hoảng sợ bao gồm run rẩy, tức ngực, chóng mặt và tim đập nhanh. Nó cũng khiến người ta khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Sau khoảng 10 phút từ khi có các dấu hiệu đầu tiên, các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ có thể đạt đỉnh. Nỗi khiếp sợ đột ngột và dữ dội này được gọi là cơn hoảng loạn. Các cơn hoảng loạn diễn ra thường xuyên được gọi là rối loạn hoảng sợ.

Tìm hiểu thêm: Plank là gì? Hướng dẫn tập plank đúng cách hiệu quả

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Các triệu chứng thường thấy ở rối loạn hoảng sợ bao gồm run rẩy, tức ngực, chóng mặt và tim đập nhanh

Rối loạn hoảng sợ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, chẳng hạn như việc không muốn rời khỏi nhà vì sợ bị hoảng loạn. Rối loạn hoảng sợ thường gặp ở nữ giới hơn là ở nam giới, và nó thường xuất hiện vào khoảng trước năm 25 tuổi. Rối loạn hoảng sợ có xu hướng di truyền trong gia đình, nhưng nguyên nhân chính xác của nó thì vẫn còn là một câu hỏi cho các nhà khoa học.

4.2. Chẩn đoán

Tiêu chí mà DSM-5 đưa ra để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ bao gồm:

Cơn hoảng loạn tái phát bất ngờ, khiến người bệnh cảm thấy đột ngột sợ hãi hay khó chịu dữ dội lên đến tột độ. Khi cảm giác này lên đến đỉnh điểm, ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau đây sẽ biểu hiện:

  1. Tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực
  2. Đổ mồ hôi bất thường
  3. Cơ thể run rẩy
  4. Khó thở hoặc cảm thấy ngột ngạt
  5. Có cảm giác nghẹt thở
  6. Đau tức ngực hoặc khó chịu
  7. Buồn nôn hoặc đau bụng
  8. Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  9. Ớn lạnh hoặc bốc hỏa
  10. Tê cứng hoặc ngứa ran khắp cơ thể
  11. Tri giác sai thực tại hoặc rối loạn giải thể nhân cách
  12. Sợ mất kiểm soát hoặc phát điên
  13. Sợ cái chết

Sau cơn hoảng loạn khoảng một tháng hoặc lâu hơn là hai khả năng: lo lắng dai dẳng về các cơn hoảng loạn cũng như hậu quả của chúng (ví dụ như nhồi máu cơ tim), hoặc là các thay đổi bất thường trong hành vi phản ứng với cơn hoảng loạn (chẳng hạn như việc tránh các tình huống không quen thuộc)

Sự đảo lộn này không thể quy cho các tác động sinh lý từ tác nhân khác như tình trạng y tế, thuốc điều trị và chất kích thích

Không có rối loạn tâm thần nào có thể giải thích về sự xáo trộn này, kể cả như rối loạn lo âu xã hội hoặc một nỗi ám ảnh cụ thể có liên quan đến các cơn hoảng loạn

4.3. Cách điều trị

Thông thường, để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xem xét lịch sử y tế và đánh giá bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trình trạng của rối loạn hoảng sợ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, phương pháp thư giãn, liệu pháp hành vi – nhận thức và thuốc hỗ trợ điều trị. Một số trường hợp kháng thuốc cần áp dụng các phương pháp điều trị đa hướng.

5. Ám ảnh

Ám ảnh là cảm giác sợ hãi cực độ đối với một số đối tượng, sinh vật hoặc tình huống nhất định, ví dụ như sợ chó, ám ảnh không gian hẹp hoặc sợ ở một mình. Loại sợ hãi cụ thể thế này được gọi là nỗi ám ảnh và nó có ảnh hưởng lên hàng triệu người Mỹ mỗi năm. Mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng ám ảnh, và nó có khả năng di truyền.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Ám ảnh không gian hẹp hoặc sợ ở một mình

5.1. Triệu chứng

Các triệu chứng của ám ảnh có thể kể đến là tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, lo lắng quá mức, xuất hiện các cơn hoảng loạn hoặc là không thể kiểm soát được cơ thể. Những nỗi ám ảnh khác nhau ảnh hưởng đến những người mắc chứng ám ảnh theo những cách khác nhau. Người hay bị ám ảnh dày vò không thể theo đuổi được một nghề nghiệp cụ thể, đi du lịch hay tận hưởng các hoạt động giải trí với gia đình và bạn bè.

5.2. Chẩn đoán

Mặc dù không có xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể chẩn đoán ám ảnh, DSM-5 đã đưa ra các tiêu chí để chẩn đoán cho hội chứng này. Các tiêu chí đó bao gồm:

  • Lo lắng hoặc sợ hãi về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể
  • Các đối tượng hay tình huống đó gây ra sợ hãi và lo lắng ngay lập tức
  • Người bệnh hoặc là tránh xa các đối tượng và tình huống, hoặc là đối diện nó với nỗi sợ hãi và lo lắng dữ dội
  • Nỗi sợ hãi và lo lắng là quá mức cần thiết đối với mỗi nguy hiểm thực tế do đối tượng hoặc tình huống gây ra
  • Nỗi sợ hãi, lo lắng và tránh né kéo dài dai dẳng, thường là từ 6 tháng trở lên
  • Nỗi sợ hãi, lo lắng và tránh né gây ra sự khổ sở và suy yếu đáng kể trong giao tiếp xã hội, công việc và các hoạt động khác
  • Sự đảo lộn này không thể được giải thích bằng các triệu chứng của một rối loạn tâm thần nào khác cũng bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh né các tình huống gây ra hoảng loạn, các trải nghiệm liên quan đến tổn thương hay các tình huống xã hội

Phương pháp điều trị chứng ám ảnh bao gồm liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi – nhận thức. Về mặt ngắn hạn thì thuốc có thể can thiệp được và giúp ích đáng kể, nhưng xét về lâu dài thì nó không phải giải pháp tốt cho hội chứng này.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Phương pháp điều trị chứng ám ảnh bao gồm liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi – nhận thức

6. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có thể xảy ra với người đã từng trải qua các vấn đề về tổn thương hoặc đe dọa đến tính mạng của họ. Các nguyên nhân phổ biến của PTSD bao gồm cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục, chiến tranh, bị lạm dụng, tai nạn nghiêm trọng, thiên tai hoặc khủng bố.

6.1. Triệu chứng

Sẽ hoàn toàn bình thường khi một người khi trải qua một vấn đề chấn thương gặp những tổn hại cả về cảm xúc, nhưng các tác động đó sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, ở một số người, các triệu chứng lại trở nên dai dẳng như việc hồi tưởng lại hay gặp ác mộng, lo lắng lột độ hay phản ứng gây hấn, xấu hổ hoặc có cảm giác tội lỗi.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Các triệu chứng lại trở nên dai dẳng như việc hồi tưởng lại hay gặp ác mộng

Các triệu chứng khác của rối loạn này bao gồm tê liệt cảm xúc, vô vọng và gặp khó khăn trong các mối quan hệ. Mặc dù các triệu chứng thế này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng để được coi là rối loạn căng thẳng sau chấn thương thì nó cần kéo dài hơn một tháng và tác động đến các chức năng cơ bản của cơ thể.

6.2. Chẩn đoán

Các tiêu chí DSM-5 đưa ra để chẩn đoán rối loạn này bao gồm:

  • Bệnh nhân bị đặt vào các tình huống: chết, đe dọa về cái chết, chấn thương hoặc bị đe dọa chấn thương nghiêm trọng, bị bạo lực tình dục hoặc đe dọa bị bạo lực tình dục, trực tiếp chứng kiến các tổn thương, biết rằng người thân hoặc bạn bè gặp chấn thương, tiếp xúc gián tiếp với chấn thương (thường trong quá trình làm nhiệm vụ chuyên môn)
  • Liên tục hồi tưởng lại các hồi ức về sự kiện gây ra chấn thương thông qua những ký ức không mong muốn, ác mộng, hồi tưởng, đau khổ về mặt cảm xúc hoặc phản ứng về mặt hành động sau khi hồi tưởng lại các chấn thương đó
  • Tránh né các kích thích có liên quan đến chấn thương, bao gồm suy nghĩ, cảm xúc hoặc hồi ức
  • Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực bắt đầu trở nên tồi tệ hơn sau chấn thương, bao gồm việc không thể nhớ lại đặc điểm chính của chấn thương đó, giả định tiêu cực quá mức về bản thân và thế giới, tự đổ lỗi cho bản thân hoặc đổ lỗi cho người khác vì đã gây ra chấn thương, giảm hứng thú với các hoạt động vận động và cảm thấy bị cô lập
  • Các phản ứng liên quan đến chấn thương trở nên tồi tệ hơn sau khi gặp chấn thương, bao gồm việc cáu kỉnh, hung hăng, xuất hiện hành động phá hoại gây nguy hiểm, lơ mơ, khó tập trung và khó ngủ

6.3. Cách điều trị

Phương pháp điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương bao gồm liệu pháp tiếp xúc, giảm mẫn cảm nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR), liệu pháp hành vi – nhận thức hoặc sử dụng thuốc. Mặc dù thời gian điều trị có thể khá dài nhưng nó khá hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của rối loạn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Phương pháp điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương bao gồm sử dụng thuốc

7. Ám ảnh sợ xã hội

Ám ảnh sợ xã hội có đặc trưng là sự sợ hãi quá mức, đau khổ và lo lắng trong các tình huống xã hội hay trước đám đông. Kiểu lo âu này có thể xuất hiện ngay ở độ tuổi thanh thiếu niên do các trải nghiệm tiêu cực từ xã hội, sợ xấu hổ trước mặt người khác hoặc do thiếu kỹ năng xã hội. Nhân tố di truyền hoặc rối loạn chức năng của phản ứng chiến-hay-chạy cũng có thể gây ra tình trạng này.

7.1. Triệu chứng

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội không thể vượt qua được nỗi lo lắng của mình và hoàn toàn tránh né các hoạt động xã hội

Mặc dù có khả năng nhận thức được vấn đề, những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội không thể vượt qua được nỗi lo lắng của mình và hoàn toàn tránh né các hoạt động xã hội. Các triệu chứng khác bao gồm căng cơ, đổ mồ hôi, run rẩy, đau dạ dày, tiêu chảy và thậm chí là nhầm lẫn. Các triệu chứng này có thể xảy ra trước hoặc trong khi làm việc, học tập, tham gia các sự kiện xã hội hay khi gặp gỡ người lạ.

7.2. Chẩn đoán

Tiêu chí mà DSM-5 đưa ra để chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội bao gồm:

  • Xuất hiện một nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một hay nhiều tình huống xã hội, trong đó người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội tiếp xúc với những người lạ. Họ lo sợ rằng bản thân mình sẽ hành động một cách đáng xấu hổ và nhục nhã
  • Khi gặp tình huống đáng sợ sẽ trở nên lo lắng, có thể là dưới hình thức của một cơn hoảng loạn
  • Nhận thức được rằng nỗi sợ của bản thân là vô lý hoặc quá mức
  • Tránh né các tình huống gây sợ hãi với sự lo lắng và đau khổ cực độ
  • Sự tránh né hoặc các dự đoán đầy lo lắng ảnh hưởng đáng kể đến các thói quen thường ngày của người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội; trong công việc, hoạt động xã hội và các mối quan hệ đều có sự ám ảnh khá rõ ràng
  • Nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc tránh né kéo dài dai dẳng, thường là từ 6 tháng trở lên
  • Sự sợ hãi hay tránh né không phải do tác động sinh lý trực tiếp của tình trạng y tế hay thuốc men

7.3. Cách điều trị

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu xã hội bao gồm liệu pháp hành vi – nhận thức và sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp, các phương pháp này có thể kết hợp lại với nhau để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Phương pháp thôi miên có thể có tác dụng đối với một số cá nhân, cùng với đó là sử dụng các phương pháp thay thế như hướng dẫn bằng hình ảnh, hay các bài tập thư giãn.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

Phương pháp thôi miên có thể có tác dụng đối với một số cá nhân

8. Mối quan hệ giữa lo âu và giấc ngủ

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất ở những người mắc chứng lo âu đó là việc không ngủ được. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến việc điều khiển cảm xúc và chức năng tâm lý, gây ra hoặc làm trầm trọng hơn chứng lo âu. Một giấc ngủ không tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, tăng nguy cơ tai nạn xe cộ và tai nạn lao động.

Lo âu khiến hệ thống thần kinh luôn duy trì ở trạng thái kích hoạt, khiến cho cơ thể khó có thể thư giãn được. Nồng độ hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline tăng lên, nhịp tim và nhịp thở gấp gáp hơn và xuất hiện hiện tượng căng cơ. Các suy nghĩ dồn dập cũng phổ biến ở những người mắc chứng lo âu, khiến họ phải vật lộn để có thể ngủ và duy trì giấc ngủ của mình.

Để làm giảm các triệu chứng của lo âu và tăng cường giấc ngủ, hãy thử các mẹo sau:

  • Duy trì thời gian đi ngủ và thức giấc cố định. Đi ngủ đúng giờ mỗi tối và thức dậy đúng thời điểm vào buổi sáng hôm sau giúp điều chỉnh nhịp sinh học và tạo một thói quen ngủ lành mạnh
  • Tránh sử dụng caffeine, đồ uống có cồn và các bữa ăn quá giàu dinh dưỡng trước khi đi ngủ
  • Ngủ trưa. Ngủ trưa khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hơn
  • Hãy khiến việc đi ngủ trở thành một trải nghiệm nhẹ nhàng. Thư giãn ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ bằng cách đọc sách, tập yoga nhẹ, thiền và tắt hết các thiết bị điện tử. Các thiết bị này phát ra ánh sáng xanh, nó ngăn chặn hoặc làm giảm sự giải phóng melatonin, hormone giấc ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thiết bị điện tử, hãy đeo kính chống ánh sáng xanh để giảm thiểu lượng ánh sáng vào mắt bạn.

Lo âu mất ngủ: Tại sao lo lắng căng thẳng khiến bạn mất ngủ?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng social jetlag và giấc ngủ: Mối quan hệ bất ngờ

Hãy khiến việc đi ngủ trở thành một trải nghiệm nhẹ nhàng, thư giãn ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ bằng cách đọc sách

  • Thử tập bài tập nhịp thở 4-7-8. Được gọi là thở thư giãn, nhịp thở 4-7-8 cho phép bạn tập trung vào một hoạt động nhẹ nhàng thay cho những suy nghĩ khiến bạn tỉnh táo. Nhịp thở 4-7-8 bao gồm hít vào 4 giây, nín thở trong 7 giây và thở ra trong 8 giây. Lặp lại quá trình này giúp bạn giảm lo lắng, thư giãn cơ thể và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Hãy sử dụng một chiếc chăn có sức nặng. Loại chăn này có tác dụng giúp giảm lo lắng và tăng cảm giác an toàn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động mạnh liên tục giúp giảm căng cơ, giảm nồng độ hormone gây căng thẳng và tăng nồng độ endorphin và các chất khác trong máu

Nếu vẫn còn thấy lo lắng và tồn tại các vấn đề về giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ và chuyên gia về giấc ngủ. Hầu hết các vấn đề về giấc ngủ có thể được cải thiện đáng kể và điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.

9. Kết luận

Lo lắng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rối loạn giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, lo lắng chỉ là phản ứng tạm thời đối với các thay đổi trong cuộc sống. Một số trường hợp khác lo lắng lại dai dẳng hơi, tuy nhiên nó được phân loại ra thành một loại rối loạn riêng biệt. Chẩn đoán và điều trị đúng cách giúp làm giảm bớt các triệu chứng, bao gồm cả triệu chứng gián đoạn giấc ngủ phổ biến ở hầu hết các loại lo lắng.

Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/education/anxiety-preventing-sleep/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *