Từ đầu thế kỷ I,Pedanius Dioscorides – Một bác sĩ, dược sĩ và nhà thực vật học Hy Lạp đã ghi nhận giá trị giá trị của tinh dầu trong toàn bộ bách khoa toàn thư về thực vật học De Materia Medica. Vào thế kỉ XI, tinh dầu đã trở nên phổ biến hơn. Việc trích ly tinh dầu đã thực hiện dễ dàng nhờ sự phát minh của hệ thống chưng cất hơi nước. Thế nhưng khái niệm liệu pháp mùi hương (aromatherapy) chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ XX. Bạn đã biết về liệu pháp mùi hương và những tác dụng của chúng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị và bổ ích trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Liệu pháp mùi hương (Aromatherapy) là gì? Công dụng và tác dụng phụ
Contents
- 1 1. Liệu pháp mùi hương (Aromatherapy) là gì?
- 2 2. Liệu pháp hương thơm có từ bao giờ?
- 3 3. Cách điều trị bằng hương thơm tinh dầu được hoạt động như thế nào?
- 4 4. Những lợi ích thiết thực của liệu pháp hương thơm
- 5 5. Một số phản ứng phụ có thể gặp khi sử dụng liệu pháp mùi hương
- 6 6. Những loại tinh dầu thơm phổ biến nhất hiện nay
1. Liệu pháp mùi hương (Aromatherapy) là gì?
Aromatherapy – Liệu pháp mùi hương là liệu pháp chữa bệnh toàn diện sử dụng những chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. Đôi khi liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp tinh dầu.
Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu trong y học nhằm mục đích giúp cải thiện sức khỏe cơ thể, tâm trí cũng như sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, trị liệu bằng hương thơm còn được xem như nghệ thuật, khoa học cũng như lợi ích của liệu pháp này gần đây được công nhận nhiều hơn trong lĩnh vực khoa học và y học.
Đừng bỏ lỡ: Tinh dầu thiên nhiên là gì? Công dụng của tinh dầu thiên nhiên như thế nào?
2. Liệu pháp hương thơm có từ bao giờ?
Con người đã biết sử dụng liệu pháp hương thơm trong hàng nghìn năm này. Nền văn hóa cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập và nơi khác đã kết hợp các thành phần của thực vật thơm trong nhựa, cây kiện và dầu. Những chất tự nhiên trong các loài cây này sử dụng cho mục đích y tế và tôn giáo, chúng còn được biết đến với lợi ích về thể chất và tâm lý.
Tuy nhiên, quá trình chưng cất tinh dầu được cho là của người Ba Tư vào thế kỷ X, mặc dù hình thức này đã được sử dụng từ rất lâu trước đó. Những thông tin về quá trình chưng cất tinh dầu đã được công bố vào thế kỷ 16 ở Đức. Những nhà thầy thuốc tại Pháp vào thế kỷ XIX đã nhận ra những tiềm năng cũng như lợi ích của hương thơm tinh dầu trong việc điều trị bệnh.
Về thuật ngữ liệu pháp hương thơm đặt ra bởi nhà hóa học và nước hoa người Pháp René-Maurice Gattefossé trong một cuốn sách của ông viết về chủ đề này đã được xuất bản vào năm 1937. Trước đó, ông cũng khám phá ra khả năng chữa bệnh của hoa oải hương trong việc điều trị bỏng. Cuốn sách thảo luận về việc sử dụng tinh dầu trong điều trị tình trạng y tế.
3. Cách điều trị bằng hương thơm tinh dầu được hoạt động như thế nào?
Tinh dầu được sử dụng trong liệu pháp hương thơm thường được chiết xuất từ bộ phận khác nhau của thực vật, sau đó chưng cất. Những loại tinh dầu đậm đặc có thể hít trực tiếp hoặc gián tiếp hay xoa lên da thông qua hình thức massage, kem dưỡng và muối tắm.
Trị liệu bằng hương thơm hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể mùi hương trong mũi, qua da, sau đó gửi thông điệp đến hệ limbic, phần não kiểm soát cảm xúc. Chúng ta có thể sử dụng liệu pháp bằng các sản phẩm:
- Máy khuếch tán tinh dầu
- Xịt hương thơm
- Thuốc hít
- Muối tắm
- Dầu
- Kem
- Nước thơm để xoa bóp hoặc bơm tại chỗ
- Máy xông hơi mặt
- Chườm nóng và lạnh
- Mặt nạ đất sét
Theo đó, mỗi loại tinh dầu cũng có những đặc tính cũng như công dụng và tác dụng chữa bệnh khác nhau. Việc sử dụng kết hợp những loại tinh dầu để tạo ra hỗn hợp tổng hợp mang đến nhiều giá trị lợi ích hơn nữa.
Tìm hiểu thêm: Uống nước đỗ đen trước khi đi ngủ có tốt không?
Đọc thêm: Top 5 loại tinh dầu tốt cho giấc ngủ giúp bạn thư giãn thoải mái
4. Những lợi ích thiết thực của liệu pháp hương thơm
Những nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp hương thơm khá ít, việc sử dụng trị liệu của các loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật vẫn còn khá hạn chế. Song, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hương thơm, đó là:
- Giảm lo âu và trầm cảm
- Cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt tốt đối với người có tình trạng sức khỏe mãn tính
- Cải thiện giấc ngủ
- Chống lại vi khuẩn, vi rút hoặc nấm
- Cải thiện tiêu hóa
- Giảm bớt tác dụng phụ của hóa trị liệu
Ngoài ra, tùy vào nguồn gốc chiết xuất mà mỗi loại tinh dầu sẽ mang đến những lợi ích khác, chẳng hạn như liệu pháp sử dụng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp:
- Giảm đau nhức cho người bị thoái hóa khớp gối
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị tình trạng sa sút trí tuệ
- Giảm đau cho người bị sỏi thận
Sử dụng tinh dầu sẽ an toàn nếu tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Tuy nhiên, hiện nay những loại tinh dầu được dùng trong liệu pháp hương thơm vẫn chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quản lý.
Dù vậy khi bôi lên da, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm phản ứng dị ứng, kích ứng da, và nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, cũng sẽ cần thêm những nghiên cứu để xác định tinh dầu có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như cách tinh dầu tương tác với thuốc và những phương pháp điều trị khác hay không.
5. Một số phản ứng phụ có thể gặp khi sử dụng liệu pháp mùi hương
Hầu hết những loại tinh dầu đều an toàn khi sử dụng, nhưng có một số lưu ý và tác dụng phụ mà bạn nên quan tâm, đó là:
Không thoa tinh dầu trực tiếp lên da, thay vào đó là sử dụng dầu dẫn để pha loãng tinh dầu. Bởi vì tinh dầu đậm đặc có thể làm cho da của bạn trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên sử dụng tinh dầu một cách thận trọng và dưới sự giám sát của bác sĩ. Bạn cũng nên tránh một số loại dầu và không bao giờ nuốt tinh dầu:
Một số tác dụng phụ của việc sử dụng tinh dầu bao gồm: phát ban, hen suyễn, đau đầu, phản ứng dị ứng, kích ứng da, buồn nôn…
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại tinh dầu một cách thận trọng nếu đang gặp phải các chứng bệnh: sốt, hen suyễn, động kinh, huyết áp cao, bệnh chàm, bệnh vẩy nến…
6. Những loại tinh dầu thơm phổ biến nhất hiện nay
Theo Hiệp hội Quốc gia về Liệu pháp mùi hương Toàn diện (National Association for Holistic Aromatherapy), những
- Xô thơm (clary sage)
- Trắc bách diệp (cypress)
- Bạch đàn (eucalyptus)
- Tiêu hồi (fennel)
- Phong lữ (geranium)
- Gừng (ginger)
- Cúc trường sinh (helichrysum)
- Hoa oải hương (lavender)
- Chanh (lemon)
- Sả chanh (lemongrass)
- Vỏ quýt (mandarin)
- Hoa cam (neroli)
- Quảng hoắc hương (patchouli)
- Bạc hà (peppermint)
- Cúc La Mã (Roman chamomile)
- Hoa hồng (rose)
- Hương thảo (rosemary)
- Tràm trà (tea tree)
- Cỏ hương bài (vetiver)
- Hoàng lan (ylang ylang)
>>>>>Xem thêm: Bí đao bao nhiêu calo? Thực đơn giảm cân từ bí đao
Liệu pháp hương thơm mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, song những tác dụng luôn được ghi nhận là có khả năng thư giãn, giúp tăng sức đề kháng. Khi mua tinh dầu, bạn nên lưu ý về độ tinh khiết và nguồn gốc chiết xuất của chúng. Trên thị trường hiện có một số tinh dầu giá rẻ có thể không phải là trích ly từ thiên nhiên hoặc có sự pha trộn của hợp chất hóa học sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để có nhiều sự lựa chọn về mùi hương cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- https://www-healthline-com/health/what-is-aromatherapy