Halloween là lễ hội truyền thống tại các nước phương Tây được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm và thường được mọi người nhớ đến với hình ảnh hóa trang đầy kinh dị, ma quái. Do sự giao thoa văn hóa, ngày nay Halloween không chỉ là ngày lễ tôn giáo mà còn là lễ hội hóa trang vui chơi giải trí phổ biến và quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy lễ hội Halloween là ngày nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ở dưới đây!
Bạn đang đọc: Lễ hội Halloween là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội hoá trang
Contents
1. Lễ hội Halloween là ngày nào?
All Hallows’ Evening là viết tắt của Hallowen thường được biết đến với tên gọi là “Lễ hội ma quỷ”. Đây là một lễ hội truyền thống và đặc biệt ở phương Tây, nó diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm, trước những buổi lễ Các Thánh trong Kito Giáo.Vậy lễ hội Halloween năm 2022 là ngày nào? Đó là thứ Hai ngày 31/10/2022.
Halloween là thời điểm đánh dấu mùa vụ thu hoạch kết thúc, chuẩn bị đón chờ mùa đông băng giá. Đồng thời, đây cũng là dịp để tưởng nhớ vị Thánh, các vị Tử Đạo hay người thân đã qua đời. Cho đến ngày nay, Halloween đã trở thành lễ hội phổ biến ở trên toàn thế giới. với các quy mô khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.
2. Nguồn gốc của lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween được bắt nguồn từ dân tộc Celt – Một dân tộc đã có từ rất lâu đời, khoảng 2000 năm trước trên các vùng đất mà bây giờ là các quốc gia Anh quốc, Ireland và miền Bắc của nước Pháp.
Theo phong tục của người Celt, họ sẽ bắt đầu một năm mới vào ngày 1/11 dương lịch. Vào trước thềm năm mới, dân làng tổ chức lễ hội để vinh danh vị thủ lĩnh quá cố Samhain. Lễ hội này là dấu hiệu cho sự bắt đầu của mùa lạnh. Những ngày tăm tối thường được liên tưởng với sự tàn tạ và chết chóc của loài người và dân tộc Celt tin rằng linh hồn của người chết sẽ được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Từ đó, lễ hội Halloween dần được hình thành. Lễ hội được đem qua Mỹ với khá nhiều phong tục khác nhau. Tuy nhiên vì nhiều lý do, mãi đến những năm 1800, Halloween mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
3. Ý nghĩa của lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween được tổ chức hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng 10. Bắt đầu từ chiều tối cho đến 12h đêm, người dân sẽ hóa trang thành những nhân vật đáng sợ như ma quỷ hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích, sau đó tới từng nhà để gõ cửa nhận kẹo và chúc tụng nhau.
Theo đó, truyền thuyết xa xưa kể rằng, Jack là một chàng trai thiếu niên tham lam, keo kiệt, chỉ bất cất giấu tiền bạc mà chưa bao giờ cho ai một chút gì. Thậm chí anh ta đã từng chơi đùa thoải mái với ma quỷ. Có người cho rằng Jack đã lừa một con quỷ Satan trèo lên một ngọn cây, nhân lúc nó không chú ý, hắn đã khắc hình chữ thập lên gốc cây và “nhốt” con quỷ trên đó. Mục đích khi ấy của Jack là thỏa thuận với con quỷ, hòng bắt nó không được trêu chọc mình nữa.
Sau này, do phạm quá nhiều tội lỗi nên khi qua đời, Jack đã không được lên thiên đàng và cũng không được xuống địa ngục. Hắn phải đi lang thang đến nhiều nơi tìm chỗ trú chân, hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho Jack trong mùa giá lạnh là ngọn nến leo lắt thắp bên trong quả bí ngô hắn mang theo bên mình.
Qua câu chuyện của Jack, có hai ý nghĩa mà lễ hội này muốn gửi gắm đến mọi người là sự giáo dục và nhân văn. Về ý nghĩa giáo dục, sống trên đời không nên keo kiệt, bủn xịn hay tham lam, nên từ bi, bác ái và giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Về ý nghĩa nhân văn, tối kỵ trêu đùa với ma quỷ, hiểu theo nghĩa bóng “ma quỷ” chính là sự lừa lọc, đe dọa làm người khác sợ hãi và cả những việc tinh quái gây nguy hại đến người khác. Chưa kể, việc giao du với ma quỷ rất dễ bị cám dỗ, đi theo con đường tăm tối và tội lỗi.
Tuy đây chỉ là một nhân vật tưởng tượng, nhưng thật ra đó là phép ẩn dụ nhắm đến hiện thân có thật trong cuộc đời. Sau những sai lầm của tuổi trẻ, khi qua đời Jack trở thành một cô hồn và không có chỗ dung thân.
4. Những hoạt động nổi bật trong ngày lễ hội Halloween
Trong lễ hội Halloween có rất nhiều hoạt động được diễn ra như trick-or-treat (Trẻ con sau khi hóa trang sẽ đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành Jack-o’-lantern, đớp táo (apple bobbing), xem phim hoặc kể chuyện kinh dị…
4.1. Trò chơi Trick-or-treat
Đây là phong tục dành cho trẻ em vào đêm Halloween, trẻ em trong trang phục hóa trang đặc trưng sẽ xách theo một túi đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc và câu hỏi “Trick-or-treat?” có nghĩa là “cho kẹo hay bị ghẹo. Những đứa trẻ nghịch ngợm sẽ chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu không được cho kẹo.
Tại Bắc Mỹ, Trick-or-treat đã trở thành phong tục truyền thống của lễ hội Halloween, nhất là từ cuối những năm 1950. Chủ nhà khi tham gia vào Halloween sẽ thường trang trí lối vào riêng với hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô. Một số chủ nhà sẽ để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ.
4.2. Đớp táo (apple bobbing)
Một trò chơi truyền thống phổ biến trong ngày lễ Halloween là đớp táo (hay còn gọi là apple bobbing hay dunking). Họ sẽ thả những quả táo nổi ở trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và người tham gia phải sử dụng răng của mình để gắp một quả táo.
Một biến thể của dunking là người tham gia phải quỳ trên một chiếc ghế, giữ một cái dĩa (nĩa) giữa hai hàm răng và cố gắng để thả chúng vào một quả táo.
Một trò chơi khác là treo bánh nướng đã được phủ mật hoặc bao siro lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không được sử dụng bằng tay. Điều này chắc chắn sẽ khiến người tham gia có một khuôn mặt dính đầy mật ong hoặc siro.
4.3. Bói toán
Bói toán là một trò chơi truyền thống khác trong ngày lễ Halloween tại Scotland, họ bói toán để tìm vợ hoặc chồng tương lai của một người. Trước tiên sẽ gọt vỏ một quả táo thành dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên vợ hoặc chồng tương lai.
Nếu là phụ nữ vẫn còn độc thân thì ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương ban đêm Halloween. Khuôn mặt của người chồng tương lai sẽ xuất hiện ở trong gương. Tuy nhiên, nếu họ sẽ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện… Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đến đầu thế kỷ 20.
Ở nhiều nơi ở trên thế giới, người ta sẽ cử hành lễ của Kitô giáo trong ngày Halloween với hoạt động như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ vẫn còn phổ biến.
Tại Việt Nam, lễ hội Halloween cũng được đông đảo giới trẻ yêu thích và tham gia với hoạt động như tham gia lễ hội hóa trang, cùng nhau xem phim ma, kể chuyện kinh dị…
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ bí mật: Cung Kim Ngưu và Nhân Mã có hợp nhau không?
Mời bạn tham khảo 9 gợi ý trang trí phòng ngủ trong dịp lễ Halloween tại: https://vuanem.com/blog/trang-tri-phong-ngu-mua-halloween.html
5. Những món ăn truyền thống trong lễ hội Halloween
Trong lịch sử, một số người thuộc Kitô giáo từng kiêng ăn thịt vào đêm Vọng lễ Các Thánh, dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm Halloween như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon…
5.1. Kẹo táo
Kẹo táo là một trong những món ăn phổ biến trong ngày lễ Halloween và rất được trẻ em yêu thích. Những quả táo được gắn vào một cái que, sau đó nhúng qua đường hoặc siro sẽ trở nên trông rất đẹp mắt và ngon miệng. Ngày nay, chiếc kẹo táo còn được trang trí thêm socola, đậu phộng hay kẹo cốm đủ màu sắc sặc sỡ.
5.2. Bánh linh hồn
Bánh linh hồn là một chiếc bánh quy có thêm nho khô xếp thành hình chữ thập ở trên và được gửi đến nhà người lạ một cách ngẫu nhiên vào đêm Halloween.
Những đứa trẻ sẽ đến gõ cửa từng nhà để chơi trò “Trick-or-treat” hoặc hát một bài để cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất và nhận lại bánh. Người ta tin rằng mỗi chiếc bánh là một linh hồn được siêu thoát.
5.3. Súp bí đỏ
Những bát súp bí đỏ ngon lành là một món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp lễ hội Halloween. Ở mỗi vùng khác nhau sẽ có công thức nấu món súp bí đỏ khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là súp nấu bởi thịt bò hay thịt cười cùng bí đỏ xắt hạt lựu và các rau củ khác rồi thêm sữa hoặc kem tươi.
5.4. Bánh Barnbrack
Bánh Barnbrack có nguồn gốc từ Ireland và nhanh chóng lan rộng trở thành món ăn phổ biến trong lễ hội Halloween. Đây là một loại bánh được chế biến từ hoa quả sấy khô và thường dùng vào cuối bữa chính. Ngoài ra, sau khi thưởng thức xong mỗi chiếc bánh, bạn sẽ nhận được điều tiên đoán thông qua đồ vật nhỏ ẩn dấu bên trong như hạt đậu, mảnh vải, đồng xu nhỏ hoặc một chiếc nhẫn với ý nghĩa riêng.
Ví dụ như đồng tiền xu là biểu tượng sự may mắn về tiền bạc, ngược lại mảnh vải lại tượng trưng cho sự khó khăn về tài chính. Còn chiếc nhẫn sẽ đem tới dự đoán về chuyện tình cảm của người nhận được nó.
5.5. Colcannon
Colcannon là món ăn được làm từ khoai tây nghiền, cải xoăn hoặc bắp cải cùng với sữa, bơ và gia vị đi kèm như muối, hạt tiêu. Tương tự như món bánh Barnbrack, trong loại bánh này sẽ giấu một chiếc nhẫn hay một chiếc bùa may mắn.
>>>>>Xem thêm: Tháng 4 cung hoàng đạo gì? Tính cách, sự nghiệp, tình yêu thế nào?
6. Gợi ý những địa điểm vui chơi lễ hội Halloween ở TP.HCM
Nếu bạn đang sinh sống tại TP.HCM nhưng chưa biết đi đâu chơi trong mùa lễ hội Halloween thì hãy tham khảo ngay các địa điểm dưới đây:
Phố Tây Bùi Viện
Khu phố Tây Bùi Viện là nơi tập trung đông đảo những bạn trẻ và các du khách nước ngoài. Vậy nên bạn sẽ có cơ hội hoà mình cùng với nhiều bạn trẻ khác hoá trang thành hồn ma lang thang khắp phố.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ có không gian rộng rãi và thoáng mát, sôi động sẽ giúp bạn thỏa thích đi dạo phố, đồng thời tự tin khoe những bộ trang phục ma quỷ của mình.
Trên đây là những thông tin thú vị và hữu ích về lễ hội Halloween mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội có nguồn gốc từ phương Tây này. Còn bạn, bạn đã chuẩn bị những gì để đón lễ hội Halloween cùng bạn bè, chí cốt của mình?