Làng gốm Bát Tràng là địa danh quen thuộc đối với người dân Hà Thành khi có bề dày lịch sử hơn 700 tuổi. Đây là một điểm đến tham quan và trải nghiệm cực kỳ lý thú dành cho những người yêu thích nét kiến trúc nghệ thuật cổ xưa và tự tay làm ra những sản phẩm gốm mà mình yêu thích. Hãy cùng tham gia chuyến du lịch của Bloggiamgia.edu.vn đến làng gốm Bát Tràng để thăm thú xem nơi đây có điều gì đặc biệt, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Làng gốm Bát Tràng ở đâu? Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng hơn 700 tuổi
Contents
- 1 1. Làng gốm Bát Tràng ở đâu?
- 2 2. Du lịch làng gốm Bát Tràng có điều gì đặc biệt?
- 3 3. Nên đến du lịch làng gốm Bát Tràng vào thời điểm nào?
- 4 4. Nên thưởng thức gì khi tham quan làng gốm Bát Tràng?
- 5 5. Cách di chuyển đến làng gốm Bát Tràng như thế nào?
- 6 6. Gợi ý lịch trình tham quan làng gốm Bát Tràng 1 ngày
1. Làng gốm Bát Tràng ở đâu?
Làng gốm Bát Tràng là làng nghề truyền thống có lịch sử được hình thành từ thời vua Lê, đây là một trong những làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở nước ta. Địa danh này tọa lạc tại số 28, thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Nơi đây cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km, trước mặt dòng kênh Bắc Hưng Hải.
2. Du lịch làng gốm Bát Tràng có điều gì đặc biệt?
Khi đến du lịch và tham quan làng gốm Bát Tràng, du khách không chỉ được ngắm nhìn những món đồ được làm từ gốm sứ rất đẹp mắt mà còn có trải nghiệm cực kỳ thú vị, đó là:
2.1. Thăm làng cổ Bát Tràng với nét kiến trúc độc đáo
Làng cổ Bát Tràng là công trình sở hữu kiến trúc độc đáo, vẫn giữ nguyên những nét cổ kính hiếm có thu hút không ít du khách đến tham quan. Tại đây, du khách sẽ được đi qua những con đường làng quanh co nhỏ xinh, có khi chỉ vừa 1 đến 2 người đi. Hơn nữa, tại làng gốm cổ hiện còn có nhiều ngôi nhà với bức tường cổ kính, là minh chứng cho nếp sinh hoạt xưa của người Bát Tràng.
Khi tham quan làng cổ Bát Tràng có những địa điểm tiêu biểu ở làng cổ Bát Tràng mà bạn không thể bỏ lỡ là:
Nhà cổ Vạn Vân: Đây là công trình ghi dấu ấn với tuổi đời hơn 200 năm tuổi, ngôi nhà này được ví như một tuyệt tác nghệ thuật, họa tiết gốm sứ rất đặc biệt như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… tất cả điều khiến du khách trầm trồ ngay từ lần đầu nhìn thấy.
Đình làng Bát Tràng: Đây là nơi thờ Thành hoàng, ở đây thường xuyên tổ chức lễ hội lớn trong năm.
Lò bầu cổ duy nhất còn sót lại ở Bát Tràng: Trong lò cổ có 5 bầu với tuổi đời gần 100 năm, trước kia lò bầu được sử dụng để nung gốm theo hình thức thủ công. Tuy nhiên, ngày nay người dân ở đây đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường, lò bầu cổ giữ lại để khách tham quan.
Ngôi nhà bằng gỗ của hoạ sĩ Mạnh Đức (Con trai nhà văn Kim Lân): Ngôi nhà sở hữu lối kiến trúc rất đẹp mắt được thiết kế mô phỏng theo dinh thự Vua Mèo ở Hà Giang, ngôi nhà có giếng trời lớn, xung quanh là những gian trưng bày.
2.2. Chợ gốm Bát Tràng
Nếu du khách muốn mua những món đồ làm gốm tinh xảo về làm quà cho người thân và bạn bè thì có thể ghé chợ gốm Bát Tràng. Đa số những sản phẩm gốm sứ là bát đĩa, đồ thờ cúng, đồ trang trí, cốc chén… có giá thành rẻ, mẫu mã phù hợp.
Ở trong chợ là khoảng sân gốm nhỏ để du khách quan sát và quay lại quá trình nhào nặn gốm sứ điêu luyện của nghệ nhân nổi tiếng.
2.3. Bảo tàng gốm Bát Tràng – Không gian văn hoá đặc sắc
Bảo tàng gốm Bát Tràng còn được gọi là Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, đây là nơi gìn giữ và phát triển văn hoá làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Công trình này lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay động – Đây là công cụ không thể thiếu đối với nghệ nhân làm gốm. Thiết kế bảo tàng sẽ mô tả lại quá trình người thợ thổi hồn cho khối đất sét trơ trọi thành một thành phẩm gốm mỹ miều.
Hiện nay, giá vé tham quan Bảo tàng như sau: giá vé tham quan 50.000vnđ/người. Vé trải nghiệm làm nghệ nhân nặn gốm là 70.000vnđ/người lớn và trẻ em là 50.000vnđ/người.
Ngoài ra, trong bảo tàng còn có những dịch vụ khác như vé thiền trà Hương Sa Art House có giá khoảng 40.000vnđ/vé, khi bạn thuê thêm cổ phục để chụp ảnh lưu niệm là 100.000vnđ/thuê.
Tìm hiểu thêm: 12 cách làm đèn Trung thu đơn giản cho bé chơi Trung thu
2.4. Trải nghiệm làm “nghệ nhân không chuyên” tại sân nặn gốm
Hầu hết những du khách đến làng gốm Bát Tràng đều thích thú với trải nghiệm tự tay nặn ra những sản phẩm làm từ gốm và men sứ. Bạn sẽ được những nghệ nhân hướng dẫn cách sử dụng đất sét cùng thao tác với bàn xoay. Sau khi hoàn thành, tác phẩm của bạn sẽ được mang đi nung đốt để mang về nhà. Vậy là bạn đã có một đồ vật kỉ niệm vô cùng ý nghĩa trong chuyến du lịch ghé làng gốm Bát Tràng rồi đấy.
2.5. Thưởng thức cà phê và check in sống ảo
Việc thưởng thức ly cà phê thơm ngon ở bên quán quen với thiết kế đặc trưng như gạch nung, bát đĩa sứ… chắc chắn sẽ khiến cho cung bậc cảm xúc của bạn thêm phần thăng hoa. Trong lúc này hãy tranh thủ chụp những bức ảnh kỷ niệm cho chuyến đi của mình nhé!
3. Nên đến du lịch làng gốm Bát Tràng vào thời điểm nào?
Du khách có thể đến du lịch làng gốm Bát Tràng vào tất cả những thời điểm ở trong năm, đặc biệt, nếu yêu thích sự sôi động và nhộn nhịp thì bạn có thể đến đây vào ngày 8 đến ngày 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp với tham quan đình Vạn Phúc. Bên cạnh đó du khách có thể tham gia những hoạt động lễ hội thú vị khác như chơi cờ tướng, cờ người, chọi gà kéo co, bịt mắt đập nhiêu…
4. Nên thưởng thức gì khi tham quan làng gốm Bát Tràng?
Đến làng gốm Bát Tràng, du khách đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội dân dã và bình dị, mang đậm hồn quê chẳng hạn như:
Bánh tẻ hay còn được gọi là bánh răng bừa, món ăn có hương vị rất đặc biệt khi có phần nhân bánh làm từ mộc nhĩ, hành khô quyện với bột gạo, lá dong để tạo nên hương vị khó quên.
Ngoài ra, ở ngoài cổng chợ du lịch còn bán những món ăn khác như bánh sắn, bánh khoai nướng, bún đậu, bún mắm tôm, ổi Đông Dư, trứng gà ta luộc, trứng gà ta nướng trên bếp than hoa, nước mía… rất thu hút du khách.
5. Cách di chuyển đến làng gốm Bát Tràng như thế nào?
Xe buýt Hà Nội vẫn là lựa chọn hàng đầu được nhiều người yêu thích để di chuyển đến làng gốm Bát Tràng, du khách có thể đi những tuyến xe số số 08A, 08B Long Biên, xe số 34 bến xe Gia Lâm, xe số 40 Văn Lâm, xe số 31, sau đó đi bộ một đoạn ngắn là thấy ngay làng gốm Bát Tràng.
Ngoài ra, du khách có thể di chuyển bằng xe cá nhân để chủ động và thoải mái về mặt thời gian. Từ Trung tâm Hà Nội, du khách theo hướng từ chân cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì rồi men theo sông Hồng và đi theo biển chỉ dẫn đến làng gốm Bát Tràng.
>>>>>Xem thêm: Giải mã: cung Cự Giải và Xử Nữ có hợp nhau không?
6. Gợi ý lịch trình tham quan làng gốm Bát Tràng 1 ngày
Du khách sẽ xuất phát từ 7h45 và đến làng gốm là 8h30. Sau đó bắt đầu tham quan làng gốm Bát Tràng và bảo tàng Bát Tràng, nghe nghệ nhân hướng dẫn quy trình làm gốm, sau đó tự mình làm ra những sản phẩm dễ thương.
Đến 11h30, bạn sẽ nghỉ ngơi tại nhà hàng gần làng gốm hoặc ở ngay cổng chợ gốm.
Đến 14h tiếp tục hành trình tham quan và mua sắm ở chợ gốm Bát Tràng.
Đến 16h30 là lên đường di chuyển về Hà Hội.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trước khi đến tham quan làng nghề hơn 700 tuổi này. Chúc bạn có chuyến đi đầy ý nghĩa và trọn vẹn.
>>>Đọc thêm:
- Cẩm nang du lịch Hồ Gươm – điểm đến vang danh trong lịch sử Hà Thành
- Nhà thờ lớn Hà Nội – danh thắng ‘xuyên lịch sử’ lộng lẫy nhất thủ đô
- Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – ‘chứng nhân’ lịch sử và văn hóa giữa lòng Hà Nội