Đại dịch Covid xảy ra đã làm cho cụm từ “làm việc tại nhà” dần trở nên phổ biến. Đối với nhiều người, “làm việc tại nhà” đồng nghĩa với chuyện “làm việc trên giường”. Không thể phủ nhận, chuyện ôm máy tính làm việc hay học hành trên giường thực sự rất thoải mái. Tuy nhiên, cách làm việc này có được các chuyên gia sức khỏe đồng tình và ủng hộ? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn phân tích ưu nhược điểm của phương thức làm việc đặc biệt này.
Bạn đang đọc: Làm việc trên giường – Nên hay không nên?
Contents
1. Covid năm thứ 2 – Giường ngủ biến thành nơi học hành và làm việc
Sự bùng phát của Covid đã khiến cho khái niệm làm việc của mọi người thay đổi 180 độ. Không cần phải gò bó tại văn phòng hay lớp học, khi khái niệm “làm việc tại nhà” lên ngôi, mọi vị trí trong căn nhà giờ đây đều có thể biến thành nơi làm việc, trong đó có cả chiếc giường của bạn.
Theo một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2020 tại Mỹ, 72% trong số 1000 người được hỏi cho hay họ đã làm việc từ xa ngay tại giường khi đại dịch xảy ra. Trong đó, khoảng 1/10 số người này cho biết họ đã dành khoảng 24 – 40 giờ hơn để làm việc trên giường.
Điều này đặc biệt đứng hơn với những người lao động trẻ tuổi. Một cuộc thống kê tại Anh cho hay người lao động từ 18 – 34 có tỷ lệ làm việc trên giường nhiều gấp đôi người lớn tuổi.
Việc làm việc trên giường bắt nguồn từ nhiều lý do. Có người không có không gian làm việc riêng tại nhà nên giường ngủ đã trở thành lựa chọn duy nhất của họ. Có người lại cho rằng sự tiện nghi và thoải mái mà chiếc giường mang lại sẽ khiến cho họ làm việc hiệu quả hơn. Và có lẽ, chưa bao giờ mạng xã hội như Facebook, Instagram tràn ngập những chia sẻ về trạng thái làm việc tại nhà như những tháng ngày Covid trở lại!
Nghiên cứu phát hiện ngủ ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch
2. Giường – Thiên đường cho những ý tưởng tuôn trào!
Làm việc tại nhà sẽ mang lại cho bạn khá nhiều tự do. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, đôi lúc bạn sẽ bị các thành viên trong gia đình làm phiền, đặc biệt nếu vị trí làm việc của bạn là nơi mọi người thường ra vào như phòng khách, nhà bếp.
Chính vì thế, giường ngủ – ốc đảo riêng tư thường là nơi được mọi người lựa chọn để làm việc. Ở đây, bạn sẽ tránh xa khỏi các sự phân tâm khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Đặc biệt, cảm giác thoải mái mà chiếc giường mang đến sẽ khiến cho mọi người có những trải nghiệm làm việc khá thú vị.
Mặc bộ đồ ngủ rùng rình thoải mái, đắp chiếc chăn ấm áp trên mình, dựa lưng vào những chiếc êm ái, ôm chiếc laptop vào người, thế là biết bao ý tưởng tuyệt vời lại nảy ra từ “chỗ làm việc” độc đáo này. Chính vì thế, các bạn trẻ, đặc biệt là những ai theo đuổi công các công việc liên quan đến sáng tạo thường chọn giường ngủ làm nơi “cắm rễ” để làm việc cả ngày!
Dáng đẹp mùa Covid – 6 bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả tại giường
3. Các chuyên gia nói gì về chuyện làm việc trên giường
Không thể phủ nhận những trải nghiệm mới lạ mà chiếc giường ngủ mang lại cho bạn khi làm việc, tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe và giấc ngủ không ủng hộ việc làm việc trên giường thường xuyên.
Rachel Salas – phó giáo sư thần kinh học và chuyên gia giấc ngủ Đại học Johns Hopkins ở Maryland cho rằng: “Bạn chỉ nên dùng chiếc giường để phục vụ cho 3 hoạt động S, đó là ngủ (Sleep), quan hệ tình dục (Sex) và khi bị ốm (Sick).
Khi bạn dùng chiếc giường để thực hiện các hoạt động khác như làm việc, học tập, não bộ của bạn bắt đầu hình thành khái niệm giường ngủ là nơi thực hiện bất cứ hoạt động khác ngoài giấc ngủ. Nó bắt đầu xây dựng liên kết, cuối cùng phát triển thành hành vi có điều kiện. Dần dần, não bộ sẽ mất nhận thức rằng giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi. Từ đó rất dễ dẫn đến chứng mất ngủ”
Bên cạnh đó, các chuyên gia về sức khỏe cũng cho hay việc làm việc trên giường thực sự không tốt cho cơ thể. Xử lý công việc trên giường ngủ rất dễ khiến ta ngồi hoặc nằm sai tư thế, dẫn đến tình trạng gù lưng, nhức lưng, mỏi cổ.
Tìm hiểu thêm: Các Loại Bánh Ăn Kiêng Giảm Cân An Toàn Đối Với Sức Khỏe
Mặt khác, làm việc trên giường sẽ khiến bạn bày bừa các vật dụng lung tung, đôi lúc còn tranh thủ ăn uống ngay trên giường. Điều này sẽ vô tình khiến cho chiếc giường của bạn trở nên mất vệ sinh. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia giấc ngủ, nệm hoặc giường sau 4 tuần không giặt sẽ có lượng vi khuẩn nhiều gấp 39 lần so với tô đựng thức ăn cho thú cưng.
4. Cách làm việc trên giường đúng cách
Thỉnh thoảng, bạn có thể đổi mới không gian làm việc bằng cách chọn giường ngủ làm nơi khơi nguồn cảm hứng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, bạn không nên biến chiếc giường thân yêu làm nơi làm việc dài lâu. Đồng thời, khi làm việc trên giường, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không ôm máy tính vào người hoặc đặt máy tính lên giường: Bạn nên cẩn thận khi đặt máy tính trên giường. Điều này sẽ gây cản trở quá trình thông gió và khiến cho laptop trở nên nóng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đặt laptop trên đùi của mình trong lúc làm việc.
Động tác này sẽ khiến cho bạn vô tình mắc phải các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mỏi cổ, thậm chí là vô sinh (đối với nam giới). Do đó, khi muốn làm việc trên giường, hãy sắm cho mình một chiếc bàn xếp nho nhỏ, đặt laptop lên và ngồi ngay ngắn để cơ thể không bị nhức mỏi trong lúc làm việc
- Không mang thức ăn, đồ uống lên giường: Không ăn uống trên giường vì vụn thức ăn hoặc nước uống có thể vương vãi ra nệm và làm hỏng cấu trúc sản phẩm
- Vệ sinh các thiết bị làm việc mang lên giường: Hãy đảm bảo các vật dụng làm việc bạn định mang lên giường như laptop, bàn, tài liệu… đã được bạn vệ sinh sạch sẽ để tránh mang vi khuẩn ở ngoài lên nơi nghỉ ngơi mỗi đêm
- Thường xuyên thay chăn ga gối đệm: Làm việc trên giường đồng nghĩa với việc thời gian tiếp xúc của bạn với chăn ga gối nệm sẽ nhiều hơn. Do đó, bạn nên vệ sinh chăn ga gối đệm ít nhất 1 tuần 1 lần để đảm bảo sức khỏe bản thân.
- Dùng gối tựa hỗ trợ: Làm việc trên giường có thể khiến cho bạn bị mỏi lưng. Do đó, bạn có thể dùng một chiếc gối tựa vào thành giường để không bị mỏi lưng
>>>>>Xem thêm: Nước ép cà rốt là gì? Sử dụng nước ép cà rốt đúng cách và hiệu quả
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giường điều khiển thông minh thiết kế dựa trên tính năng công thái học, người dùng có thể sử dụng điều khiển từ xa để nâng hạ mặt giường tạo tư thế thoải mái nhưng vẫn đảm bảo tư thế khoa học.
>>>Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: Giường thông minh SleepTek 2.0
Mọi người – đặc biệt là giới trẻ thường có thói quen xử lý công việc ngay tại giường của mình. Phong cách làm việc này có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và sáng tạo. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, trong những ngày tháng phải cách ly vì Covid, hãy trang bị cho mình một góc làm việc ngay ngắn và thoải mái để công việc luôn đạt được hiệu suất