Đau vai là một bệnh lý thường gặp, gây đau đớn và bất tiện cho đời sống, sinh hoạt của nhiều người. Không chỉ gây nên cảm giác khó chịu, hiện tượng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân không thể nghỉ ngơi như ý muốn. Vậy làm thế nào để ngủ khi bị đau vai? Bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp trọn vẹn thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để ngủ khi bị đau vai? Tư thế nằm phù hợp giúp giảm đau vai hiệu quả
Contents
1. Đau vai là gì?
1.1 Định nghĩa
Đau vai (Shoulder Pain) được định nghĩa là tình trạng đau nhức cục bộ ở vùng vai. Theo các thống kê y tế, có đến 20% dân số thế giới từng phải trải qua những cơn đau vai với các mức độ khác nhau trong suốt cuộc đời. Bệnh phổ biến đến mức tỷ lệ người mắc phải chỉ xếp sau các vấn đề về đau cột sống và thắt lưng.
Hiện tượng đau vai dai dẳng, mãn tính chủ yếu gặp phải ở những người lớn tuổi, khi các dịch bôi trơn tại phần khớp vai dần bị hao mòn. Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể đột ngột xuất hiện ở người trẻ, bắt nguồn từ chấn thương, tai nạn hoặc do vận động, nằm ngủ sai tư thế. May mắn thay, nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì các triệu chứng đau cụ thể sẽ từ từ được cải thiện, giúp bạn sớm hoạt động lại như bình thường.
1.2 Triệu chứng
Các biểu hiện của chứng đau vai có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Việc nhận biết sớm có thể giúp bệnh nhân xác định được tình trạng bệnh, đồng thời chủ động thăm khám hoặc điều trị phục hồi chức năng. Trong đó, các triệu chứng phổ biến nhất là:
– Khó cử động vai và suy giảm khả năng vận động
– Vai và cánh tay trên yếu, không có lực
– Ngứa râm ran
– Đau nhức tại phần khớp vai, mặt sau, mặt trước bả vai hoặc phần trên cánh tay
1.3 Nguyên nhân
Nếu đột ngột bị đau vai, bạn có thể khoanh vùng trong số các nguyên nhân sau đây:
– Chấn thương: do vận động mạnh, vận động quá sức, chơi các môn thể thao đòi hỏi chuyển động liên tục (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, võ, bơi lội,…) hoặc trong quá trình làm việc nhà (giặt quần áo, phơi áo quần, với tay lên cao,…)
– Thoái hóa khớp vai do sụn khớp bị mài mòn, khiến các đầu xương ở bả vai phải cọ xát trực tiếp vào nhau gây đau đớn
– Viêm khớp vai do phần xương và sụn ở vai bị tổn thương
– Rách cơ chóp xoay vai: xảy ra khi các cơ quay tại phần khớp vai bị rách hoặc đứt
– Trật khớp vai: chiếm 50 – 60% tỷ lệ các ca đau vai. Bên cạnh cơn đau nhức, cánh tay phần gần bả vai có thể bị biến dạng đáng kể, khiến vai tê bì và mất dần chức năng vận động
– Đông cứng khớp (hay dính bao khớp), khiến vai cứng lại và cản trở quá trình cử động
– Bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ và phần ngực trên
– Bệnh lý tại các cơ quan khác như tim, phổi, mật, vùng ngực,…
2. Đau vai ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Chứng đau vai có thể xảy ra với bất kỳ ai, thậm chí lan ra phần cánh tay và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần liên tục. Tình trạng bệnh khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thao tác thông thường, ví dụ như cầm nắm, ngủ nghỉ,… Cùng với đó là cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong nhiều giờ.
Đối với những người bị đau vai, tư thế nằm ngủ là một trong những điều được quan tâm hơn cả. Việc duy trì tư thế nằm đúng sẽ góp phần giảm tải áp lực và giải nén đáng kể cho phần cơ xương. Khi đó, cơn đau sẽ được làm dịu phần nào, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Trái lại, nằm ngủ sai tư thế có thể khiến cho tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng và khó hồi phục hơn.
3. Làm thế nào để ngủ khi bị đau vai?
Làm thế nào để ngủ khi bị đau vai là câu hỏi thường gặp. Bởi lẽ, việc giữ cho cơ thể ổn định ở tư thế phù hợp sẽ tạo nên một giấc ngủ ngon, ‘đánh lạc hướng’ cơn đau và hồi phục thể lực tự nhiên. Dưới đây là những dáng ngủ được khuyến nghị cho người mắc chứng đau vai gáy:
3.1 Tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân
Nằm ngửa và duỗi thẳng hai chân chính là tư thế phù nhất đối với những người bị đau vai, giúp phân tán đều lực tác động lên toàn bộ cơ thể thay vì dồn trực tiếp vào phần thân trên. Để giấc ngủ thêm trọn vẹn, bạn nên cân nhắc đầu tư vào một chiếc gối có độ cao phù hợp hoặc sản phẩm giường điều khiển thông minh với chức năng nâng hạ góc nằm chính xác nhất. Chưa kể, động tác nâng cao đầu còn kích thích quá trình lưu thông máu, giúp ngủ sâu và yên giấc hơn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết dùng chè vằng giảm cân chị em nào cũng nên biết
Với những người có thói quen lăn qua lăn lại trên giường thì chèn thêm gối vào cạnh hông sẽ giúp cơ thể được cố định lại khi ngủ.
3.2 Tư thế nằm nghiêng
Nếu không quen nằm thẳng, bạn cũng có thể ngủ ở tư thế nghiêng người sang một bên, tốt nhất là về phía tay trái. Kiểu nằm này giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, hạn chế sức ép lên cổ, dạ dày cùng toàn bộ hệ tiêu hóa nói chung. Mặt khác, nằm nghiêng trái còn xoa dịu cơn nhức đầu, hỗ trợ phòng ngừa chứng Parkinson và Alzheimer ở người cao tuổi.
Để ‘bí kíp’ này thực sự phát huy được hiệu quả, bạn cũng nên lựa chọn một chiếc gối phù hợp để giữ cho cột sống luôn ở trạng thái thẳng tự nhiên. Nếu có điều kiện hơn thì một chiếc giường điều khiển thông minh với thiết kế công thái học sẽ là một lựa chọn nâng cấp vô cùng hoàn hảo.
3.3 Tư thế nằm ngủ cần tránh khi bị đau vai
Khi bị đau vai gáy, bạn nên tuyệt đối tránh xa tư thế nằm sấp. Không chỉ dồn lực lên phần cơ xương đang bị ảnh hưởng, kiểu nằm này còn là nguyên nhân gây nên các rối loạn tiêu hóa điển hình như trào ngược axit dạ dày, ợ chua, ợ nóng,… Nguy hiểm hơn, nằm sấp trong thời gian dài được xem là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về cột sống, thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương,…
4. Giường điều khiển Sleeptek 2.0 – cứu tinh cho người đau vai gáy
Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ chuẩn Hoa Kỳ, giường điều khiển Sleeptek 2.0 tích hợp nhiều tính năng nổi trội được xem là giải pháp hoàn hảo cho những người mắc bệnh lý về vai gáy. Sản phẩm giường thông minh ghi điểm tuyệt đối nhờ những đặc điểm nổi trội sau:
– Thiết kế công thái học lấy người dùng làm chủ thể trung tâm, hỗ trợ điều khiển góc độ ở đầu và chân giường cho phù hợp với thể trạng, mong muốn của người sử dụng. Nói cách khác, thay vì phải chèn thêm gối, người dùng chỉ cần điều chỉnh cấu trúc của giường bằng một vài thao tác đơn giản
– Tính năng Zero Gravity (không trọng lực): mô phỏng lại trạng thái trọng lực bằng 0 của các phi hành gia trong không gian, thông qua việc nâng đầu và chân lên một khoảng nhất định (cụ thể là 15 và 30 độ) so với mức trung bình toàn cơ thể. Tư thế lý tưởng này hứa hẹn mang lại cho người dùng trải nghiệm nằm, ngồi thoải mái nhất
– Khả năng massage kép, thư giãn cơ bắp nói chung và bả vai nói riêng
– Hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn (tăng lưu thông máu), hô hấp (hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, ngáy) và tiêu hóa (ngăn trào ngược, ợ chua)
>>>>>Xem thêm: Khi sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ cần lưu ý điều gì?
– Điều chỉnh tư thế ngủ, giảm áp lực chi phối lên phần xương khớp và cột sống, nhờ đó hỗ trợ cải thiện chứng đau vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa,…
– Sản phẩm đa chức năng giúp người dùng giải trí ngay trên giường, thông qua 3 chế độ preset riêng biệt: M1 chống ngáy, M2 thư giãn và M3 xem tivi
Phiên bản giường điều khiển Sleeptek 2.0 hiện đang được Bloggiamgia.edu.vn độc quyền phân phối trên thị trường Việt Nam. Kính mời quý khách hàng ghé thăm các cửa hàng chính hãng của Bloggiamgia.edu.vn trên toàn quốc để trực tiếp trải nghiệm chất lượng sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài làm sao để ngủ khi bị đau vai. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!