Sách là nguồn tài nguyên tri thức vô giá, không bao giờ cạn kiệt của loài người. Nhận thức được điều đó nên sách ngày càng được coi trọng và có giá trị đặc biệt. Hiện tại, bạn cũng đang ấp ủ mở một nhà sách cho riêng mình vừa để thỏa mãn ham muốn đọc vừa có thể kinh doanh kiếm lời. Vậy những kinh nghiệm mở nhà sách là gì? Làm sao để có thể thành công, lợi nhuận cao và thu hút khách hàng? Dưới đây sẽ mở ra câu trả lời cho bạn.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm mở nhà sách thành công, thu hút khách hàng
Contents
- 1 1. Tại sao nên mở nhà sách?
- 2 2. Những kinh nghiệm mở nhà sách cần biết
- 2.1 2.1. Kinh nghiệm mở nhà sách – Đăng ký kinh doanh với hình thức hộ gia đình
- 2.2 2.2. Kinh nghiệm mở nhà sách – tìm vị trí thuê mặt bằng phù hợp
- 2.3 2.3. Kinh nghiệm mở nhà sách – tìm nguồn nhập hàng uy tín
- 2.4 2.4. Kinh nghiệm mở nhà sách – kết hợp hình thức online và offline
- 2.5 2.5. Kinh nghiệm mở nhà sách – bán sách kết hợp các mặt hàng văn phòng phẩm
- 2.6 2.6. Kinh nghiệm mở nhà sách – lựa chọn dòng sách chủ đạo
1. Tại sao nên mở nhà sách?
Chúng ta có thể thấy trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin thì văn hoá đọc dường như vẫn không thay đổi. Thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, kinh doanh nhà sách là con đường phát triển nhiều tiềm năng.
1.1. Thị trường rộng lớn
Khách hàng của sách không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội và vị trí lãnh thổ. Từ những đứa trẻ khi mới thành thạo con chữ đã được định hướng đọc sách hay những người cao tuổi vẫn không ngừng tìm hiểu kiến thức mới qua những trang sách dù đã ở tuổi xế chiều. Như vậy, chúng ta có thể thấy, khách hàng ở ngành hàng này là rất lớn và tiềm năng phát triển thị trường cũng rất cao.
1.2. Kiếm lợi nhuận
Tất nhiên rồi, với bất kể mặt hàng nào thì điều đầu tiên người bán hàng nghĩ đến chính là lợi nhuận kinh doanh. Nếu không có lợi nhuận chắc chắn doanh nghiệp không thể phát triển và nhà sách cũng vậy.
Việc kinh doanh sách có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu với những nhà sách nhỏ thì con số này chưa hẳn đã quá cao đồng thời bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và rất nhiều thứ chi phí khác.
Nhưng khi đã đi vào hoạt động ổn định và hợp tác lâu dài với các nhà sản xuất, hiệu sách của bạn sẽ nhận được mức chiết khấu cao, từ đó thu về lợi nhuận lớn cho tiệm.
1.3. Sách in có giá trị nhất định
Có thể nói, dù thời xưa hay nay, dù cuộc sống luôn biến thiên nhưng sách vẫn luôn mang một giá trị nhất định đặc biệt là sách in. Mặc dù có thể sử dụng sách điện tử, những người yêu sách thì luôn muốn được nhìn tận mắt, sờ tận tay và trực tiếp lật dở những trang sách của mình.
Vì vậy, việc mở nhà sách có thể thỏa mãn đam mê của những người ưa thích văn hoá đọc, những người “cuồng” sách.
1.4. Bạn là người đam mê đọc
Nếu bạn cũng là người có đam mê đọc sách thì chắc hẳn sẽ không có lý do gì để bạn từ chối “phi vụ” làm ăn này. Bạn vừa có thể sống với đam mê, vừa kiếm được lợi nhuận tà đam mê và đặc biệt bạn có thể chia sẻ đam mê ấy với mọi người, xã hội.
2. Những kinh nghiệm mở nhà sách cần biết
2.1. Kinh nghiệm mở nhà sách – Đăng ký kinh doanh với hình thức hộ gia đình
Để có thể đưa cửa hàng đi vào hoạt động, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Thủ tục để làm hồ sơ đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng bao gồm:
- 01 đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- 01 bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện gia đình
- 01 bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập
Tìm hiểu thêm: Top 10 khách sạn Phú Yên tốt nhất mà du khách không thể bỏ qua
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan chức năng cấp huyện có nhiệm vụ tiếp nhận và trao Giấy biên nhận đồng thời cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn không vượt quá 03 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật).
2.2. Kinh nghiệm mở nhà sách – tìm vị trí thuê mặt bằng phù hợp
Trong kinh doanh, (không tính đến việc kinh doanh online) mặt bằng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành bại của cửa hàng. Những vị trí đẹp có tác dụng thu hút khách hàng đồng thời óc vai trò là một công cụ marketing hiệu quả.
Với nhà sách, một mặt bằng rộng khoảng 50 – 100m2 sẽ mang tới điều kiện tốt về không gian, giúp bạn trưng bày được số lượng lớn với nhiều đầu sách khác nhau. Bạn nên tìm vị trí ở những khu dân cư, đông người qua lại, trong các trung tâm thương mại, gần trường học, trường đại học… để tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu tốt hơn.
Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng ở những vị trí đẹp sẽ tương đối cao. Tuy vào diện tích, khu vực, chi phí thuê có thể dao động từ 5 – 20 triệu VNĐ/tháng.
2.3. Kinh nghiệm mở nhà sách – tìm nguồn nhập hàng uy tín
Để chắc chắn sản phẩm của mình không phải là sách lậu, bạn nên tìm đến những nhà cung cấp uy tín. Có rất nhiều nguồn hàng mà bạn có thể lựa chọn như: lấy trực tiếp từ nhà sản xuất; thu mua lại từ các đại lý; mua lại sách cũ số lượng lớn…
Một số nhà cung cấp uy tín, nổi tiếng lâu nay có thể sẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn trong việc tìm kiếm nguồn hàng như: NXB Trẻ, Nhà sách Nhã Nam, NXB Kim Đồng…
2.4. Kinh nghiệm mở nhà sách – kết hợp hình thức online và offline
Bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và phần nào trở thành một người bán “lạc hậu” nếu không chạy theo và bắt kịp với làn sóng phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ số ngày nay chính là công cụ chính giúp nhà kinh doanh đẩy mạnh sự phát triển trên tất cả các nền tảng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng chúng vào nhà sách mới mở của mình.
Bạn có thể tìm hiểu các sàn thương mại điện tử, trang bán hàng trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok… để đăng sản phẩm, quảng bá và giới thiệu mặt hàng đến người mua. Với tần suất sử dụng internet lớn, nhu cầu đọc sách cũng rất cao, chắc chắn người tiêu dùng sẽ để ý tới gian hàng của bạn nếu bạn có chiến lược marketing hiệu quả.
2.5. Kinh nghiệm mở nhà sách – bán sách kết hợp các mặt hàng văn phòng phẩm
Việc bán sách kết hợp với bán các mặt hàng văn phòng phẩm mang lại sự tiện ích cho khách hàng đồng thời làm tăng doanh thu cho cửa hàng. Tuy nhiên, hãy kết hợp các mặt hàng có tính liên quan đến nhau. Ví dụ, bạn khó có thể thành công với bằng cách vừa bán sách lại vừa kinh doanh cả lĩnh vực thời trang hay bán sách và bán đồ điện tử trong cùng một không gian cửa hàng…
Ngoài cách kết hợp với mô hình kinh doanh quán cà phê, văn phòng phẩm, quà lưu niệm… đồng thời có các chương trình khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn.
>>>>>Xem thêm: Top 9 nhà hàng quận 2 nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua
2.6. Kinh nghiệm mở nhà sách – lựa chọn dòng sách chủ đạo
Tiệm sách của bạn cần xây dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng bởi đây là cách làm thương hiệu rất tốt. Vì vậy, hãy cố gắng chuyên về một lĩnh vực nào đó. Có thể là chuyên kinh doanh sách về kinh tế, chứng khoán; hay sách về lĩnh vực tâm lý; sách chia sẻ kiến thức cuộc sống… Bằng cách này, khách hàng sẽ nhớ đến bạn dễ hơn.
Trên đây là 7 kinh nghiệm mở nhà sách nhất định bạn phải biết trước khi quyết định bước chân vào kinh doanh trong lĩnh vực này. Hy vọng những chia sẻ trên của Bloggiamgia.edu.vn đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức mới, hiểu biết mới và đặc biệt có thể khiến cho bạn tìm ra được định hướng phát triển của mình. Chúc bạn sớm có được thành công nhanh nhất.