Nhắc đến kim cương, ai cũng nghĩ ngay đến sự sang trọng, xa hoa và đắt đỏ. Kim cương là loại trang sức xa xỉ nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh kim cương trắng, hay kim cương xanh quen thuộc, ở bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn xin giới thiệu về kim cương xám – một loại đá quý dần được ưa chuộng và phổ biến hơn ở Việt Nam. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về giá trị và vẻ đẹp của kim cương xám nhé!
Bạn đang đọc: Kim cương xám là gì? Giá trị và vẻ đẹp của kim cương xám
Contents
1. Kim cương xám là gì? Nguồn gốc của kim cương xám
Tương tự như các loại kim cương màu khác, kim cương xám được tìm thấy ở một số nơi trên thế giới, trong đó có thể kể đến như: Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, Úc, Nga hay mỏ Argyle… Trên thực tế, kim cương xám là loại kim cương quý hiếm và rất khó tìm. Loại kim cương này còn hiếm hơn cả kim cương vàng hay kim cương hồng.
Kim cương xám có thể biến đổi màu sắc một cách tùy biến và linh hoạt, do đó nó sở hữu nhiều tên gọi khác nhau như: Salt and Pepper diamond, Pigeon diamond, hay kim cương xám than, kim cương bạc, hoặc kim cương thép… Kim cương xám sở hữu nhiều hình dáng khác nhau, phù hợp với đa dạng nhu cầu của người dùng.
Màu của kim cương xám được hình thành từ các loại tạp chất ngoại lai trong suốt tích tụ dưới lòng đất trong thời gian dài. Hai nguyên tố cấu thành màu sắc cho kim cương xám là: nguyên tố hydro hoặc nguyên tố boron. Gam màu của kim cương xám dao động từ màu thiếc/ màu niken trải dài đến các phổ màu đậm hơn như màu chì hay màu than chì.
Mặc dù sở hữu màu sắc và vẻ ngoài độc đáo, kim cương xám không phù hợp với thị hiếu của số đông người dùng. Ngoài ra, giá thành cao cùng với sự quý hiếm khó tìm mà loại kim cương này không được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường.
2. So sánh kim cương xám với các loại kim cương khác
Vậy kim cương xám có gì khác biệt với các loại kim cương khác? Đây là câu hỏi mà nhiều người dùng luôn thắc mắc và tìm hiểu. Trên thực tế, kim cương xám là một chất bán dẫn điện, có đặc tính giống kim cương xanh. Điều này trái ngược hoàn toàn với kim cương không màu và các kim cương màu khác vì chúng không dẫn điện.
Ngoài ra, so sánh với kim cương hồng hoặc kim cương cam, kim cương xám mang màu sắc trung tính tự nhiên, với phạm vi màu khá lớn nhờ vào sự lặp đa dạng. Không chỉ vậy, màu xám nguyên thủy cũng có thể kết hợp với các màu sắc khác để tạo bề mặt độc đáo. Thông thường, màu xanh lam được chọn làm lớp màu bề mặt cho loại kim cương xám.
3. Làm thế nào để đánh giá chất lượng và giá trị của kim cương xám?
Là một loại kim cương quý hiếm, dù vậy không phải ai cũng biết được cách đánh giá loại kim cương này. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
3.1 Đánh giá kim cương xám nhờ vào gam màu
Đây là một trong những yếu tố đầu tiên mà người dùng thường sử dụng để đánh giá chất lượng của kim cương xám. Cấp độ sắc màu của kim cương xám như sau:
- Kim cương có ánh xám mờ (hay còn gọi là Faint Gray)
- Kim cương có ánh xám rất nhạt (hay còn gọi là Very Light Gray)
- Kim cương có ánh xám nhạt (hay còn gọi là Light Gray)
- Kim cương có màu xám nhẹ (hay còn gọi là Fancy Light)
- Kim cương có màu xám đậm (hay còn gọi là Fancy Dark Gray)
3.2 Các màu biến thể của kim cương xám
Kim cương xám trong nhiều trường hợp vẫn có thể ngả sang màu khác. Màu sắc biến thế của kim cương xám được chia thành hai loại: màu lạnh hoặc màu ấm. Một số viên kim cương xám được tìm thấy với tông màu lạnh như: xanh lam, xanh lục…, hay số khác có tông màu ấm như: màu vàng, màu nâu vàng…
Tìm hiểu thêm: ‘Đọc vị’ nhóm tính cách Người trung thành (The Loyalist) trong Enneagram
Trên thị trường hiện nay, nhiều nơi tư vấn rằng kim cương xám có tỉ lệ màu bạc nhiều sẽ càng đắt giá. So với các loại kim cương có màu sắc lạ mắt, kim cương xám được đánh giá là có giá trị thấp hơn.
Kim cương xám được tách thành nhiều lớp hoặc chứa chất tạo màu, tạo nên màu biến thể hiếm thì sẽ càng quý hiếm và xa xỉ hơn. Hai loại kim cương xám có giá trị nhất trên thị trường hiện nay chính là: kim cương có màu xám xanh và kim cương có màu xám tím đậm.
Màu xám còn có thể xuất hiện trong các loại kim cương sở hữu tông màu ấm như: kim cương xanh lam, kim cương xanh lục, kim cương vàng hay kim cương tắc kè hoa…
3.3 Tông màu của kim cương xám
Theo cách phân loại của tổ chức GIA, không có sự phân biệt trong tông màu kim cương. Tuy nhiên, nếu nhìn bằng mắt thường, người dùng có thể nhận thấy tông màu mỗi viên kim cương đều khác nhau. Tông màu chính là độ sáng hoặc tối mà một viên kim cương sở hữu.
Thông thường, kim cương có tông màu sáng thường được đánh giá cao hơn so với tông màu tối. Tuy nhiên, với những người dùng yêu thích gam màu tối lạ mắt thì một viên kim cương xám với tông màu tối là lựa chọn lý tưởng cho họ.
3.4 Mức độ tinh khiết của kim cương xám
Đối với kim cương xám, độ tinh khiết được sắp xếp từ loại VS1 đến loại I1, với mức độ phổ biến nhất là từ loại SI1 đến I1. Hầu hết các tạp chất ẩn chứa sâu bên trong kim cương xám rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thậm chí, một viên kim cương sở hữu mức độ tinh khiết từ loại I1 trở lên vẫn không dễ để phát hiện tạp chất bằng mắt nếu không có sự hỗ trợ của các công cụ khác.
3.5 Kiểu hình dáng cắt của kim cương xám
Kim cương xám trong tự nhiên có rất nhiều hình dáng khác nhau, từ: hình vuông, hình tròn truyền thống hay hình quả lê. Thông thường, chúng ta sẽ hay bắt gặp kim cương với hình dáng tròn truyền thống.
Kiểu dáng này cũng giúp viên kim cương trông lấp lánh hơn. Tuy nhiên, đối với kim cương xám, hình dáng tròn làm hạn chế độ phát sáng vì tông màu của kim cương xám tối hơn so với các loại kim cương khác.
Một điều đáng lưu ý nữa là khi mua kim cương xám, người dùng nên lưu ý sự phân bổ màu sắc trên viên kim cương mà mình chọn mua. Đôi khi sự phân bổ màu không đồng đều và tất cả đều được đề cập cụ thể trong giấy chứng nhận của GIA. Người dùng nên lưu ý sự phân bổ màu vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cũng như vẻ đẹp của kim cương xám.
3.6 Huỳnh quang ở kim cương xám
Kim cương xám thường không có đặc tính thể hiện huỳnh quang ra bên ngoài, đặc biệt là dưới tia UV. Mặc dù vẫn có một số trường hợp kim cương xám thể hiện huỳnh quang; tuy nhiên, chúng rất mờ nhạt và thường khó có màu xanh lam tương đối.
4. Giá của kim cương xám có đắt không?
Tương tự như các loại kim cương màu khác, kim cương xám có giá trị cao, cùng mức giá thành tương đối đắt đỏ. Dù trước đây, loại kim cương này không được nhiều người biết đến và ưa chuộng, tuy nhiên thời gian gần đây, kim cương xám đã được can thiệp xử lý màu sắc, mang lại tính thẩm mỹ cao và dần chinh phục nhiều người dùng hơn. Điều này cũng khiến giá thành của kim cương xám tương đương với các loại kim cương khác.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa tên Bảo Khang là gì? Bố mẹ có nên đặt cho con cái tên này?
Không chỉ vậy, một số viên kim cương xám sở hữu những sắc màu biến thể độc đáo, đặc biệt như: xanh lam hoặc màu tím còn có giá trị cao hơn rất nhiều so với các loại kim cương quen thuộc khác.
Trên thị trường, một viên kim cương xám 1 carat để làm nhẫn đính hôn có giá trung bình 10 ngàn USD. Tuy nhiên, tùy vào kiểu dáng và màu sắc mà giá thành của kim cương xám cũng khác nhau. Hiện nay, viên kim cương xám có giá thành cao nhất lên tới 250 ngày USD với trọng lượng 45,52 carat, và thuộc tài sản của Quốc vương Maroc.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin về kết cấu, giá trị và vẻ đẹp của kim cương xám. Bạn đang dự định mua kim cương xám cho bộ trang sức của mình? Chia sẻ cho Bloggiamgia.edu.vn cùng biết với nhé! Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn ở những bài viết tiếp theo nha!