Hiện nay, có rất nhiều bạn học sinh đang phân vân không biết chọn lựa ngành nghề nào phù hợp, đặc biệt là các bạn đang thi theo khối B. Vậy, khối B gồm những ngành nào? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu những chuyên ngành đáng học trong khối B qua bài viết bên dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Khối B gồm những ngành nào? Hướng dẫn cách chọn ngành hiệu quả
Contents
- 1 1. Khối B gồm những môn học gì?
- 2 2. Khối B gồm những ngành nào hot hiện nay?
- 2.1 2.1. Các ngành Y dược dành cho khối B
- 2.2 2.2. Ngành tài nguyên môi trường cho khối B
- 2.3 2.3. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm cho khối B
- 2.4 2.4. Ngành công nghệ sinh học cho khối B
- 2.5 2.5. Ngành sư phạm cho khối B
- 2.6 2.6. Nhóm ngành thú y dành cho khối B
- 2.7 2.7. Nhóm ngành kỹ thuật dành cho khối B
- 3 3. Bạn cần lưu ý gì khi chọn ngành nghề phù hợp với khối B
1. Khối B gồm những môn học gì?
Khối B chính là khối ngành thiên về tự nhiên, bao gồm nhiều môn học, trong đó có chủ yếu hai môn Toán và Sinh. Tuy hai môn học này thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng chúng sẽ bổ trợ kiến thức cho nhau, tạo thành một sự kết hợp hoàn hảo dành cho bạn. Dưới đây là tổ hợp các bộ môn trong khối B, bao gồm:
- Khối B00: Bao gồm các môn toán học, hoá học và sinh học.
- Khối B01: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và lịch sử.
- Khối B02: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và địa lý.
- Khối B03: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và ngữ văn.
- Khối B04: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và giáo dục công dân.
- Khối B05: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và khoa học xã hội.
- Khối B08: Bao gồm các môn Toán học, sinh học và tiếng anh.
2. Khối B gồm những ngành nào hot hiện nay?
Hiện nay, khi thi khối B, bạn có rất nhiều sự chọn lựa nghề nghiệp. Dưới đây là những ngành nghề phổ biến mà bạn nên chọn khi học khối B, hãy cùng tham khảo nhé!
2.1. Các ngành Y dược dành cho khối B
Y Dược được xem là một trong những nhóm ngành hot nhất và phổ biến nhất với những bạn đang theo đuổi khối B. Tuy đầu vào của ngành Y Dược rất cao, quá trình học hành cũng rất căng thẳng nhưng bù lại, các bạn không cần phải quá lo lắng về công việc của mình. Khi chọn học Y Dược, bạn có thể làm các công việc như Điều Dưỡng, Y tế dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Y học cổ truyền hay bác sĩ.
Hiện nay, ngành Y học lấy điểm đầu vào khá cao, quy trình đào tạo cũng khá dài, kéo dài đến 6 năm. Đồng thời, chương trình học khá nặng nhưng bạn sẽ được học nhiều kiến thức hữu ích về cơ thể và con người, đặc biệt là sẽ đóng góp được nhiều cho đất nước và người dân.
2.2. Ngành tài nguyên môi trường cho khối B
Tài nguyên môi trường là một trong những ngành nghề tiềm năng và rất dễ để xin việc. Nhóm ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tài nguyên, địa chất và khoáng sản là chủ yếu.
Hiện nay, khi môi trường bị biến đổi một cách trầm trọng, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức nên rất cần nguồn nhân lực cao, giỏi chuyên môn đóng góp cho đất nước. Do đó, nếu bạn đang phân vân không biết khối B nên chọn ngành nào thì hãy thử ngay ngành tài nguyên môi trường nhé!
2.3. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm cho khối B
Khối B cũng bao gồm các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm. Đây là một ngành nghề phổ biến và không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Khi chọn ngành nghề này, bạn sẽ được học các công nghệ sau thu hoạch và chăn nuôi nhằm đảo bảo chất lượng thực phẩm tốt nhất cho người dùng.
Mục tiêu của ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm là đào tạo ra một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có thể quản lý chất lượng tốt nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn. Do đó, họ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình chế biến cũng như bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, lâm và ngư nghiệp.
Sau khi hoàn thành đào tạo ngành nghề công nghệ thực phẩm, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như kỹ sư công nghệ thực phẩm, giám sát chế biến hay chuyên gia dinh dưỡng. Đây là những ngành nghề vô cùng tiềm năng trong tương lai, bạn hãy thử trải nghiệm nhé!
Tìm hiểu thêm: Mách bạn 20 cách phát hiện người khác đang nói dối cực chính xác
2.4. Ngành công nghệ sinh học cho khối B
Công nghệ sinh học là nhóm ngành chuyên nghiên cứu các loại sinh vật như vi sinh vật, thực vật, động vật cũng như con người. Ngành nghề này có thể tạo ra nhiều thành tựu to lớn, giúp chữa bệnh cũng như giải quyết tốt nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường hay giúp cải thiện, nâng cao năng suất cho cây trồng.
Hiện nay, những tính ứng dụng của ngành công nghệ sinh học với thực tiễn vô cùng cao và quý giá. Cũng chính nhờ ngành nghề này mà các chuyên gia sức khoẻ có thể điều trị được các bệnh nguy hiểm, những căn bệnh mới, bào chế và sản xuất được nhiều vắc-xin, dược phẩm đáp ứng cho quá trình khám và chữa bệnh.
2.5. Ngành sư phạm cho khối B
Khi tham gia học khối B, bạn cũng có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục, sư phạm. Bạn có thể chọn lựa các ngành sư phạm sinh học, hoá học, tự nhiên, tâm lý học, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp. Để tham gia ngành nghề này, bạn nên chọn học tại các trường đại học sư phạm và giáo dục nhé!
2.6. Nhóm ngành thú y dành cho khối B
Hiện nay, việc nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng đã trở thành một nhu cầu phổ biến, không thể thiếu trong cuộc sống con người. Do đó, nhu cầu tuyển sinh của ngành nghề này cũng gia tăng một cách chóng mặt. Để chọn học ngành nghề này, bạn có thể chọn các trường như Học viện Nông Nghiệp, đại học Nông Lâm, Đại học Công Nghệ TPHCM.
2.7. Nhóm ngành kỹ thuật dành cho khối B
Những nhóm ngành nghề triển vọng dành cho khối B không thể thiếu ngành kỹ thuật. Một số ngành kỹ thuật nổi tiếng mà bạn có thể ứng tuyển bao gồm dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm, quản lý tài nguyên, công nghệ kỹ thuật hóa học, bảo hộ lao động và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
>>>>>Xem thêm: Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng
3. Bạn cần lưu ý gì khi chọn ngành nghề phù hợp với khối B
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết khối b gồm những ngành nào, để chọn lựa ngành nghề phù hợp thì bạn phải yêu thích và mong muốn theo đuổi ngành nghề đó. Nếu chưa biết mình mong muốn học ngành nào, bạn cần tìm hiểu kỹ bản thân mình cũng như triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách sau:
- Bạn nên tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động ngoại khoá để có thêm các kỹ năng mềm và hiểu rõ hơn về mong muốn của bản thân mình.
- Hãy tham khảo thêm ý kiến của nhiều người xung quanh mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô hay bạn bè bởi vì họ sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của bạn để đưa ra cho bạn những lời khuyên hiệu quả.
- Bạn cũng có thể làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp để xác định được những nghề nghiệp có tiềm năng với bản thân mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ về bản thân mình để có sự chọn lựa chính xác.
- Nên làm các bài trắc nghiệm tính cách để hiểu rõ tính cách của bản thân hoặc tham gia trải nghiệm nghề nghiệp để hiểu rõ hơn về mong muốn của mình nhé!
Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc khối B gồm những ngành nào? Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nhanh chóng chọn lựa được ngành học phù hợp nhất với mình để có thể thể hiện được đam mê và chuyên tâm nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn cho bản thân nhé!