Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Rate this post

Ngủ trưa là một thói quen yêu thích của người dân ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy cũng có nhiều quốc gia như Mỹ hoặc các nước Bắc Âu lại có cái nhìn tiêu cực về thói quen này do quan điểm ngủ trưa là lười biếng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Bạn đang đọc: Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Ngủ trưa là một thói quen yêu thích của người dân ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Trong những nước yêu thích ngủ trưa, nổi bật nhất phải kể đến là Tây Ban Nha. Họ thậm chí đặt cả tên gọi cho giấc ngủ này, ‘siesta’. Nó được coi như di sản thế giới, dấu ấn văn hóa trong lối sống của người dân nước này. Trong bài viết này cùng tìm hiểu thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha nhé!

1. Thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Giấc ngủ trưa của người Tây Ban Nha có hẳn một danh từ riêng, được gọi là Siesta. Đây là một từ tiếng Tây Ban Nha đề cập đến một giấc ngủ ngắn, được thực hiện sau bữa trưa. Từ “siesta” trong tiếng Tây Ban Nha bắt nguồn từ từ gốc Latinh “sexta”, có nghĩa là thứ sáu và ám chỉ giờ thứ sáu, trong đó, “sexta hora” của ánh sáng ban ngày.

Theo định nghĩa, một giấc ngủ trưa xảy ra sau 6 giờ sau bình minh. Nếu mặt trời mọc lúc 7 giờ sáng, thì “sexta hora” sẽ xảy ra ngay sau buổi trưa. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không tính thời gian ngủ trưa theo đúng nghĩa đen này. Theo truyền thống, giấc ngủ trưa diễn ra sau bữa ăn trưa hoặc vào giữa buổi chiều.

So với đa số các nước trên thế giới, người Tây Ban Nha có thời gian làm việc trong 1 ngày có phần dài hơn, kéo dài tới 9-10 tiếng. Chính vì thế, đối với họ, một giấc ngủ trưa dài là một thói quen không thể thiếu để giúp họ có được năng lượng làm việc cho buổi chiều.

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Giấc ngủ trưa diễn ra sau bữa ăn trưa hoặc vào giữa buổi chiều.

Cụ thể, giấc ngủ trưa của người dân tại xứ sở “bò tót” có thể kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ. Điều này đồng thời khiến cho thời gian làm việc vào buổi chiều của họ có thể kéo dài đến tận khuya.

Có thể bạn chưa biết, bữa ăn trưa của người Tây Ban Nha có thể bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều và bữa ăn tối của họ có thể bắt đầu vào lúc 11 giờ đêm! Chính vì thế mà nếu có dịp ghé thăm đất nước xinh đẹp này, bạn sẽ thấy dù đã quá nửa đêm thì đường phố ở đây vẫn rất huyên náo, nhộn nhịp, đông người qua lại. Thời điểm phố xá im ắng nhất có lẽ là thời gian nửa buổi chiều, có khi hết buổi chiều vì người dân… bận đi ngủ trưa. 

Nhiều người còn đùa vui rằng văn hóa ngủ trưa của người Tây Ban Nha độc lạ có 1 không 2 và có thể được xếp vào danh sách các di sản phi vật thể của nhân loại. Thậm chí, chính quyền thành phố Ador (Tây Ban Nha) còn chính thức áp dụng quy định ngủ trưa cho toàn dân kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ.

Theo chính sách quy định, toàn bộ người dân hiện đại sinh sống và làm việc tại địa phương này đều có quyền hưởng 1 giấc ngủ trưa kéo dài 3 tiếng (cụ thể là từ 2 giờ trưa đến 5 giờ chiều). Trong thời gian này, người dân sinh sống tại địa phương được yêu cầu phải giữ yên lặng. Gia đình nào có trẻ con thì phải giữ trong nhà để không làm phiền tới giấc ngủ của hàng xóm. 

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Chính quyền thành phố Ador áp dụng quy định ngủ trưa kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ.

Theo giải thích của thị trường thành Phố Ador, 2 giờ đến 5 giờ chiều là thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng gay gắt nhất nên tốt hơn hết là người dân thành phố nên dành thời điểm này để nghỉ ngơi, gác lại những công việc ngoài trời. 

2. Giấc ngủ trưa Siesta bắt nguồn từ đâu?

Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới người dân có thói quen đi ngủ trưa nhưng nhắc đến thói quen này người ta liên tưởng đến ngày đất nước Tây Ban Nha do ưu ái đặc biệt mà người dân cũng như chính quyền nước này dành cho giấc ngủ trưa. Thực tế, giấc ngủ trưa Siesta có nguồn gốc từ lâu đời nhưng không xuất phát từ người dân Tây Ban Nha mà được du nhập bởi những người La Mã cổ đại ở Ý.

Những giấc ngủ trưa có độ dài tương tự cũng phổ biến ở vùng Địa Trung Hải và ở nhiều nước Mỹ Latinh khác, nơi mà thời tiết giữa trưa thường rất gay gắt, khó chịu. Trước khi máy lạnh/mát điều hòa nhiệt độ ra đời, giấc ngủ trưa đóng vai trò mang sự nghỉ ngơi rất cần thiết sau những giờ nóng nhất trong ngày.

3. Giấc ngủ trưa phổ biến với người dân Tây Ban Nha như thế nào?

So với ngày trước, giấc ngủ trưa hàng ngày ở Tây Ban Nha ít phổ biến hơn, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao khi so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.

Một cuộc khảo sát diễn ra vào năm 2016 tại Tây Ban Nha cho thấy khoảng 58% người dân ở Tây Ban Nha được khảo sát nói rằng họ “không bao giờ ngủ trưa”. Gần 18% số người tham gia khảo sát cho biết họ ngủ trưa từ 4 ngày trở lên mỗi tuần và khoảng 24% thỉnh thoảng ngủ trưa.

Tìm hiểu thêm: Nhắm mắt nhưng không ngủ được, làm sao để khắc phục?

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha
Gần 18% số người tham gia khảo sát cho biết họ ngủ trưa từ 4 ngày trở lên mỗi tuần

Trong những năm gần đây, cựu Thủ tướng Mariano Rajoy đã đưa ra kế hoạch chấm dứt giấc ngủ trưa. Vùng Catalonia của Tây Ban Nha đã xem xét đề xuất bỏ giờ nghỉ trưa. Việc loại bỏ giấc ngủ trưa sẽ cho phép nhiều công nhân kết thúc ngày làm việc sớm hơn, điều chỉnh lịch làm việc tiêu chuẩn của Tây Ban Nha so với các nước láng giềng trong khu vực Châu Âu.

Mặc dù việc kết thúc giấc ngủ trưa còn gây tranh cãi nhưng việc phân tích dữ liệu cho thấy nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Theo thống kê, người lao động tại Tây Ban Nha làm việc nhiều giờ hơn mức trung bình hàng năm ở các nước thuộc Liên minh châu Âu, trong khi số giờ ngủ mỗi ngày ít phút hơn so với những người có công việc tương tự tại các quốc gia lớn của EU như Pháp, Đức, Bỉ và Hà Lan.

Ngược lại với những gì đang diễn ra tại Tây Ban Nha, một số quốc gia nằm bên ngoài khu vực Địa Trung Hải hiện đang khuyến khích ngủ trưa. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp tại Nhật Bản cung cấp sẵn giường, nệm ngủ trưa cho nhân viên.

 Giải pháp để có giấc ngủ trưa tại văn phòng hoàn hảo

Trong văn hóa của người Nhật, việc ngủ gật tại nơi làm việc được coi là dấu hiệu tích cực cho thấy một người đang làm việc chăm chỉ. Tại Hoa Kỳ, một số nhà nghiên cứu về giấc ngủ đang cố gắng phổ biến khái niệm về giấc ngủ ngắn, khoảng thời gian một người lao động sẽ dừng lại công việc và đi ngủ để lấy lại năng lượng cho những giờ làm việc vào buổi chiều. 

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

Một số quốc gia nằm bên ngoài khu vực Địa Trung Hải hiện đang khuyến khích ngủ trưa.

4. Lợi ích của giấc ngủ ngắn

Những giấc ngủ ngắn đã được chứng minh là giúp tăng cường sự tỉnh táo, khả tập trung, xây dựng cơ bắp,… Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngắn còn có thể cải thiện tâm trạng, cũng như tăng cường sức bền cho các hoạt động thể chất thể thao.

Một giấc ngủ ngắn kéo dài từ 10 đến 20 phút không chỉ giúp giúp mọi người cảm thấy bớt buồn ngủ và tỉnh táo hơn mà còn tạo động lực giúp họ tiếp tục làm việc một cách hiệu suất suốt buổi chiều. Các nghiên cứu cho thấy tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn ngay cả khi họ không bị thiếu ngủ. Giấc ngủ ngắn có thể giúp giảm căng thẳng và thậm chí tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, những giấc ngủ ngắn dài hơn 30 phút có thể không mang lại lợi ích. Nếu một người chìm vào giấc ngủ sâu trong 1 giấc ngủ ngắn (điều này thường xảy ra khi một người ngủ lâu hơn 30 phút), họ có thể thức dậy với cảm giác lảo đảo, choáng váng. Sự lảo đảo này được gọi là quán tính giấc ngủ và nó có thể làm giảm hiệu suất làm việc vào buổi chiều.

Khám phá thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha

>>>>>Xem thêm: Tác động của coronavirus lên thói quen ngủ của con người 

Những giấc ngủ ngắn đã được chứng minh là giúp tăng cường sự tỉnh táo

Chính vì thế, những người đi ngủ trưa nhằm lấy lại sự tỉnh táo và cải thiện hiệu suất công việc buổi chiều nên đặt báo thức trong 30 phút hoặc ít hơn để tránh rơi vào quán tính giấc ngủ.

Trên đây là những chia sẻ thú vị liên quan tới thói quen ngủ trưa độc đáo của người Tây Ban Nha. Hy vọng bài viết đã thỏa mãn trí tò mò của bạn về giấc ngủ này rồi nhé!

Nguồn tham khảo: CafeF

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *