Lơ lửng giữa núi rừng Tây Bắc bao la, cái tên Mù Cang Chải đã không còn xa lạ với những tín đồ yêu thích du lịch nội địa. Bên cạnh mùa lúa chín vàng ươm, ruộng bậc thang đẹp hút hồn hay suối nước nóng tự nhiên độc đáo, địa điểm này còn ghi dấu trong lòng du khách bởi yếu tố văn hóa cộng đồng vô cùng đa dạng. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn bắt đầu hành trình khám phá điểm đến tuyệt đẹp này thông qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Khám phá Mù Cang Chải – điểm du lịch đẹp ngất ngây giữa núi rừng Tây Bắc
Contents
- 1 1. Mù Cang Chải ở đâu? Thuộc tỉnh nào?
- 2 2. Du lịch Mù Cang Chải mùa nào đẹp nhất?
- 3 3. Các địa điểm check in lý tưởng tại Mù Cang Chải
- 4 4. Đến du lịch Mù Cang Chải Nên ăn gì?
- 5 5. Hướng dẫn cách di chuyển đến Mù Cang Chải
- 6 6. Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến thiên đường du lịch Mù Cang Chải
- 7 7. Gợi ý lịch trình du lịch ở Mù Cang Chải đầy đủ và chi tiết
1. Mù Cang Chải ở đâu? Thuộc tỉnh nào?
Mù Cang Chải (hay Mù Căng Chải) là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc và giáp với các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Huyện nằm ở dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn, tức độ cao 1000m so với mực nước biển. Để đến được đây, du khách sẽ phải ‘chinh phục’ được đèo Khau Phạ – nơi được xem là một trong Tứ Đại Đèo đẹp và hùng vĩ nhất vùng Tây Bắc.
Ẩn mình giữa không gian bốn bề mây phủ, Mù Cang Chải đã không ít lần được các Tạp chí du lịch uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất hàng đầu thế giới. Vẻ đẹp hoang sơ khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh ‘viên ngọc’ lộng lẫy nằm sâu trong lòng thung lũng, được tô điểm bởi sông Hồng uốn lượn cùng những ngôi dài dọc triền núi sống động, tự nhiên.
2. Du lịch Mù Cang Chải mùa nào đẹp nhất?
Khoác lên mình ‘tấm áo choàng’ do chính tay mẹ thiên nhiên thêu dệt, Mù Cang Chải không chỉ lộng lẫy quanh năm mà còn khiến người ta bất ngờ bởi cảnh quan ‘mỗi mùa một vẻ’.
Khi mùa xuân đến, huyện lị được bao phủ bằng một màu xanh mạ non ngọt ngào và hương thơm đặc trưng trong trẻo. Hạ sang, khắp vùng núi non lại càng trở nên nổi bật với những dải ruộng bậc thang như ‘tráng gương’ tứ phía, hệt như ‘vân tay của trời’ do đồng bào người Mông kỳ công tạo tác. Trong đó, ấn tượng hơn cả là mùa cấy mạ (hay còn gọi là mùa đổ nước), diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 hàng năm.
Mùa cao điểm du lịch ở Mù Cang Chải thường trùng với thời điểm lúa trên các cánh đồng chín rộ – khoảng trung tuần tháng 9, 10 và được gọi chung là ‘mùa vàng’. Đây cũng chính là lúc mà khách du lịch đến thăm quan đông đảo nhất, đồng thời thu hút vô số nhiếp ảnh gia cũng như các blogger du lịch. Dường như chưa đủ thỏa mãn, mùa đông nơi vùng cao tiếp tục chiêu đãi con người bằng khung cảnh như tranh thủy mặc – trước khi khép lại một năm tuyệt đẹp với mùa đào rừng bung nở vào cuối tháng 12.
3. Các địa điểm check in lý tưởng tại Mù Cang Chải
Đặt chân đến Mù Cang Chải, bạn sẽ không thể nào ‘làm ngơ’ trước khung cảnh thiên nhiên sơ khai và hùng vĩ. Một số điểm check in lý tưởng mà du khách có thể thêm vào lộ trình khám phá bao gồm:
3.1. Đèo Khau Phạ
Không chỉ là cung đường quen thuộc dẫn đến trung tâm huyện lỵ, Đèo Khau Phạ còn nổi tiếng với lễ hội dù lượn Bay trên mùa vàng – nơi du khách vừa có thể trải nghiệm cảm giác mạnh, vừa được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của vùng thung lũng mùa lúa chín. Nơi đây cũng vinh dự được xếp vào Tứ Đại Đỉnh Đèo của Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung
3.2. Thung lũng Lìm Mông, Lìm Thái
Nằm dưới chân đèo Khau Phạ, nổi tiếng với những bản làng của cộng động người dân tộc Thái nằm rải rác. Đặc biệt, nếu đến đây vào khoảng tháng 9, 10, du khách sẽ được bước đi giữa những cánh đồng lúa chín vàng ươm và thỏa thích đắm mình giữa không khí bình yên trong mùa gặt
3.3. Những điểm ngắm lúa chín nổi tiếng
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500ha ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải được công nhận là di sản quốc gia, thuộc địa phận 3 làng: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình. Trong đó, nổi tiếng nhất là cánh đồng Mường Lò ở thị xã Nghĩa Lộ và thung lũng lúa ở xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn)
3.4. Xã Tú Lệ
Nằm cách đèo Khau Phạ khoảng 3km, được biết đến nhờ đặc sản là giống lúa nếp tan đặc trưng. Do nằm trên cung đường đến Mù Cang Chải nên nơi đây tập trung khá nhiều homestay và nhà nghỉ đẹp, thích hợp để du khách dừng chân nghỉ dưỡng
3.4. Đồi Mâm Xôi, Đồi Móng Ngựa
Những nơi được xem là điểm ngắm mùa vàng đẹp nhất ở Mù Cang Chải, lần lượt tọa lạc ở La Pán Tẩn (cách trung tâm khoảng 8km) và Sáng Nhù (cách thị trấn chừng 2km)
3.5. Rừng trúc bản Nả Háng Tủa
Rừng trúc nổi tiếng cách thị trấn Mù Cang Chải 20km, với tuổi đời lên đến 60 năm tuổi. Tuy nhiên, vì đường tới đây khá hiểm trở nên để đảm bảo an toàn, nhiều người thường chọn phương án đi bộ hoặc thuê những tài xế địa phương cầm lái
3.6. Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Trạm Tấu là một địa điểm nghỉ dưỡng bao gồm suối nước nóng tự nhiên kết hợp cùng mô hình homestay nổi tiếng ở Mù Cang Chải. Do đó, mặc dù nằm cách trung tâm hơn 100km song nơi đây vẫn thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm và check in
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa tên Việt Anh? Liệu ba mẹ đã biết?
3.7. Khu trò chơi mạo hiểm Aeris Hill
Nơi có tuyến zipline dài nhất cả nước với tổng chiều dài lên đến 1,2km, trực tiếp nối liền giữa Mù Cang Chải và huyện láng giềng Văn Chấn
4. Đến du lịch Mù Cang Chải Nên ăn gì?
Sau khi đã chiêm ngưỡng cảnh sắc Mù Cang Chải, đừng quên làm ấm bụng với những món ăn đặc sản có một không hai ở vùng núi bạn nhé. Tiêu biểu nhất là: Gà Đen, cá suối, lợn bản, cá hồi – cá tầm Khau Phạ, xôi nếp nướng, cải mèo, măng rừng,… Ngoài ra, cốm xanh Tú Lệ cũng là gợi ý đáng thử dành riêng cho những tín đồ cuồng ăn vặt.
5. Hướng dẫn cách di chuyển đến Mù Cang Chải
Dù chỉ cách Hà Nội khoảng 300km song trên thực tế, đường đến Mù Cang Chải tập trung nhiều đèo dốc nên rất khó đi. Đáng chú ý, huyện lị này cùng với Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ lại nằm tách biệt ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn nên chỉ có con đường chính duy nhất là quốc lộ 32 nối liền.
Để đặt chân được đến Mù Cang Chải, du khách có thể di chuyển bằng:
– Xe khách: đón xe ở bến Mỹ Đình (Hà Nội) và bắt xe đến thẳng Mù Cang Chải; dọc quốc lộ 32 hoặc cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Bên cạnh đó, du khách có thể lựa chọn dịch vụ đưa đón tận nơi của các resort, điển hình là Le Champ Tú Lệ sau đó tự bắt xe lên Mù Cang Chải
– Đi xe riêng: chạy theo cung đường dọc quốc lộ 32 hoặc cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua QL 279 và QL 32
6. Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến thiên đường du lịch Mù Cang Chải
Thông thường, khách du lịch đến khám phá Mù Cang Chải thường lựa chọn hình thức nghỉ ngơi bình dân tại các homestay và nhà sản của người bản địa, một phần vì chi phí rẻ, lại được trải nghiệm đời sống thực tế ở địa phương. Mỗi nhà sàn có sức chứa từ 10 – 30 người, chủ yếu tập trung xung quanh các điểm đến nổi tiếng như: Tú Lệ, La Pán Tẩn, Bản Thái,…
Nếu dừng chân ở thị trấn Mù Cang Chải, du khách có thể lựa chọn các khách sạn từ 1 – 3 sao, với đầy đủ cơ sở vật chất tiêu chuẩn. Ngày nay, dưới sự nở rộ của làn sóng du lịch vùng núi, tại đây đã xuất hiện một số khu nghỉ dưỡng sinh thái hiện đại, điển hình là MCC Eco Lodge và Hello MCC ở La Pán Tẩn.
Ngoài những địa điểm nói trên, Hello Mu Cang Chai, Ngọc Thúy Homestay, Thac Ba hay Vu Linh Family cũng là lựa chọn đáng để cân nhắc, có giá thành dao động từ 100.000 – 700.000/đêm.
7. Gợi ý lịch trình du lịch ở Mù Cang Chải đầy đủ và chi tiết
Chỉ với tổng chi phí khoảng 3.000.000, du khách đã có thể tận hưởng một chuyến khám phá Mù Cang Chải ‘đúng nghĩa’. Lộ trình gợi ý như sau:
– Ngày 1: Di chuyển từ Hà Nội và dừng chân ở suối khoáng nóng Trạm Tấu
Cung đường này thường mất khoảng 5 tiếng di chuyển, do đó du khách nên từ sáng sớm để đến nơi vào giữa trưa, sau đó check in và ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức. Phương tiện di chuyển lên Mù Cang Chải tương đối đa dạng, linh hoạt giữa xe máy, ô tô riêng hoặc xe khách. Sau khi đến nói, bạn có trải nghiệm tắm nước nóng ở homestay hoặc đi thăm thú những địa điểm xung quanh
– Ngày 2: Tham quan đèo Khau Phạ, thung lũng Lìm Mông, Lìm Thái và chạy dọc Tú Lệ đến Mù Cang Chải
Đây là tuyến đường rất đẹp, với núi rừng xen lẫn ruộng bậc thang và các bản làng nằm rải rác. Du khách có thể vừa đi vừa khám phá, chụp ảnh cũng như ăn thử những món đặc sản. Di chuyển từ Trạm Tấu đến Khau Phạ mất khoảng 2,5 tiếng (90km)
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: cung Kim Ngưu và Sư Tử có hợp hay không?
– Ngày 3: Check in Đồi Mâm Xôi và Đồi Móng Ngựa trước khi về lại Hà Nội
Tại đây, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành và thả hồn vào cảnh sắc đẹp ngất ngây, với tứ phía là mây mù và những khoảnh ruộng bậc thang rực rỡ. Trong đó, bản La Pán Tẩn, Sáng Nhù và Chế Cu Nha là các điểm đến tập trung đông khách du lịch hơn cả.
Trên đây là tất tần tật lộ trình khám phá Mù Cang Chải do Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết.
>>>Đọc thêm:
- Hồ Tràm Vũng Tàu ở đâu? Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hồ Tràm từ A đến Z
- Khám phá du lịch núi Bà Đen, chinh phục “nóc nhà Đông Nam Bộ”
- Tà Xùa ở đâu? Kinh nghiệm du lịch, săn mây Tà Xùa dành cho khách du lịch
- Trọn bộ kinh nghiệm du lịch SaPa – Thị trấn mờ sương Tây Bắc