Rối loạn nhịp thức ngủ không đều là 1 tình trạng rối loạn giấc khá hiếm gặp và để lại nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Trong bài viết này cùng tìm hiểu chi tiết về chứng rối loạn này cũng như cách điều trị nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá chứng rối loạn nhịp thức ngủ không đều, dấu hiệu và biện pháp khắc phục
Contents
- 1 1. Rối loạn nhịp thức ngủ không đều là gì?
- 2 2. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp thức ngủ không đều là gì?
- 3 3. Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn nhịp thức ngủ không đều?
- 4 4. Làm thế nào để điều trị rối loạn nhịp thức ngủ không đều?
- 5 5. Các biện pháp khắc phục chứng rối loạn nhịp ngủ thức không đều tự nhiên không dùng thuốc
1. Rối loạn nhịp thức ngủ không đều là gì?
Rối loạn nhịp thức ngủ không đều (ISWRD) là một trong những dạng rối loạn nhịp sinh học. Thông thường, con người chúng ta thức và ngủ theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học. Điều này được gọi là nhịp sinh học. Nó thường là một chu kỳ kéo dài 24 giờ, đồng bộ hóa với chu kỳ một ngày 24 giờ diễn ra bên ngoài.
Đối với người mắc chứng ISWRD, họ không có nhịp sinh học rõ ràng. Họ phải vật lộn với sự tỉnh táo trong giờ đáng lẽ nên đi ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Thời gian ngủ và thức của họ không có khuôn mẫu rõ ràng.
Những người bị ISWRD có thể thực hiện 1 loạt giấc ngủ ngắn trong khoảng thời gian 24 giờ. Điều này khá tương tự như giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Các bé ngủ trong vài giờ và sau đó thức vài giờ. Theo định nghĩa y khoa, 1 người được xác định mắc chứng ISWRD khi họ có ít nhất 3 giấc ngủ ngắn trong khoảng thời gian 24 giờ.
Vào ban ngày, họ cảm thấy thèm ngủ quá mức. Nhưng khi đêm xuống, họ lại trải qua tình trạng như mất ngủ. Không có giấc ngủ chính (giấc ngủ dài từ 6-8 tiếng) nào diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay ban đêm.
Người bị ISWRD có thể gặp các tình trạng sau:
- Có nhiều giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ban đêm
- Không có lịch trình cố định về thời gian ngủ và thức
- Khó ngủ trong thời gian cần ngủ hoặc rất buồn ngủ trong thời gian cần thức
- Có tổng thời gian ngủ không bình thường so với độ tuổi của họ
2. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp thức ngủ không đều là gì?
ISWRD là 1 dạng rối loạn nhịp sinh học rất hiếm xảy ra. Không có con số thống kê chính thức số người mắc phải chứng rối loạn này. Người ta tin rằng một số người có thể mắc bệnh này vì họ có đồng hồ sinh học dễ rối loạn. Điều này có thể xảy ra khi 1 người mắc các rối loạn thần kinh như:
- Sa sút trí tuệ
- tổn thương não
- Rối loạn sức khỏe tâm thần
Điều này cũng có thể xảy ra ở những người không gặp bất kỳ vấn đề gì về thần kinh. Đó là nhóm người không tiếp xúc đủ với ánh sáng hàng ngày hoặc có thói quen ngủ thiếu lành mạnh. Bởi chúng ta biết rằng anh sáng hàng ngày và các thói quen sinh hoạt rất quan trọng trong việc thiết lập lại đồng hồ sinh học.
3. Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn nhịp thức ngủ không đều?
Bạn thăm khám bác sĩ sớm nếu nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu mắc chứng ISWRD và nó đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn.
Rối loạn này gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan tới công việc và gia đình. Lý do là bạn không có lịch trình nhất quán về thời điểm ngủ hoặc thức. Thời gian ngủ của bạn không phù hợp với lịch trình sinh hoạt, đi ngủ, thức dậy của hầu hết người bình thường. Điều này khiến bạn khó duy trì các mối quan hệ và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.
Chứng rối loạn này có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Đừng cố gắng tự chữa cho chính mình học bằng việc tự dùng thuốc men. Điều này có thể khiến căn bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh và thói quen ngủ của bạn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về các loại thuốc đang sử dụng, thói quen uống rượu và tiền sử gia đình của bạn.
Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ về bất kỳ việc sử dụng ma túy, rượu và thuốc nào trong quá khứ hoặc hiện tại. Bạn nên chủ động chia sẻ với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ rối loạn giấc ngủ hoặc thần kinh nào khác.
Đối với chứng rối loạn nhịp thức ngủ không đều, bạn sẽ được yêu cầu hoàn thành nhật ký giấc ngủ để ghi lại giấc ngủ tự nhiên và thời gian thức dậy trong vài tuần. Hoặc yêu cầu đánh giá giấc ngủ của mình bằng một bảng câu hỏi đơn giản.
Các biện pháp chẩn đoán ISWRD (chứng rối loạn nhịp thức ngủ không theo 24 giờ) có thể thực hiện lâm sàng kết hợp viết nhật ký ghi lại hành trình ngủ hằng ngày.
Ngoài ra, hội chứng này còn có thể chẩn đoán bởi Actigraphy, một phương pháp sử dụng thiết bị ghi lại thói quen đi ngủ của người bệnh trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần. Thường thiết bị này sẽ có hình dạng như một chiếc đồng hồ đeo tay, dễ dàng giúp bạn theo dõi và kiểm tra ngày lẫn đêm.
Tìm hiểu thêm: Bánh gạo bao nhiêu calo? Sử dụng bánh gạo có tốt cho sức khỏe?
Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp thử nghiệm vốn chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, cụ thể là đo nhiệt độ cơ thể hoặc mức melatonin.
4. Làm thế nào để điều trị rối loạn nhịp thức ngủ không đều?
Điều trị ISWRD là biện pháp cố gắng tăng kích thích để thiết lập lại đồng hồ ngủ trong não. Mục tiêu là để người bệnh có một giấc ngủ dài vào ban đêm và một thời gian thức dài vào ban ngày.
Liệu pháp ánh sáng mạnh là một phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để điều trị ISWRD. Xây dựng các thói quen cũng có thể hữu ích trong việc điều trị ISWRD. Tuân thủ các quy tắc vệ sinh giấc ngủ tốt là một yếu tố quan trọng để duy trì thời gian cho giấc ngủ chính.
Melatonin cũng có thể được sử dụng ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng không nên dùng cho người lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn nào, bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể theo dõi tiến trình của bạn bằng cách yêu cầu bạn hoàn thành nhật ký giấc ngủ trong quá trình điều trị.
Người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Càng để lâu thì cuộc sống của bạn càng bị đảo lộn, gây ảnh hưởng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
5. Các biện pháp khắc phục chứng rối loạn nhịp ngủ thức không đều tự nhiên không dùng thuốc
Nếu cảm thấy cơ thể đang có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, ngoài việc gặp bác sĩ có chuyên môn để nhận tư vấn bạn hãy thử thay đổi bản thân bằng 3 cách bên dưới nhé!
5.1. Chủ động cải thiện giấc ngủ
Thời gian đầu thực hiện những gợi ý bên dưới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bạn cố gắng luyện tập thì cơ thể cũng dần dần thích nghi và quen với nhịp sinh học mới:
- Học cách sắp xếp không gian sống sao cho gọn gàng, sạch sẽ, thoải mái
- Đặt ra khung giờ ngủ cụ thể, tranh thủ giải quyết công việc để có thể tuân thủ đúng khung giờ đó
- Không uống rượu, cà phê, chất kích thích trước khi ngủ
- Ăn tối trước khoảng 3 đến 4 tiếng trước khi ngủ, hạn chế đến mức tối đa những món ăn khó tiêu, sử dụng quá nhiều gia vị
- Tránh xa tivi và điện thoại di động
- Không xem phim rùng rợn, phim có tính chất ám ảnh, không chơi game hành động trước khi ngủ.
5.2. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Bạn nên phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống cá nhân, chủ động sắp xếp để chúng không bị chồng chéo lên nhau. Bên cạnh đó, hãy luôn dành thời gian cho bản thân để được làm những điều bạn thích như nghe nhạc, đọc sách, du lịch…
Những điều này nói ra thì đơn giản, nhưng thực hiện cần rất nhiều thời gian và đặc biệt là sự nỗ lực thay đổi từ bạn. Về cơ bản, các áp lực, bất ổn trong cuộc sống đóng vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ, có thể đó là một nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, cũng có thể là các yếu tố làm nặng hơn một rối loạn giấc ngủ do các nguyên nhân khác.
Chính vì thế, tâm trạng tươi vui, thoải mái, tự tin làm chủ cuộc sống… chính là liều thuốc tốt nhất giúp bạn bước đầu cải thiện rối loạn giấc ngủ không thực tổn.
5.3. Tập thể dục
Chơi thể thao hoặc tập thể dục không chỉ giúp bạn giải phóng năng lượng uể oải, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn mang đến tâm trạng phấn chấn, tích cực. Khi mới bắt đầu tập thể dục để điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn nên bắt đầu bằng những môn nhẹ nhàng như đi bộ, đá cầu, cầu lông… để cơ thể quen dần rồi mới chuyển qua những môn nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết những tác dụng chữa bệnh của rau tàu bay chưa?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn khó có thể điều trị trong một sớm một chiều. Cần nhiều thời gian để cơ thể thay đổi, chính vì thế bạn không nên quá “sốt ruột” nếu thấy cơ thể chưa có chuyển biến đặc biệt. Điều chúng ta cần làm suy nghĩ tích cực, vui vẻ, ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Và quan trọng là chúng ta cần nhận biết được khi nào mình cần phải gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để được thăm khám và tư vấn về tình trạng bệnh. Trong thời gian điều trị rối loạn giấc ngủ tránh dùng chất kích thích, tuyệt đối không tự ý uống thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì và cách điều trị hiệu quả tại nhà. Nếu thấy bài viết có ích bạn hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn tham khảo: https://sleepeducation.org/sleep-disorders/irregular-sleep-wake-rhythm/