Inox là loại vật liệu phổ biến, được sử dụng để sản xuất nhiều vật dụng thiết yếu trong cuộc sống. Inox sở hữu nhiều đặc tính, cấu tạo đặc biệt hơn so với các loại vật liệu khác. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu chi tiết inox là gì cũng như phân loại và ứng dụng của vật liệu này nhé!
Bạn đang đọc: Inox là gì? Phân loại và ứng dụng của inox trong đời sống
Contents
1. Inox là gì?
Inox là một loại hợp kim của sắt, có đặc điểm ít bị ăn mòn và biến màu hơn nếu so sánh với các loại vật liệu thép. Lý do là vì inox có thành phần hoá học Crom với hàm lượng ít nhất là 10,5%. Lượng Crom có trong inox tỉ lệ thuận với khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng chống sự tấn công rỗ trong Clorua.
Trên thực tế, inox được chế tạo từ nhiều thành phần khác nhau như: Niken, Nito và Crom. Đây chính là nguyên nhân khiến inox sở hữu nhiều đặc tính cơ học và lý học đặc biệt. Inox còn có nhiều tên gọi khác như thép không gỉ hoặc thép trắng.
2. Các thành phần cấu tạo inox
Là một hợp kim của sắt, inox có nhiều loại nguyên tố hoá học, với các chức năng và vai trò khác nhau, tạo dựng nên những đặc tính nổi trội cho vật liệu này. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các nguyên tố chính cấu tạo nên inox nhé!
2.1. Sắt
Đây là nguyên tố chính cấu tạo nên inox, còn được ký hiệu hoá học là Fe. Hay nói cách khác, inox là một loại hợp kim của vật liệu sắt. Có thể hiểu đơn giản, sắt chiếm phần lớn trong cấu tạo của sắt.
Trên thực tế, sắt được sử dụng đến 95% khối lượng để sản xuất các loại kim loại trên thế giới và là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều nhất. Sở hữu nhiều đặc tính tốt mà không vật liệu nào có thể thay thế, sắt có khả năng chịu lực tốt, độ dẻo và độ cứng cao.
Ngày nay, vật liệu sắt được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, có thể kể đến như: xây dựng, sản xuất ô tô, cửa sắt, cầu đường…
2.2. Carbon
Là thành phần không thể thiếu của inox, carbon có mặt trong nhiều loại nguyên liệu inox và thép khác nhau. Mặc dù vậy, hàm lượng carbon có trong các loại vật liệu thường duy trì ở mức thấp với tác dụng chính là chống sự ăn mòn.
Sự kết hợp của Crom và Carbon trong hợp kim, từ đó gây tổn thương và hình thành nên “lớp trơ”. Lượng Crom ở các khu vực cục bộ nếu nhỏ hơn 10,5% thì sẽ không tạo điều kiện để hình thành lớp trơ.
2.3. Crom
Crom là thành phần luôn có trong tất cả các loại inox. Sở hữu phản ứng cao, lượng Crom có trong Inox ở mức tối thiểu là 10,5%.
Nếu lượng Crom trong Inox càng cao thì khả năng chống gỉ càng tốt. Đây chính lý do khiến các tấm Inox hoặc cuộn Inox luôn có khả năng chống tình trạng gỉ tốt hơn so với các loại nguyên liệu khác.
2.4. Niken
Niken sở hữu độ dẻo dai và độ bền cực tốt (dù ở nhiệt độ làm nguội của hỗn hợp). Niken chính là hợp kim của nhóm thép không gỉ – Austenitic.
Đặc biệt, Niken không có từ tính, do vậy tác dụng từ tính của nó rất kém, thậm chí không có. Mặc dù vậy, Niken lại có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của axit, đặc biệt là axit sunfuric.
2.5. Mangan
Mangan là yếu tố không thể thiếu trong nhóm 2XX. Mangan có khả năng khử oxy hoá, tác dụng chống gỉ cũng như giúp ổn định mác thép Austenitic.
2.6. Molypden
Là một chất phụ gia, Molypden là một thành phần cấu tạo nên inox, giúp tăng cường khả năng chống kẻ nứt, ăn mòn kẽ nứt cũng như chống ăn mòn cục bộ. Bên cạnh đó, thành phần này còn sở hữu công dụng chống nhiệt Clorua, phát huy tối đa ở các khu vực biển.
Đây chính là lý do lý giải cho việc các tấm Inox 316 có chứa khoảng 2% Molypden thường có công năng tốt hơn so với tấm inox 304. Lượng Molypden có trong Inox càng cao thì khả năng chống chịu với Clorua lại càng vượt trội.
Tìm hiểu thêm: Cung Thiên Bình hợp với cung nào trong 12 cung hoàng đạo?
3. Phân loại inox
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại inox với các tên gọi khác nhau như: inox 201, inox 412, inox 430…Mỗi loại inox đều sở hữu các đặc tính và ứng dụng khác nhau. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các loại inox phổ biến và được ưa chuộng hiện nay nhé!
3.1. Inox Austenitic
Inox Austenitic là loại inox chứa lượng crom ít nhất trong tất cả các loại. Lượng crom trong loại inox này chỉ chiếm khoảng 16% trở lên, Niken khoảng 7% và carbon 0,08%. Inox Austenitic có đặc tính không bị ăn mòn, không bị nhiễm từ cũng như có độ mềm dẻo cao, dễ dàng uốn và tạo độ cong.
Những đặc tính này nhờ vào lượng carbon có trong inox Austenitic. Đây cũng là loại inox có chứa carbon nhiều nhất. Một số ứng dụng của inox Austenitic: chế tạo tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, bình chứa…
3.2. Inox Ferritic
Inox Ferritic có chứa khoảng 12% đến 17% thành phần crom. Mặc dù có đặc tính tương tự như vật liệu thép, tuy nhiên inox Ferritic lại sở hữu khả năng chống chịu ăn mòn tốt hơn. Nhờ vào đặc điểm này mà inox Ferritic được ứng dụng trong một số các lĩnh vực, có thể kể đến như: sản xuất máy giặt, đồ gia dụng, kiến trúc hoặc làm hồ hơi…
3.3. Inox Duplex
Inox Duplex là sự kết hợp hoàn mỹ giữa đặc tính của hai loại inox Austenitic và Ferritic. Chính vì vậy mà loại inox này sở hữu độ mềm dẻo cao, dễ dàng tạo hình theo mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Inox Duplex được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy hay nhà máy hóa dầu…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự khan hiếm của niken đã khiến giá thép không gỉ ngày càng tăng cao khiến giá inox Duplex cũng gia tăng nhanh chóng. Người dùng đã dần thay thế loại inox này và sử dụng các sản phẩm thay thế như: inox 304, inox 310, hay inox 316…
3.4. Inox Martensitic
Inox Martensitic có chứa lượng crom dao động từ 11% đến 13%, với khả năng chịu lực tốt cùng độ cứng cực cao. Inox Martensitic được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất như: kéo, lưỡi dao, hay cánh quay tuabin…
4. Các ứng dụng của inox trong đời sống
Hiện nay, inox được xem là loại vật liệu quốc dân, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các ứng dụng của inox trong đời sống nhé!
4.1. Ứng dụng của inox trong ngành công nghiệp
Trong ngành công nghiệp, inox thường được sử dụng để chế tạo các loại tàu cao tốc hoặc các phụ kiện của các phương tiện giao thông. Inox sở hữu tính chất như một loại thép không gỉ, có kết cấu chặt chẽ cùng khả năng chống va chạm cao. Hiện nay, thép không gỉ được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu cũng như để chế tạo máy bay.
4.2. Ứng dụng trong xây dựng
Inox thường được sử dụng để sản xuất các nguyên vật liệu phổ biến trong xây dựng, như: mái nhà, bức tường, hay vỏ ngoài của các công trình kiến trúc…Lý do là vì inox có độ bền cao, dễ uốn nắn và khả năng chống ăn mòn cao. Sử dụng inox trong lĩnh vực xây dựng giúp tăng cường độ bền của các công trình cũng như duy trì mức độ bảo trì thấp.
4.3. Ứng dụng trong y tế
Inox được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất các dụng cụ y tế, như: xe lăn, tủ thuốc, dụng cụ phẫu thuật, hoặc các loại giường y tế… Thép không gỉ được ứng dụng trong y tế nhằm đảm bảo độ bền chắc tối đa trước các tác động vệ sinh, cũng như khử trùng thường xuyên.
>>>>>Xem thêm: Giải mã: cung Song Tử và Xử Nữ có hợp nhau không?
4.4. Ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm
Nhiều dụng cụ nhà bếp được chế tạo từ vật liệu inox nhằm tăng khả năng chống chịu sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như giảm mùi vị của các loại thực phẩm và tăng cường mức độ làm sạch, khử trùng.
5. Kết luận
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về inox cũng như cấu tạo, phân loại và ứng dụng của inox trong đời sống. Hy vọng thông tin của Bloggiamgia.edu.vn đã đem đến những kiến thức bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi để đón đọc những thông tin thú vị sắp tới của Bloggiamgia.edu.vn nhé!