Trong đời sống hàng ngày, những người có tính cách ích kỷ thường bị lên án và xa lánh. Hầu hết chúng ta có xu hướng khinh ghét họ bởi thói tính toán thiệt hơn, thích hơn thua cũng như chỉ biết đến mỗi bản thân mình. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu ích kỷ là gì? Có phải ích kỷ lúc nào cũng xấu? Bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc nói trên.
Bạn đang đọc: Ích kỷ là gì? Có phải ích kỷ lúc nào cũng xấu?
Contents
1. Ích kỷ là gì?
Ích kỷ là một kiểu tính cách khá quen thuộc, dùng để ám chỉ những kẻ chỉ biết suy nghĩ đến bản thân, hoặc vì lợi ích cá nhân mà không màng tới bất kỳ ai khác. Trong thâm tâm, họ luôn cho rằng mình mới là trung tâm, do đó sẵn sàng dùng đến mọi thủ đoạn miễn sao đạt được mục đích ban đầu – kể cả việc tổn hại hay chà đạp người bên cạnh. Chưa kể, người ích kỷ thường chỉ biết nhận lại mà chẳng biết cho đi, thậm chí còn hay chấp nhặt, so đo hơn thiệt.
2. Những biểu hiện của thói ích kỷ
Sau khi hiểu được ích kỷ là gì, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những biểu hiện tiêu biểu của thói ích kỷ, bao gồm:
2.1 Lợi dụng tình thế để chuộc lợi cho bản thân
Trong mọi tình huống, người sống ích kỷ có xu hướng tìm kiếm những ‘lỗ hổng’ hay sơ hở của vấn đề hòng thu về một lợi ích cụ thể nào đó. Họ chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt và sẵn sàng ‘kiếm chác’ ngay cả khi người xung quanh đang rơi vào tình trạng khó khăn, nguy cấp. Tùy theo từng đối tượng mà thói quen này được thể hiện theo cách tinh vi hoặc rõ ràng, chủ yếu bộc lộ thông qua những hành động nhỏ nhặt như: đi ăn chung nhưng không chia tiền/trả tiền ít hơn, đi nhờ xe nhưng không muốn góp tiền đổ xăng,…
2.2 Không chia sẻ với người khác bất cứ thứ gì
Nhìn chung, khái niệm chia sẻ dường như không tồn tại đối với những kẻ có lối sống ích kỷ, bảo thủ. Họ bị ám ảnh bởi cách nghĩ ‘độc quyền’, rằng mọi thứ là của riêng nên không ai được phép đụng đến. Điều này đúng với cả những vật có giá trị chẳng đáng là bao.
2.3 Luôn đong đếm dựa trên luật ‘chi phí tối thiểu’
Có thể bạn ít khi để ý song hầu hết những người ích kỷ luôn tuân thủ tuyệt đối luật chi phí tối thiểu để bảo vệ lợi ích và tránh bị ‘thiệt thòi’. Họ vẫn muốn thu được lợi ích tối đa song chỉ muốn bỏ ra ở ít nhất, hoặc không thì càng tốt. Chưa kể, thay vì để ý đến những hậu quả mà người khác phải gánh chịu thì họ lại chăm chăm vào khía cạnh lợi lộc có thể đạt được nếu thực hiện thành công.
2.4 Hay chấp vặt
Đúng như câu ‘bánh ít cho đi, bánh quy cho lại’, kẻ ích kỷ chỉ chấp nhận bỏ ra một thứ gì đó nếu họ chắc chắn rằng mình sẽ nhận được lại nhiều hơn. Điều này sẽ chấm dứt nếu bạn quên hoặc không đưa cho họ những gì mà họ mong muốn. Không phải tình cảm hay sự gắn bó mà tiền bạc, vật chất và lợi lộc mới chính là thứ ràng buộc hai người trong mối quan hệ này.
3. Hậu quả của lối sống ích kỷ
Thói ích kỷ để lại rất nhiều hậu quả đối với người sở hữu nó, cụ thể là:
– Tác nhân quan trọng khiến con người dần trở nên xấu tính, đề cao lối sống thực dụng, vật chất và sẵn sàng làm những điều sai trái để hoàn thành mục đích đặt ra
– Phải hứng chịu sự ghét bỏ, coi thường và ghẻ lạnh từ người xung quanh. Nhiều trường hợp còn bị cô lập hoặc loại bỏ ra khỏi nhóm
– Tự tay đánh mất con đường thăng tiến và được trọng dụng, yêu quý chỉ vì những lợi lộc ít ỏi trước mắt
4. Có phải ích kỷ lúc nào cũng xấu?
Xét trên mọi phương diện, từ ích kỷ thường gắn liền với những suy nghĩ có phần tiêu cực. Điều này nảy sinh khi chúng ta chỉ nhìn nhận cụm từ này theo đúng nghĩa đen, vì thế vô tình triệt tiêu những mong muốn mang tính cá nhân hóa để nhường chỗ cho các suy nghĩ, hành động mang tính số đông. Thế nhưng, nếu chủ tâm nhìn nhận trên phương diện khách quan, có thể thấy rằng ích kỷ không phải lúc nào cũng là hành vi xấu và cần phải được ‘loại bỏ’ như ta vẫn luôn mặc định.
Nói một cách dễ hiểu hơn, đôi khi, sự ích kỷ lại thực sự cần thiết trong một số tình huống nhất định. Việc xã bị hội lên án đã gián tiếp khiến nhiều người bỏ qua nhu cầu và mong muốn của bản thân để đáp ứng nguyện vọng của người khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn hoàn toàn có quyền được ích kỷ nếu điều đó không ảnh hưởng tới ai cũng như giúp bản thân được hồi phục, chữa lành. Trên thực tế, chẳng có gì là sai nếu chúng ta ích kỷ đôi chút để thực sự tập trung chăm sóc chính mình.
5. Những tình huống nên ‘sống ích kỷ’
5.1 Khi cần nghỉ ngơi
Không ai có thể tránh khỏi những lúc cảm thấy mệt mỏi – cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, thay vì dành thời gian để làm việc hay ‘quăng mình’ vào các mối quan hệ, điều tốt nhất bạn nên làm chính là cho phép mình được phép nghỉ ngơi. Đừng ngại nói từ chối với những lời nhờ vả hay rủ rê đi chơi nếu đó không phải là thứ bạn mong muốn vào thời điểm đó. Chúng ta không cần cảm thấy tội lỗi ngay cả khi việc dành thời gian cho bản thân bị gắn mác là thờ ơ, xấu tính.
Tìm hiểu thêm: Vải Recycle là gì? Xu hướng thời trang mới bảo vệ môi trường
5.2 Khi cần không gian và thời gian ở một mình
Tương tự như trên, dù là chủng loài mang thiên hướng xã hội và đề cao tính tập thể song con người luôn cần đến những khoảng thời gian một mình. Đó có thể là khi bạn kiệt sức vì công việc, căng thẳng bởi các mối quan hệ, cảm thấy không đủ tâm trạng hoặc đơn giản là cần nhìn lại cuộc sống, sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xung quanh,… Nếu rơi vào tình huống này, bạn không cần cố lấp đầy thời gian biểu của mình bằng các hoạt động như thường lệ mà hãy dành cho mình đặc quyền được ích kỷ một cách lành mạnh.
5.3 Khi đối diện với đối tượng, tình huống độc hại
Khi nhận ra bản thân đang bị mắc kẹt trong những tình huống hoặc mối quan hệ độc hại, bạn cần nhận thức được rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta chủ động thoát ra khỏi nó thay vì để sự tiêu cực nhấn chìm tất cả. Có thể bạn sẽ bị chỉ trích không ít vì hành động của mình, nhưng đồng thời cũng tự ‘cứu rỗi’ chính mình và cho bản thân cơ hội được tiếp cận với những thứ mới mẻ, tốt đẹp hơn.
6. Cách ‘chung sống’ với người ích kỷ
Đứng trước những người có lối sống ích kỷ thái quá, bạn nên xác định sẵn tâm lý và không ngần ngại đối diện với họ bằng tâm thế thật bình tĩnh. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo là:
– Đặt ra một giới hạn cụ thể và không cho phép họ vượt qua ranh giới đó để làm tổn thương đến bạn
– Cố gắng thấu hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích và nhìn vào khía cạnh tích cực ở đối phương
– Vun đắp lòng tự trọng của bản thân, nâng cao giá trị của mình và cho họ thấy rằng bạn không dễ bị lợi dụng
– Chấp nhận thay vì cố gắng tìm cách can thiệp hoặc thay đổi họ
>>>>>Xem thêm: Quần tregging là gì? Phối đồ như thế nào cho đẹp?
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài ích kỷ là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm:
- Nỗ lực là gì? Ý nghĩa của sự nỗ lực ở trong cuộc sống
- Dũng cảm là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện lòng dũng cảm