Vệ sinh nệm cao su theo định kỳ là điều cần thiết. Việc làm này giúp duy trì tình trạng ổn định cũng như kéo dài tuổi thọ của nệm. Quan trọng hơn hết là vệ sinh nệm cao su thường xuyên sẽ bảo vệ bạn và các thành viên trong gia đình khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Hãy đọc thật kỹ hướng dẫn vệ sinh nệm cao su sau đây của Bloggiamgia.edu.vn để thực hiện ngay tại nhà nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà không sử dụng hóa chất
Contents
1. Mẹo tẩy sạch vết bẩn trên nệm cao su
1.1. Sử dụng muối
Muối không chỉ là một gia vị luôn hiện diện trong căn bếp nhỏ nhà bạn. Mà nó còn có nhiều công dụng khác hữu ích hơn, nhất là làm sạch vết bẩn trên nệm cao su. Nếu sơ ý để nước tiểu dính lên loại nệm này, hãy làm theo những bước sau:
- Rắc muối lên toàn khu vực dính nước tiểu, sau 5 phút khi muối đã hoàn thành quá trình hút ẩm thì vết bẩn cũng dần biến mất.
- Kết hợp khăn bông khô và máy hút bụi để làm sạch muối trên bề mặt nệm.
- Khử mùi khai bằng cồn hoặc tinh dầu để chiếc nệm luôn có hương thơm dễ chịu.
1.2. Vệ sinh nệm cao su bằng cồn
Cồn là chất lỏng dễ tìm mua được ở tất cả các tiệm thuốc. Ngày nay, dường như gia đình nào cũng có sẵn cho mình một chai cồn trong nhà. Cồn vừa là chất lỏng tiệt trùng, vừa có thể mang đến sự sạch mới cho chiếc nệm cao su nhà bạn. Để vệ sinh nệm bằng cồn, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Pha loãng cồn với nước sau đó đổ trực tiếp lên bề mặt nệm.
- Sử dụng bông hấp đắp nhiều lớp lên khu vực đổ cồn. Sau đó ấn mạnh xuống để cồn thấm vào bông.
- Để nệm khô bằng gió từ quạt máy.
- Tuyệt đối không dùng cồn nguyên chất vì dễ làm ảnh hưởng đến kết cấu của nệm. Hãy pha loãng cồn trước khi vệ sinh nệm cao su theo cách này.
1.3. Làm sạch nệm bằng bột giặt tẩy
Bột giặt tẩy giúp cho rất nhiều đồ dùng trong nhà bạn được làm sạch, đặc biệt là quần áo. Tất nhiên, nó cũng có khả năng vệ sinh cả nệm cao su bị bẩn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn làm sạch nệm đúng cách với bột giặt tẩy để không gây ra hư tổn. Nếu bạn chưa biết phải làm như thế nào thì hãy thử cách bên dưới:
- Chọn loại bột giặt tẩy trung tính, pha nó với nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành dung dịch sền sệt.
- Dùng khăn mềm thấm dung dịch vừa pha rồi tiến hành chà lên khu vực có vết bẩn. Lặp lại nhiều lần cho đến khi vết bẩn mờ đi và biến mất hoàn toàn.
- Dùng một chiếc khăn mềm và khô khác để lau đi bọt bột giặt còn sót lại.
1.4. Nước rửa chén làm sạch nệm cao su
Ai cũng biết nước rửa chén là cứu tinh của những bà nội trợ trong nhà bếp. Bên cạnh đó, đây cũng là trợ thủ đắc lực của bạn ngay cả trong phòng ngủ. Nếu chiếc nệm cao su của bạn có một vài vết bẩn cần được làm sạch, hãy thực hiện như sau:
- Pha loãng nước rửa chén với giấm theo tỉ lệ 1:2 rồi đổ lên vết bẩn trên bề mặt nệm.
- Chờ khoảng 30 phút để chất tẩy trong nước rửa chén phát huy công dụng cuốn đi vết bẩn cứng đầu.
- Khi nước rửa chén được pha loãng, chất tẩy trong sản phẩm này cũng giảm bớt nồng độ và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nệm nhưng vẫn đánh bay vết bẩn.
1.5. Dùng baking soda
Nếu tủ bếp nhà bạn vẫn chưa có bột baking soda, hãy bổ sung ngay nhé. Trong cuộc sống thường ngày, bạn sẽ cần đến sản phẩm này nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Đơn cử như việc làm sạch nệm cao su. Baking soda có công dụng chính là loại bỏ nhanh các chất bẩn cứng đầu trên nhiều chất liệu. Để bề mặt nệm cao su lúc nào cũng trắng sáng như mới, hãy thử thực hiện các bước sau:
- Rắc trực tiếp bột baking soda lên bề mặt nệm mà không cần pha với nước.
- Chờ trong khoảng 30 phút khi mà phản ứng hoá học của bột với không khí xảy ra, nó sẽ bắt đầu hút ẩm và khử mùi.
- Dùng khăn khô lau sạch là xong.
1.6. Dùng phấn rôm vệ sinh nệm cao su
Phấn rôm thật ra được sản xuất với mục đích ban đầu là chống hăm cho trẻ. Nhưng cũng chính nhờ khả năng hút ẩm tuyệt vời mà ngày nay nó được áp dụng trong nhiều việc, ví dụ như vệ sinh nệm cao su. Chị em nội trợ có thể làm theo thông qua hướng dẫn sau:
- Rắc phấn rôm trực tiếp lên vết bẩn rồi chờ đợi trong vòng 30 phút.
- Lưu ý là phấn rôm sẽ phát huy tối đa công dụng khi bạn sử dụng nó cho vết bẩn dạng lỏng hoặc bề mặt còn ẩm.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý lựa chọn tranh treo tường phòng ngủ vợ chồng để tình cảm thăng hoa
2. Các bước vệ sinh nệm cao su tại nhà
2.1. Xử lý khô
Xử lý khô là thuật ngữ dùng để chỉ công đoạn chuẩn bị trước khi vệ sinh nệm. Bạn biết đấy, chúng ta đâu thể nào làm sạch nệm khi vẫn chưa dọn dẹp hết chăn ga gối đúng không nào. Vì vậy, hãy làm những công tác sau trước khi vệ sinh nệm cao su tại nhà:
- Cất hết chăn ga gối và mọi vật dụng trên nệm vào tủ hoặc một nơi khác.
- Tháo ga trải giường giặt riêng bằng tay hoặc máy.
- Dùng khăn khô lau hết đi những bụi bẩn có trên bề mặt nệm.
- Giặt khăn qua một lần bằng nước ấm, vắt cho thật ráo rồi tiếp tục lau nệm.
- Nếu nệm có lỗ thông hơi, hãy dùng một chiếc gậy gỗ đập 2 – 3 lần lên bề mặt nệm để bụi bẩn lẫn bên trong có thể bay hết ra ngoài.
- Trong suốt quá trình xử lý khô nệm cao su, đừng quên bịt khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.
2.2. Kiểm tra vết bẩn và vệ sinh nệm
Trước khi tiến hành vệ sinh nệm bằng chất tẩy rửa, hãy xác định vị trí và khu vực đang bị bẩn hoặc ố vàng. Tuỳ từng tình trạng vết bẩn mà bạn sẽ chọn cách xử lý phù hợp dựa vào những mẹo Bloggiamgia.edu.vn đã gợi ý ở trên. Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp vệ sinh nệm cùng lúc có 1 tấm nệm. Vì có những vết bẩn mới xuất hiện thì chỉ cần áp dụng cách đơn giản cũng có thể xử lý hiệu quả.
2.3. Tận dụng máy hút bụi
Không phải tự nhiên mà nhiều dòng máy hút bụi ngày nay tích hợp thêm đầu hút nệm. Hãy sử dụng thật tốt tính năng này khi bạn vệ sinh nệm cao su. Các phương pháp vệ sinh được hướng dẫn ở phần 1 của bài viết tuy hiệu quả nhưng vẫn chưa triệt để. Khi dùng máy hút bụi, bạn sẽ loại bỏ được gần như hoàn toàn bụi bẩn hay bọ rệp trú ẩn lâu ngày bên trong ruột nệm. Chưa hết, đây còn là cách làm khô nệm nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.4. Tạo hương thơm
Cũng gần giống như việc giặt quần áo, khi vệ sinh nệm bạn đừng bỏ qua bước tạo hương thơm nhé. Khử mùi nấm mốc sau đó thay thế bằng hương tinh dầu dịu nhẹ là cách giúp bạn thư giãn mỗi khi đi ngủ. Không chỉ vậy, các loại tinh dầu như bạc hà, chanh sả, oải hương,… cũng có tác dụng khử khuẩn rất tốt.
2.5. Làm khô
Nệm cao su cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ nên lưu ý đầu tiên chính là bạn không nên phơi nó trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, hãy để nệm khô tự nhiên bằng cách sử dụng máy quạt, để ở nơi thoáng mát nhưng phải kiểm tra thường xuyên hoặc tận dụng máy hút bụi.
>>>>>Xem thêm: So sánh gỗ hương vân và hương đá: Đặc điểm, độ bền và giá thành
3. Bao lâu vệ sinh nệm cao su một lần?
Vệ sinh nệm cao su nên được tiến hành theo định kỳ. Bạn không nên làm quá thường xuyên và tất nhiên cũng không nên để nệm bẩn quá lâu. Thông thường, cứ mỗi 4 – 6 tháng bạn nên vệ sinh nệm 1 lần. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn khi sử dụng nệm. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo những dòng nệm tích hợp công nghệ kháng khuẩn để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
>> Mời bạn đọc:
- 9 Cách khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen
- 7 dấu hiệu nhận biết nên thay nệm cao su bạn dễ bỏ qua
Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúng thật sự phù hợp cho ai đang muốn tự vệ sinh nệm cao su tại nhà nhưng chưa có người hướng dẫn. Hãy làm sạch nệm và tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi thật chill bạn nhé!