Rau xà lách hay còn được gọi với các tên như cải bèo, cải tai bèo có tên khoa học là Lactuca sativa. Đây là loại rau dễ ăn lại có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên nhiều người yêu thích. Chủ yếu được dùng ăn sống nên độ an toàn của xà lách luôn được quan tâm hàng đầu. Vậy nên an tâm nhất là khi chính bạn tự tay trồng cho mình vườn rau xà lách tươi xanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng xà lách đơn giản tại nhà cho bạn.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách trồng xà lách đơn giản tại nhà
Contents
1. Đặc tính cây xà lách
Rau xà lách đã được con người sử dụng từ khoảng năm 4500 trước công nguyên và ngày nay nó là loại rau ăn sống phổ biến trên toàn thế giới.
Rau xà lách có khá nhiều loại, nhưng 7 loại phổ biến có thể kể đến như:
- Xà lách mỡ
- Xà lách san hô (xanh, tím)
- Xà lách carol
- Xà lách đỏ romaine
- Xà lách mỹ
- Xà lách lá sồi
- Xà lách lô lô tím
Điều kiện sinh trưởng: Xà lách ưa thoáng mát, ưa sáng vì vậy ban công, trước sân, hiên nhà là những vị trí dễ trồng.
Thời gian sinh trưởng của xà lách: Xà lách có thể trồng được quanh năm. Thời gian thu hoạch khá ngắn chỉ từ 35-40 ngày sau khi trồng bạn đã có sản phẩm sử dụng.
2. Cách trồng xà lách tại nhà đơn giản
2.1. Dụng cụ trồng xà lách
- Đất trồng khi trồng xà lách trên đất: Không yêu cầu quá cao về đất nên bạn có thể mua các loại đất được trộn sẵn tại các cửa hàng hoặc tự trộn đất xơ dừa và đất dinh dưỡng, phân hữu cơ đã qua xử lý để làm phần đất trồng.
- Trồng xà lách thuỷ canh: Khay nhựa hoặc thùng xốp có độ dày hơn 10cm để đảm bảo đủ chiều sâu cho rễ cây phát triển, bám chắc. Lưu ý khay trồng phải được đục lỗ đảm bảo thoát nước.
- Phân bón: Phân trồng xà lách nên ưu tiên dùng phân hữu cơ vì đây là loại cây trồng ngắn ngày. Nếu dùng thêm phân hóa học cần lưu ý đảm bảo thời gian cách ly của phân đúng quy định.
- Hạt giống: Nên chọn các nhãn hiệu uy tín đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao. Nếu không sử hết số hạt bạn gói kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
2.2 Cách trồng xà lách trên đất
Đổ đất trồng đã chuẩn bị vào dụng cụ trồng sao cho đảm bảo đất có độ dày khoảng 10cm để đảm bảo sự phát triển của rễ xà lách.
Hạt xà lách được trồng trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Rải hạt xà lách lên bề mặt đất trồng, rải đều tay và nên đi theo hàng. Việc rải hạt theo hàng giúp dễ chăm sóc, tỉa cây và đảm bảo mật độ cho cây sinh trưởng. Sau đó phủ lại lớp đất mỏng hoặc rơm rạ, lúc này chỉ cần ánh sáng vừa phải cho hạt nảy mầm. Duy trì tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Sau khi cây có 2 lá mầm bạn đã có thể ăn rồi đấy. Đây là thời điểm tiến hành sang chậu hoặc tỉa thưa tùy vào nơi trồng mà bạn chuẩn bị. Khoảng cách giữa các cây khoảng 10-15 cm để đủ không gian phát triển.
2.3 Cách trồng xà lách thủy canh
Dụng cụ trồng xà lách: Giá thể, thùng chứa dinh dưỡng, hỗn hợp dinh dưỡng, hạt giống, máy sục khí, phao.
- Giá thể có nhiều loại tuy nhiên đơn giản nhất bạn có thể chọn xơ dừa kết hợp với trấu theo tỉ lệ 1:1.
- Thùng chứa chất dinh dưỡng cần đảm bảo có diện tích mặt lớn và độ sâu hơn 20 cm. Lưu ý quan trọng, không dùng thùng chứa dinh dưỡng bằng kim loại sẽ làm ảnh hưởng xấu cho cây trong quá trình trồng. Vì kim loại sẽ có hiện tượng bị ăn mòn và bị oxi hóa.
- Dùng vật liệu nổi làm phao, trên phao sẽ đục các lỗ để đặt chậu rọ trồng. Mỗi rọ cách nhau khoảng 30 cm.
- Máy bơm được sử dụng để sục khí giúp luân chuyển dinh dưỡng trong nước và đảm bảo độ hòa tan của không khí.
Trước khi trồng xà lách vào phao, cần tiến hành ươm hạt vào rọ. Đặt ít giá thể vào rọ và cho 2-3 hạt giống vào, giữ ẩm để hạt nảy mầm. Tiếp tục chăm sóc cho đến khi cây có khoảng 4 lá, cao khoảng 5 cm. Sau khi ươm mầm, tiến hành đưa cây giống vào các lỗ phao đã chuẩn bị.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bày mâm cúng giỗ ông bà tổ tiên chi tiết đầy đủ từ A-Z
Với cách trồng thủy canh bạn có thể trồng cây trong nhà bằng ánh sáng huỳnh quang đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 10-14 tiếng mỗi ngày.
Hãy giữ nhiệt độ mát mẻ cho cây phát triển vì. Vì thời tiết nóng dễ làm xà lách cụp lại, ra hoa có vị đắng khi ăn.
Độ pH phù hợp cho xà lách trồng thuỷ canh là 5.5 đến 6.5
Một số lưu ý quan trọng khi trồng xà lách thủy canh là đảm bảo dinh dưỡng có sự chuyển động để cung cấp đều dinh dưỡng. Thường xuyên tiến hành sục khí nếu có điều kiện để đảm bảo vừa tạo sự luân chuyển vừa cung cấp đủ khí cho phần rễ. Cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng thường xuyên để bù lại phần cây đã hút đi. Tránh nước mưa rơi vào thùng làm loãng dung dịch dinh dưỡng.
3. Hướng dẫn cách thu hoạch xà lách
Sau 35-40 ngày trồng, bạn có thể thu hoạch rau xà lách. Khi thu hoạch nên cắt lá bằng tay, cắt là từ gốc lên.
Phần đất trồng còn lại sau thu hoạch có thể tiến hành xử lý bằng vôi nông nghiệp phơi nắng khoảng 3 ngày và trộn thêm phân hữu cơ thì đã có thể sử dụng để trồng tiếp.
Nếu không sử dụng hết sau khi thu hoạch mẹo sau sẽ giúp bạn giữ được rau xà lách tươi ngon từ 1 đến 2 tuần. Rau xà lách thu hoạch cẩn thận, tránh dập, xước sau đó rửa sạch, để thật ráo nước. Xếp các lá xà lách lên miếng khăn giấy mỏng và cuốn lại nhẹ nhàng cho vào túi kín, đặt túi vào ngăn mát tủ lạnh.
>>>Đọc thêm:
- Bật mí 5 cách trồng hành lá tại nhà cực đơn giản
- Mách bạn cách trồng rau sạch tại nhà, ăn thả ga không lo độc hại
- Cách trồng rau muống và chăm sóc rau đơn giản tại nhà
4. Công dụng của rau xà lách
Rau xà lách có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:
- Hỗ trợ giảm cân, tăng cường trao đổi chất tốt cho người đang tập thể hình
- Giúp chống viêm
- Tốt cho não
- Giảm nguy cơ ung thư
- Tăng sức khỏe hệ tim mạch
- Tăng cường sức khỏe thị giác
- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
- Đẹp da và tóc
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau dạ dày
- Tốt cho cơ xương
- Nhiều công dụng tốt cho thai kỳ
- Làm giảm chứng mất ngủ
5. Cách chế biến xà lách đủ dinh dưỡng
Sau khi đã dày công chăm sóc và thu được sản phẩm như ý thì cách chế biến cũng là một khâu quan trọng. Bởi vì đây là khâu quyết định độ đảm bảo của các chất dinh dưỡng của nguyên liệu khi nạp vào cơ thể. Sau đây, chúng tôi xin mách nhỏ một số cách chế biến xà lách giữ được dinh dưỡng tốt nhất.
- Xà lách trộn: Đây là món ăn chế biến nhanh, lại có sự kêts hợp với nhiều rau củ thêm nhiều dinh dưỡng. Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm xà lách, cà chua, chanh, hành tây, gia vị. Xà lách và cà chua rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau khi phi hành tỏi và vớt ra ngoài, bạn chuẩn bị sốt với nước cốt chanh, dầu hào, nước mắm, muối, đường. Chờ sốt nguội thì bắt đầu trộn rau chờ ít phút để thấm đều gia vị và thưởng thức.
- Xà lách trộn thịt bò: Thịt bò phi lê, xà lách, rau thơm, cà chua, gia vị. Xà lách rửa sạch xé miếng vừa ăn, cà chua cắt nhỏ vừa ăn. Thịt bò ướp với ít gia vị dầu hào, dầu ăn, hạt nêm, tiêu, tỏi sau đó mang đi xào. Cho bò vừa xào trộn với xà lách với nước mắm và giấm táo. Thế là hoàn thành món ăn.
- Xà lách nấu canh tôm khô: Nguyên liệu gồm xà lách, tôm khô, gia vị. Xà lách rửa sạch cắt nhỏ. Tôm khô ngâm nước cho mềm sau đó mang đi nấu. Khi tôm ra chất ngọt thì nêm cho vừa ăn cho xà lách vào tắt bếp.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 11 nhà thuốc ở Bình Tân chất lượng và uy tín
Nguyên liệu đơn giản, chế biến nhanh chóng, dinh dưỡng đảm bảo, xà lách trở thành món ăn thật tuyệt vời cho bữa ăn dinh dưỡng.
Bài viết đã giới thiệu cho các bạn cách trồng xà lách tại nhà. Mỗi cách trồng có ưu nhược điểm riêng vì vậy tùy vào mục đích và điều kiện của mình bạn có thể tham khảo để tạo cho mình một vườn xà lách xanh tốt ngay tại nhà.