Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

Rate this post

Cách trồng bơ khá đa dạng, tùy theo khu vực đất canh tác và nhu cầu trồng mà biến tấu khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết cách trồng bơ cơ bản, đơn giản nhưng lại đảm bảo hiệu quả ra trái thơm, béo ngon thì hãy đọc ngay bài viết bên dưới nhé! Vua nệm sẽ tổng hợp tất tần tật các điều cần lưu ý khi trồng bơ cho các độc giả yêu quý.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

1. Bơ có mấy loại

Bơ là loại trái cây phổ biến, có thể dùng làm nguyên liệu cho cả món mặn lẫn món ngọt. Cũng như những loại trái cây khác, bơ sẽ có nhiều loại khác nhau và hương vị cũng không hoàn toàn giống nhau. Cùng điểm sơ qua một vài loại bơ được người Việt Nam yêu thích ngay bên dưới.

Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

Có khá nhiều chủng loại bơ khác nhau

  • Bơ sáp: Đây là loại bơ phổ biến hàng đầu ở Việt Nam, được trồng nhiều tại khu vực Đắk Lắk. Trái bơ sáp có ngoại hình tròn, không quá dài và cầm khá chắc tay. Khi chín, thịt bơ trở nên mềm dẻo, ngọt nhạt nên rất phù hợp chế biến làm món ngọt như bơ dầm, kem bơ.
  • Bơ Hass: Nếu bạn thích bơ có thịt chắc, thơm thì có thể chọn bơ Hass. Đây là loại bơ có vỏ dày cứng, màu xanh đậm khi còn non và chuyển sang màu tím khi chín hẳn. Giá bơ Hass cao hơn giá bơ sáp.
  • Bơ Booth: Bơ Booth có ưu điểm chín lâu, thời gian chín đến 1 tuần nên khó hư hỏng hơn các loại bơ khác. Thịt bơ có màu vàng đậm, thơm dẻo và quan trọng là ít hỏng nên khá được ưa chuộng.
  • Bơ dài: Bơ dài được trồng chủ yếu tại Lâm Đồng, có hạt khá bé hoặc không có hạt. Chiều dài bơ vượt trội so với các giống khác, thịt bơ có màu vàng dẻo, béo ngậy nên cũng được người Việt yêu thích.
  • Bơ Reed: Đây là loại bơ du nhập từ Mỹ, có kích thước trung bình tầm 3 quả/ 1 kg. Thịt loại bơ này ít béo, không có xơ nên khá phù hợp để ăn kiêng hoặc dành cho người có khẩu vị nhạt. Giá thành bơ Reed trên thị trường cũng không quá đắt như bơ Hass hay bơ Booth.
  • Bơ tứ quý: Giống bơ này mang hiệu quả kinh tế cao vì ra quả quanh năm, được trồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên. Trái bơ có hình dáng phình to ở đáy và thon dần về phần đầu. Vỏ bơ mỏng, trơn bóng và cơm bơ có màu vàng nhạt, hạt nhỏ.

Nếu bạn ít ăn bơ thì việc phân loại ắt sẽ gặp khó khăn, nhưng ai là tín đồ bơ thì sẽ cảm nhận được rõ ràng sự khác nhau về hương vị, chất thịt. Bạn thích loại bơ nào thì hãy cùng để lại bình luận bên dưới nhé.

2. Hướng dẫn cách trồng bơ

Bơ được xem là một trong những loài cây trồng cho năng suất cao, nhưng muốn cây bơ cho quả thơm ngon chất lượng thì cần phải có kỹ thuật trồng đúng cách. 

Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

Cách trồng bơ khá đơn giản

2.1 Đất trồng

Bơ không kén chọn loại đất sinh trưởng nhưng loại đất phù hợp nhất để trồng bơ là đất đỏ bazan. Khu vực đất trồng bơ cần có khả năng thoát nước nên vị trí trồng bơ thích hợp là vùng đất Tây Nguyên hoặc Tây Nam Bộ. 

Đất trồng bơ cần có độ pH trong khoảng từ 5 đến 7, lượng mưa hằng năm đạt 1200 đến tối đa 1500mm và nhiệt độ phù hợp nhất là 15 đến 25 độ C.

2.2 Giống bơ

Bơ là cây được trồng từ hạt nên thường có tình trạng phân ly lớn trên tính trạng cũng như chất lượng trái. Nếu bạn muốn cây có khả năng chống chịu tốt trước sự tấn công của sâu bệnh thì nên trồng cây cấy ghép, mang lại chất lượng và năng suất cao hơn.

Hiện nay, hai giống bơ phổ biến, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao là bơ Booth và bơ Hass.

2.3 Cách trồng bơ

Khoảng cách khi trồng bơ cũng vô cùng quan trọng. Nếu bơ trồng thuần, bạn nên trồng các cây cách nhau 9 x 6 mét. Nếu khu vực có gió, trồng xen để chắn gió thì khoảng cách tầm 9 x 9 mét là phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Tòa Thánh Tây Ninh: Thông tin từ A – Z công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới

Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng
Cần chú ý khoảng cách các cây bơ để đảm bảo vườn phát triển đều

Các hố đào dùng để gieo gốc bơ nên có kích thước 60 x 60 x 60 cm. Bên dưới hố, bạn cần bón phân chuồng từ 15 đến 20 kg. Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm 0,6kg phân lân và rải thêm nửa ký vôi diệt khuẩn.

Quy trình hạ cây là rạch vòng trong túi, cắt bỏ phần rễ mọc dài. Tiếp đó, rạch một đường khoảng 10cm từ đáy lên. Bầu cây nên được đặt thấp hơn mặt đất 5cm, lấp đất một nửa bầu cây sau đó rút túi nilon rồi tiến hành nén đất xung quanh.

2.4 Phân bón

Bạn bón phân tùy theo độ tuổi của cây. Cây bơ non chỉ nên bón 4 đến 6 lần, chú ý thời điểm bắt đầu thu hoạch trái cần bổ sung phân bón ổn định, dồi dào dinh dưỡng. Ở thời điểm này, cây cần khá nhiều kali để sinh trưởng. 

Ở giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu và chế độ dinh dưỡng của bơ khá đặc thù nên bạn cần cân đối lượng phân bón hợp lý. Để cây sinh trưởng tốt nhất, bạn nên bổ sung phân bón như Alpha super hoặc Atonic, phân bón hữu cơ…

2.5 Tỉa cành và tạo tán cho cây bơ

Việc tỉa cành đóng vai trò quan trọng đối với năng suất bơ. Bạn cần tạo cho cây bơ tán cân đối giúp hạn chế sâu bệnh. Những cành không cho trái, cành bị khuất nắng nên được loại bỏ để giúp cây bơ khỏe mạnh, tập trung phát triển cho các cành có trái.

Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

Tỉa cành và tạo tán cho cây bơ là điều quan trọng trong cách trồng bơ

Từ năm thứ 2, bạn cần bắt đầu quy trình tạo tán cho cây. Cây bơ cần 1 thân chính, cành cấp 1 là các cành mọc cách mặt đất 80cm. Tỉa cành sao cho tán đều có dáng mâm xôi để mọi cành đều được hấp thu đủ ánh sáng.

Từ lúc cây bắt đầu trưởng thành, bạn nên thường xuyên tỉa cành cho cây. Quy trình tỉa cành bao gồm cắt bỏ chồi vượt và loại bỏ các cành mọc sát đất. Thời điểm tỉa cành tốt nhất là trước khi ra hoa 3 tháng và sau khi thu hoạch quả.

2.6 Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh phổ biến thường gặp trên cây bơ là sâu ăn lá, sâu đục cành, sâu đục thân hay sâu cuốn lá… Ngoài ra còn có bọ cánh cứng, rầy mềm, bọ xít, rệp sáp gây hại rễ, mục rễ, khô ngọn và cành, đốm lá, mủ cây, ghẻ trái… 

Bạn nên thường xuyên chú ý, quan sát vườn bơ của mình để phát hiện sâu bệnh sớm nhất, từ đó sử dụng các loại thuốc phù hợp để khắc phục. Thời điểm phun thuốc phòng sâu bệnh phù hợp nhất là đầu và cuối mùa mưa hoặc khi cây ra đọt non. Các hoạt chất nên sử dụng là Permethrin, Thiamethoxam…

2.7 Cách thu hoạch và bảo quản bơ

Thời điểm thu hoạch bơ thường rơi vào tháng 8 và tháng 9, nhưng cũng tùy loại bơ mà thời điểm thu hoạch có thể sớm hoặc muộn hơn. Sau khi ra hoa, cây thường cho trái sau 6 đến 7 tháng. 

Hướng dẫn cách trồng bơ đảm bảo ra quả thơm ngon, không bị sượng

>>>>>Xem thêm: Sinh năm 1981 mệnh gì? Tuổi Tân Dậu hợp màu gì? Kỵ màu gì? Sự nghiệp, tính cách và tình duyên

Bơ có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cách trồng bơ cực kỳ hữu ích

Đến gần lúc thu hoạch, bơ chuyển màu vỏ sang tím, bề mặt vỏ sẽ bao phủ bởi một lớp phấn trắng. Bạn nên thu hoạch bơ bằng cách cắt cả cuống, kết hợp với người đứng dưới căng lưới tránh việc bơ bị dập nát khi rơi xuống đất.

  • Cẩm nang hướng dẫn cách trồng sầu riêng từ A đến Z mới nhất 2022
  • Cách trồng hoa hồng đẹp, đúng cách, cho ra nhiều hoa nhất

Lời kết

Trên đây là cẩm nang hướng dẫn cách trồng bơ bao gồm các điều kiện đất đai, thời tiết, chăm sóc và thu hoạch. Bơ có hương vị thơm ngon, gieo trồng trong một năm là đã có thể kết trái nên rất phù hợp để trồng thương mại hoặc phục vụ nhu cầu gia đình. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *