Cúng Thần Tài là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Tùy vào từng dịp cũng như điều kiện mỗi gia đình mà mâm cúng Thần Tài có thể đơn giản hoặc long trọng. Nhưng bận rộn đến mấy thì ai cũng cố gắng chuẩn bị một mâm cúng thật đầy đủ vào ngày Via Thần để cầu may cho cả năm.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mồng 10 (vía Thần Tài) chi tiết
Trong bài viết này, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm hiểu chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài để có được một lễ cùng thật chu đáo, rước tài lộc vào nhà.
Contents
1. Nguồn gốc lễ cúng thần tài ngày mồng 10
Thần Tài, hay còn được gọi là Tài Bạch Tinh Quân/Công Nguyên Sóai, được xem là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam. Thần Tài mang đến nhiều may mắn về đường tài lộc cho gia chủ, đặc biệt là những gia đình sở hữu công việc kinh doanh riêng, giúp họ gặp nhiều thuận lợi, làm ăn phát đạt, tiền bạc dồi dào.
Về việc cúng bái, người Việt Nam thường cúng ông Thần Tài hàng tuần hoặc hàng tháng. Trong đó, ngày mồng 10 tháng Giêng Âm Lịch được coi là ngày cúng quan trọng và lớn nhất năm. Trong ngày này, các gia đình kinh doanh, xí nghiệp, cửa hàng, cơ sở buôn bán sẽ cùng lớn và chọn làm ngày khai trương để cầu chúc công việc làm ăn được thuận lợi suốt năm.
Bên cạnh tổ chức nhảy lân lấy may thì việc đốt vàng mã cũng khá phổ biến với ý nghĩa cầu mong tiền vào như nước, có của ăn, của để.
2. Tại sao cần phải thờ cúng ông Thần Tài?
Vía Thần Tài là một ngày lễ vô cùng quan trong trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt, được tổ chức vào mùng 10 âm lịch hàng năm. Bên cạnh các gia đình thì người làm kinh doanh, buôn bán cũng cực kỳ coi trọng ngày này để cầu mua may bán đắt trong cả năm.
Theo quan niệm của ông cha, đây là ngày để con người bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vị thần Tài đã phù hộ cho gia đình trong 1 năm qua. Bên cạnh đó, đây còn là dịp tuyệt vời để đổi vía, lấy vía ông Tài nhằm thu hút tài lộc cho các thành viên trong gia đình và cầu ước sự sung túc, thịnh vượng cho cả năm.
Chính vì vậy, mà vào ngày này, các tiệm vàng luôn chật kín người đến mua. Gia đình có điều kiện thì mua vàng cây, nhà bình thường mua vàng chỉ. Dù ít hay nhiều thì đều nhận được vía tốt trong ngày Vía Thần Tài.
Sở dĩ thờ cúng ông Tài giúp đem tới tài lộc cho gia đình là vì ông là vị thần cài quản tiền bạc, ngân khố. Ngoài ra, thần Tài cũng hỗ trợ công danh sự nghiệp phát triển, đặc biệt là đối với người ra làm ăn riêng. Chính những ý nghĩa này mà tục thờ cúng ông Tài trở thành một điều không thiếu trong văn hóa người Việt.
3. Ngày vía thần tài là ngày nào?
Ngày vía Thần Tài diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong Thần Tài nhận lễ, phù hỗ cho công việc kinh doanh phát đạt, tài lộc dồi dào.
Theo các chuyên gia phong thủy, thời điểm tốt nhất để cúng thần Thài là từ 5 – 7 giờ sáng hoặc 11 giờ – 13 giờ trưa. Bên cạnh mâm cùng thần Tài long trọng, đầy đủ thì việc lau chùi bàn thờ sạch sẽ, cẩn thận là 1 điều không thể thiếu.
4. Mâm cúng thần tài gồm những gì?
Đối với những ngày bình thường, việc chuẩn bị mâm cúng Thần Tài đơn giản hơn với các loại trái cây như xoài, đu đủ, dứa, hồng, chuối, bưởi, táo, lựu,… Bên cạnh đó còn có các loại thực phẩm khác như kẹo, bánh, nước lã, thuốc lá,..
Đối với mâm cúng thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng, việc chuẩn bị có phần cầu kỳ hơn. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà những lễ vật cúng cho Thần có sự cầu kỳ khác nhau. Nhưng điều quan trọng vẫn là lòng thành cũng như cách tổ chức buổi cúng sao cho thật chuẩn và trang nghiêm. Dưới đây là những phẩm vật dâng ông địa cần có:
- Đèn sáp
- 3 ly rượu
- 3 ly nước
- Xôi đậu xanh
- Gạo tẻ
- Vàng mã
- Cá lóc nướng/heo quay
- Thuốc lá
- Bộ tam sên: Gồm thịt heo, 3 quả trứng luộc , 3 con tôm đã được luộc chín
- Hương thắp
- Tiền lẻ
- 1 đĩa bánh kẹo
- Trầu cau (1 quả cau hoặc 1 quả trầu)
- Muối hạt trắng, sạch
- Hoa quả (5 loại quả khác nhau, nhiều màu sắc)
- Bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc vàng,…)
Tìm hiểu thêm: Gợi ý lựa chọn nhẫn phong thuỷ nữ theo mệnh
Đối với mâm cúng ông địa ngày rằm, bạn chỉ cần chuẩn bị thật đơn giản với các món đồ sau:
- Hương đèn
- Hoa tươi
- Trái cây
- Trà hoặc nước
- Vàng mã, tiền giấy
- Khơi cau trầu
- Gà luộc (không bắt buộc)
- Rượu (không bắt buộc)
Nhìn chung mâm cúng Thần Tài không phải cứ linh đình là sẽ được thần linh chứng giám, quan trọng nhất vẫn là sự thành kính, thành tâm của gia chủ.
5. Văn Khấn Thần Tài Thổ Địa
Đây là nội dung bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa ngắn gọn, dễ nhớ để các gia đình sử dụng khi tổ chức cúng thần Tài:
“Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Con Kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con Kính lạy Thần Tài, các ngài Thần Linh, Thần tài vị tiền, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ (chúng) con là:
Ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay là ngày …, tháng …, năm xxx
Chúng con thành tâm sửa biện, cúng dâng hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả và các thứ, kính dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, để chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ con an ninh khang thái, sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt đẹp, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Kính dâng mâm lễ bạc tâm thành trước án, chứng cho chúng con, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại 3 lần)”
6. Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ bàn thờ thần tài tại nhà
Cúng thần Tài là 1 nghi lễ không thể thiếu đối với các gia đình Việt, đặc biệt là những gia chủ làm ăn kinh doanh để cầu thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. Cùng “bỏ túi” một số lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ bàn thờ thần Tài tại nhà:
- Về vị trí đặt ông Tài Thần, gia chủ nên ở vị trí bên trái bàn thờ, bên phải là ông Địa.
- Thay nước uống, nước trong lọ hoa và trưng trái cây tươi, tuyệt đối không tiết kiệm bằng cách dùng trái cây nhựa.
- Tuyệt đối không để các con vật nuôi trong nhà đến gần bàn thờ Thần Tài quậy phá và làm ô uế.
- Khi cúng xong, gạo muối sẽ cất đi để thu hút tài lộc vào ngôi nhà, không nên hất ra đường.
- Vệ sinh bàn thờ, tắm rửa cho tượng ông Thần Tài với nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Gia chủ sử dụng khăn tắm, khăn lau riêng, không sử dụng chung với các mục đích khác.
- Khi đốt giấy tiền vàng mã, bạn nên đốt trước cửa nhà. Rượu và nước cúng nên đứng từ bên ngoài nhà tưới vào.
- Bộ tam sên, bánh trái sau khi cúng xong cht nênchia trong nhà dùng, không được chia cho người ngoài.
7. Sự khác nhau giữa Thần Tài và ông Địa?
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa 12 con số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip
Không khó để nhận ra sự khác biệt giữa Thần Tài và Ông Địa. Về hình dạng, ông Tài xuất hiện với hình tượng một vị thần râu dài, người mặc áo gấm nạm ngọc ngà, trên tay cầm thỏi vàng đặt phía trên bụng. Còn ông Địa thường xuất hiện với hình tượng ông lão cười phúc hậu, bụng phệ, trên tay phe phẩy chiếc quạt nan.
Thần Tài chịu trách nhiệm trong coi tiền bạc, đem lại tài lộc cho gia chủ, trong khi Thổ Công (ông Địa) chịu trách nhiệm canh giữ, bảo vệ đất đai, nhà cửa. Hy vọng những thông tin Bloggiamgia.edu.vn chia sẻ, bạn đã biết cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài đầy đủ và chuẩn xác để thu hút thêm nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình.